30 thg 5, 2009

Về là cờ đỏ sao vàng

Tử huyệt của ĐCSVN chính là dùng lá cờ của tỉnh Phúc Kiến (1933) bên Trung Quốc làm lá cờ nước, bằng chứng: Trong tài liệu của http://www.worldstatesmen.org/China.html , qúy vị nên chú ý lá cờ của VC vào 29 tháng 9 năm 1945 là lá cờ đỏ ngôi sao vàng, với cánh sao cong bầu ra chớ không phải là đường thẳng, được ghi vào khoảng giữa trang như sau: {{ ghi chú: lá cờ đỏ sao vàng này đã bị lấy ra sau khi Worldstatemen.org bị VC khiếu nại, bây giờ chỉ còn để lại hàng chữ: Chairman of the People’s Government (at Fuzhou) 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 Li Jishen (*) (b. 1884 – d. 1959) }} img (lá cờ của tỉnh Phúc Kiến (TQ), bị gỡ ra trong trang web www.worldstatesmen.org/China.html này ít ra từ 2005) {{Chairman of the People’s Government (at Fuzhou) 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 Li Jishen (*) (b. 1884 – d. 1959)}} Khi bạn vào trang nhà của http://worldstatemen.org, bạn sẽ nhận thấy sự khả tín của trang nhà này với nhiều tài liệu lịch sử về tất cả các lá cờ trên toàn thế giới. Vào thời gian chỉ có 2 tháng, từ 21/11/1933 đến 21/1/1934, ông Li Jishen làm chủ tịch của thủ phủ Phúc Châu (Fuzhou) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian). Đây là tài liệu lịch sử có ghi chú (b. 1884 – d.1959) và ông Li Jishen là một nhân chứng lịch sử. Ngoài ra, qúy vị có thể tham khảo bộ phim “Trường Chinh” 24 tập của Trung Cộng do đạo diễn Kim Thao, với Đường Quốc Cường thủ vai Mao Trạch Đông đánh với quân đội của Tưởng Giới Thạch, nếu bạn để ý một chút sẽ thấy cảnh Hồng Quân Trung Cộng phất cờ đỏ sao vàng mập trong các trận đánh. Phim này được chiếu trên đài truyền hình VTV3 tại Việt Nam. Phân tích, chúng ta thấy có thể có 2 trường hợp xảy ra: 1) Mao Trạch Đông đã có dã tâm xem VN như là một chư hầu, nên gạt lãnh đạo thời đó lấy lá cờ của tỉnh Phúc Kiến làm cờ nước, hoặc lãnh đạo thời đó đã tình nguyện làm quân khuyễn mã cho Trung Cộng. Qua trường hợp 1 này, chúng ta thấy sự việc rất hữu lý vì cái quan niệm Đại Hán của người Tàu, lúc nào cũng xem VN như một chư hầu, trong suốt chiều dài lịch sử đô hộ ngàn năm. Chúng ta hãy nhìn xem lá cờ Trung Cộng phía dưới. Sao lớn có thể tượng trưng cho chính sách Đại Hán và VN chính là 1 trong những ngôi sao nhỏ đó. Trường hợp 1 này rất hữu lý, nó nói lên tính cách làm tay sai, làm chư hầu, làm quân khuyễn mã của nhà cầm quyền Viêt Nam thời đó, trong đó có ông Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9, 1945 sau khi tuyên bố độc lập, đã đưa ra lá cờ đỏ sao vàng làm lá cờ nước. Toàn dân nếu biết được điều này thì đây chính là tử huyệt của Đảng CSVN, vì nhà cầm quyền thời đó là tiền thân của ĐCSVN trong hiện tại. 2) Lãnh đạo thời đó tự chọn lá cờ đỏ sao vàng, trường hợp 2 khó mà đứng vững. Tại sao tự nhiên có nền đỏ sao vàng ??? Cái ý kiến này đã từ đâu mà ra ??? Trong khi đó, lịch sử Việt Nam từ ngàn xưa đã nói đến lá cờ vàng qua 2 câu thơ truyền miệng có từ thời 2 bà Trưng: - Đầu voi phất nhọn cờ vàng, - Chị em nương tử thay quyền tướng quân. Nhà cầm quyền thời đó, có lẽ đã không biết chủ tâm qúa nham hiểm của Trung Cộng. Có nghĩa là sau khi VC trương lá cờ đỏ sao vàng vào năm 1945, thì 5 năm sau, 1949, TC đổi lại lá cờ nước của họ thành lá cờ có 4 ngôi sao vàng và 1 ngôi sao lớn tượng trưng cho Đại Hán. Thế là lá cờ đỏ sao vàng trở thành lá cờ của 1 trong 4 chư hầu. Thêm một bằng chứng nữa là sau này, có lẽ vì nhiều người biết được sự thật là lá cờ của tỉnh Phúc Kiến, nên vào ngày 30 tháng 11 năm 1955, VC cho đổi lá cờ nước thành lá cờ hơi khác là những đường cong bầu, trở thành những đường thẳng, như được ghi lại trang trang nhà của http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html như sau: img 29 Sep 1945 – 30 Nov 1955 North Vietnam Adopted 30 Nov 1955; (flag of North only to 2 Jul 1976) Kết luận: Tất cả mọi người Việt Nam dù là theo chủ nghĩa cộng sản hay không cộng sản cần loại bỏ biểu tượng lá cờ máu này. Nó phát sinh từ tỉnh Phúc Kiến, hãy gởi nó trả về cho Trung Cộng. Biểu tượng này vô cùng nhục nhã cho đất nước VN, vì nó là một phần nhỏ trong lá cờ của Trung Cộng. Chấp nhận nó chẳng khác nào chấp nhận làm thân khuyễn mã cho Trung Cộng. Hãy kiên quyết và dứt khoát đấu tranh đòi cho được việc thay đổi lá cờ máu này. Ngày 19 tháng 11 năm 2005 Mylinhng@aol.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó http://vn1info.com/mylinhng.htm

29 thg 5, 2009

MÓN ĂN " CỨC LỢN " CỦA DƯƠNG THU HƯƠNG

Vài suy nghĩ về “Món Ăn Chân Lý” của Dương thu Hương

* GS Xuân Vũ Trần Đình Ngọc

Hơn chục năm trước, tôi thích “Những thiên đường mù” của Nhà văn Dương thu Hương mặc dù có nhiều điều trong cuốn sách mỏng đó tôi không đồng ý.

Kiếm người nhìn ra cái sai của Cộng sản hơi hiếm lúc đó nên tôi bằng lòng với cuốn sách.

Ngày nay, tuổi đã cao, tôi không có thì giờ để đọc nhiều, vả lại nếu có giờ thì “Đỉnh cao chói lọi” hoặc “Món ăn chân lý” (MACL) không phải là thứ tôi muốn đọc bởi tác giả Dương thu Hương đã có lập trường quay hẳn 180 độ đối với “Những thiên đường mù”. Nói như thế không có nghĩa người nào giống ta là bạn ta, khác ta là thù của ta mà là chọn bài, chọn sách mà đọc. Tác giả nào không biết đúng sai, phải quấy (theo lẽ thường của nhân sinh) thì đọc làm chi cho phí giờ và sức khoẻ?

Tình cờ tôi thấy Hoa Tự Do đăng MACL, tôi nhận được đã lâu, bỏ đó, nghĩ rằng lập luận của tác giả thường một chiều, chẳng phí thì giờ mà đọc. Nay có mấy người bạn cứ réo điện thoại hối viết đi, viết một tí đi chứ nghe DTH nói sai tức lắm nên tôi phải viết mươi hàng.

Trước hết, sự xưng hô là quan trọng. Khi tác giả Dương thu Hương mới được sinh ra thì tôi đã là một thiếu niên biết chơi đàn banjo, khẩu cầm, mandoline, cùng đội Văn công đi khắp các vùng của đất nước tuyên truyền cho kháng chiến chống Pháp mà ông Hồ chí Minh là Chủ tịch chính phủ Liên Hiệp lúc bấy giờ, ông Nguyễn hải Thần làm Phó chủ tịch, Nhà văn Nhất Linh BT Ngoại giao...

Dù chưa đến tuổi đi bộ đội, tôi cũng đã là liên lạc viên tại Hải Phòng khi quân dân Việt hè nhau đánh Pháp. Chúng tôi đã lẩn lút trong các nhà xuyên tường (đập thủng tường), các người lớn như bố tôi, anh tôi và các bạn thì dùng vũ khí của Tây giết Tây. Tôi chưa được phép bắn súng thì lẩn lút như con chuột đưa tin liên lạc và tiếp thức ăn cho mọi người. Sau đó chúng tôi rút khỏi Hải Phòng theo đúng lệnh lạc từ Bộ chỉ huy.

Ra hậu phương, tôi cũng đã được cấp chỉ huy của Việt Minh huấn luyện cấp tốc ba tháng để chiến đấu ngoài mặt trận như bắn súng, ném lựu đạn, bò dưới hoả lực, công đồn, đả viện v.v... cùng với lý thuyết Cộng sản. Chúng tôi thi mãn khoá, tôi đã là 1 trong 10 người đậu đầu được thưởng hai cuốn sách viết về Mác-Lê-nin và chủ nghĩa đại đồng thế giới. Cùng với hai cuốn sách này là 1 áo trấn thủ, 1 mũ cói, vài cuốn tập để ghi chép và 1 cái bút chì.

Khi ông Hồ từ Hà Nội xuống Cảng hiệu triệu dân chúng Cảng vài ngày sau 19-8-1945, hai bố con tôi có đi dự buổi mít tinh cả nửa triệu người này ngay mặt tiền Nhà hát lớn Hải Phòng. Bố tôi đã bảo tôi mà tôi nhớ mãi:

- Bây giờ hoan hô ông Hồ cho lắm sau này sẽ đả đảo ông ta nhiều.

- Hồ là người gian xảo, quỉ quyệt, giết người như ngoé (sau vụ giết Nguyễn văn Mão tại Hải Phòng), mặt chuột, đôi mắt gian hùng, thầy tôi coi tướng Hồ và tiên đoán.

- Hồ có thể sẽ bán nước cho ngoại bang. Thầy tôi bảo tôi chớ đi theo Hồ mà ôm hận.

Và tất cả những lời bố tôi nói năm xưa nay đã thành sự thực. Khi tôi nghe bố tôi nói, tôi biết bố tôi biết nhiều nhưng cái tâm hồn yêu nước trong tôi cứ giục giã tôi phải đi làm một cái gì cho đất nước.

Bố tôi khi đó đã hoạt động trong VN quốc dân đảng, ông có sang Tàu và Nhật trong phong trào Đông Du của các cụ Phan bội Châu và Phan chu Trinh, vì vậy bố tôi rất am tường về đảng Việt Minh và ông Hồ chí Minh. Bố tôi cũng đã bị Việt Minh giam giữ mấy lần rồi thả.

Sở dĩ phải dài dòng như vậy là để tác giả Dương thu Hương (DTH) thấy rằng những lập luận sau đây có cơ sở chứ không phải là hồ đồ.

Với thì giờ hạn hẹp, tôi không muốn đi sâu vào bài viết của chị DTH mà chỉ nêu ra mấy điều sai lầm của chị.

1- Chị viết rằng:”Ông Hồ là người sáng suốt nhìn ra cái tai hại của cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn từ đầu thập niên 60 trong khi cả hai miền Nam-Bắc đều hăng hái tham gia cuộc chiến. Ông cũng là người sáng suốt nhất giữa tám người cầm quyền VN cùng thời đại. Trong khi các đồng chí miền Bắc say sưa nuôi mộng đánh con hổ giấy Mỹ, cắm ngọn cờ hồng lên khắp hành tinh và đám người phương Nam không kém phần bạo liệt...”

Chị DTH! Chị đã sai từ căn bản bởi chị không nghiên cứu tài liệu, cũng chẳng mở mắt nhìn năm châu bốn biển xu thế toàn cầu diễn biến nên chị ăn ốc nói mò. Luận điệu này không phải chị có ngày nay nhưng từ hồi chị viết “Những thiên đường mù” đã có, và lúc nào đề cập đến chiến tranh VN chị cũng một luận điệu đó.

1-a Việt gian Cộng sản (vgcs) do giặc Hồ cầm đầu đã xé nát tất cả các Hiệp định 1954, phân định ranh giới đã được quốc tế đứng trung gian chia cho VNCH quản trị từ vĩ tuyến 17 ra tới Phú quốc, Hoàng, Trường Sa, Côn lôn v.v... Hiệp định hoà bình 1973 vgcs đã ký cũng bị xé nát, Hồ xua quân cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.

Khi giặc Hồ có CS quốc tế yểm trợ hết mình đem quân vào đánh thì bắt buộc miền Nam phải tự vệ. Miền Nam sức yếu không chống chõi nổi với Cộng sản quốc tế thì phải nhờ sự giúp sức của người đồng minh là Hoa Kỳ, đứng đầu thế giới tự do. Miền Nam chưa bao giờ kéo quân ra Bắc xâm lăng. Tôi nhắc lại: miền Nam chỉ tự vệ, chính miền Bắc mới xâm lăng miền Nam theo lệnh Hồ tặc.

Thiển nghĩ chỉ một điều sai lầm căn bản này, những lập luận của chị tự đó về sau đều trở nên vô giá trị. Nếu chị đã biết điều đó mà cứ viết thì chị không phải là con người honnête (chữ của chị) như chị mong ở những người khác.

1-b Nhân cái từ honnête này của chị, xin hỏi chị một câu: Trong tiểu thuyết chị viết, tôi không nhớ rõ cuốn nào hình như là “Bên kia bờ ảo vọng”: “Những người lính VNCH khi bắt được nữ cán bộ CS thì hiếp dâm, hiếp chán chúng lấy lưỡi lê xẻo vú và đâm nát cửa mình”

Chị DTH! Chị ăn gian nói dối một cách khiếp đảm như thế mà chị lại yêu cầu người khác phải honnête ư? Ấy là chị sùng đạo Phật, đạo Phật coi nói dối cũng trọng tội như tà dâm; nếu không, chắc chị còn phịa ra những điều ghê gớm hơn nữa. Chị có nhớ ông bà ta ngoài Bắc khi xưa gọi những hạng người vừa đánh trống vừa ăn cướp là gì không? Các cụ chỉ bảo “gái đĩ già mồm”! Một câu đó là đủ!

1-c Chính ông Hồ vội vã tuyên chiến với Pháp ngày 26-12-1946 vì ông ta rất cần chiến tranh để bần cùng hoá nhân dân, bần cùng hoá nhân dân đi song song với đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp để tiêu diệt hết tư bản, tiểu tư sản, địa chủ, phú nông đặng cướp hết ruộng đất của nông dân gom về cho đảng CS.

1-d Nếu ông Hồ không làm một cuộc chiến tranh với Pháp thì sau đó, theo xu hướng chính trị quốc tế, vào năm 1949, Tổng Thống Pháp Vincent Auriole ký Sắc lệnh trao trả Độc Lập cho ba nước Việt-Mên-Lào nhưng TT Pháp chỉ trao trả quyền hành cho Quốc trưởng Bảo Đại, nguyên là Hoàng đế VN trào nhà Nguyễn, chứ không biết đến ông Hồ là ai. Chính vì điểm này mà ông Hồ sợ hổng giò hổng cẳng nên đã phải tuyên chiến với Pháp, gây ra một cuộc chiến tranh suốt 9 năm, hàng triệu người chết, hàng triệu người bị thương, hàng triệu nóc gia bị phá huỷ hay cháy, hàng triệu mẫu ruộng bị bỏ hoang, nhân dân VN xuống đến tột cùng của sự đói nghèo, tang tóc và đau khổ.

Xin chị DTH hãy nhìn vào bảng này để biết VN có cần gây chiến với Pháp không?

- Malaysia không phải đánh nhau, không tốn một giọt máu, một viên đạn, được Anh trả độc lập năm 1957.

- nước Phi, người Mỹ trả độc lập năm 1946;

- Syria và Liban, người Pháp trả độc lập năm 1946.

- Ấn (chính sách bất bạo động của thánh Gandhi), Pakistan, người Anh trả độc lập năm 1947.

- Miến (Myanmar), Sri Lanka, Palestine đều thuộc Anh, người Anh trả độc lập năm 1948.

- Indonesia do Hà lan trả độc lập năm 1949.

- Nhiều nước ở châu Phi, Mỹ-Latinh cũng đều như vậy.

- 1989-1991 Đế quốc Liên Sô tan rã, 22 QG bỏ chủ nghĩa CS.

Đông Âu: Ba lan, Hung, Tiệp, Đông Đức, Albanie, Bulgarie, Roumanie và 15 nước thuộc Liên bang Sô Viết.

Tóm lại, vì ông Hồ hám quyền, hám chức, chỉ nghĩ đến ông ta và đảng của ông ta, xung phong làm tên lính xung kích trung thành liếm trôn CS quốc tế, Hồ hiếu chiến, hiếu sát vì coi rẻ sinh mạng đồng bào miễn là được lòng quan thầy Nga-Tàu để Nga-Tàu ban quyền chức và chống lưng cho Hồ nên nước VN đã tan nát như ngày nay với trên 10 triệu người VN nằm xuống (từ 1930 cho đến nay) cho tham vọng của Hồ, bè lũ tay sai Đồng, Chinh, Duẩn, Giáp, Mười, Anh, Kiệt, Triết, Mạnh, Dũng, Phiêu... và đế quốc CS. Người VN, những gia đình có người chết oan, và cả toàn dân nguyền rủa Hồ tặc và bọn Việt gian thủ hạ đời đời kiếp kiếp! Hồ và bọn thủ hạ Việt gian sẽ mang tiếng xấu muôn đời:

Trăm năm bia đá cũng mòn,

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!

(Ca dao)

2- Đây là lời của chị:

Cuốn Au Zénith - Đỉnh cao chói lọi - ra đời. Tôi bị ném đá không phải từ hai phía mà từ ba phía. Tôi không sửng sốt nhưng cũng có đôi chút kinh ngạc vì trước khi cuốn sách được in, tôi dự tính chỉ có hai mũi tấn công: cộng sản (chính quyền Hà Nội) và chống cộng (những người di tản chủ yếu ở Mỹ, Úc châu và Âu châu). Cánh quân thứ ba là những người có văn hóa nhất, ôn hòa nhất và công tâm mà nói, ít bị khống chế nhất bởi các định kiến hay những tin tưởng mù lòa, ấy là bộ phận không dự báo trước. Bài viết này là để trả lời họ. Tuy nhiên, trước khi trả lời họ, tôi sẽ có ít dòng gửi chính quyền Hà Nội và những người chống cộng. Hai đám đông thù nghịch mà một bên hăm dọa sẽ thủ tiêu bản thân tôi cũng như đám con cháu tôi, chửi rủa tôi là bán rẻ lương tâm để thỏa mãn lòng kiêu ngạo, là từ nay nên bẻ bút ngậm miệng vì xúc phạm thần tượng dân tộc là tội ác… Tóm lại là lời lẽ của Hà Nội dưới các kiểu diễn đạt của đám Công an mạng. Và bên kia, các vị chống cộng nòi quen thói gọi Hồ Chí Minh là “chó già Hồ” là “dê già Hồ” là “thằng sát nhân”, họ kết tội tôi là “nâng bi lãnh tụ” là “luật sư cho quỷ – avocat du diable”…

2-1 Ngay đoạn đầu này chị đã đánh hoả mù để người Quốc gia chúng tôi tin là chị không bị Hà Nội lợi dụng hay là tay sai của Hà Nội. Chị chửi Hà Nội, lại còn bảo Hà Nội là ngu sao không lên tiếng bênh vực cho lãnh tụ của họ.

Chị DTH, tôi thiển nghĩ chỉ có chị là kém tắm (tiếng lóng Hà Nội là chậm hiểu, ngu đần) chứ Hà Nội không có ngu đâu. Hà Nội kích động cho chị viết được “Đỉnh cao chói lọi” để chạy tội cho Hồ thì đâu phải họ ngu? Chính chị nhận công tác, cho dù là không đi, viết chạy tội cho Hồ mới là ngu bởi chỉ có chị và những đảng viên ngoan cố đứng với Hồ một bên, còn bên kia là toàn dân Việt!

Hà Nội có thể bằng toàn dân Việt Nam không? Toàn dân Việt Nam nay 85 triệu người như một xác quyết rằng Hồ là tên bán nước (nhìn Hoàng Sa, Trường Sa, bauxite Tây Nguyên thấy ngay) thì 100 triệu cuốn Au Zénith của chị cũng chỉ là trò cười cho quốc tế và những người Việt yêu nước.

Một tên 21 tuổi chưa học xong tiểu học, làm bồi tầu L’Admiral Treville-La Touche sang Pháp, xin với Toàn quyền Pháp để được học trường thuộc địa ra làm quan cho Pháp, Pháp từ chối thì quay qua làm đầy tớ cho Nga, ăn lương Moscow nhiều năm, về nước nịnh từ thằng cố vấn Trung cộng La quý Ba...mà chị dám bảo là thần tượng của dân tộc. Đầu óc chị thật quá kém cỏi, hay quá khôi hài, những người từ trước đọc Thiên đường mù của chị (trong đó có tôi) rất thất vọng vì không ngờ chị càng viết càng sai, đầu óc chị càng ngày càng đặc sệt lại như cái bình vôi của cụ Phan Khôi.

2-2 Vụ cụ Phan bội Châu bị Hồ bán đứng là có thật mà chị không đọc nên không biết. Chính trong Đảng sử của vgcs có viết và tự biện hộ rằng vì “bác” cần tiền để tổ chức thanh niên CS quốc tế nên phải làm như thế, làm vì đại nghĩa thì có chi là tội? Nếu chị thấy Hà Nội câm trong vấn đề này nghĩa là họ đã thú nhận một sự thực rồi, không phải họ ngu như chị tưởng đâu! Xưa nay mồm loa mép giải là họ chứ không phải Việt Nam Cộng Hoà.

2-3 Chị luôn luôn dị ứng với những người chống Cộng.

Chị gọi họ là “chống Cộng có nòi” hay những kẻ cực đoan, “ông chánh tổng”. Chị có biết vì sao mà họ chống không? Nên nhớ rằng có một người viết thì có 1,000 người không viết mà chỉ chống âm thầm. Nhìn đất nước tan tành, giặc Tàu đưa hàng chục ngàn rồi hàng triệu người sang đồng hoá, không chống vgcs mới là điên, là phản quốc; viết nâng bi một tên bán nước đệ nhất tội đồ của dân tộc như chị mới là xuẩn, là bị bệnh tâm thần, là chôn danh dự xuống bùn đen. Một người bạn bảo tôi, viết cuốn “Đỉnh cao chói lọi” này chị đã bán danh ba đồng xu, trong khi trước đây chị mua nó với ba vạn! Dân tộc sẽ coi chị như một thứ rắn độc phải tránh xa kẻo vướng nọc chết người!

2-4 Tại sao dân Việt chống Hồ tặc? Quá dễ hiểu:

Vì Hồ gây chiến tranh giết chết người thân của họ. Tổng số người Việt Nam bị giết trong 2 cuộc chiến 1945-1954 và 1956-1975 là hơn 10 triệu người. (Báo chí Trung cộng nói 14 triệu. Chị nên tìm đọc lời Lê Duẩn nói với lãnh đạo Trung cộng qua câu trả lời của Bảy Vân, vợ Lê Duẩn trả lời đài BBC: Chúng tôi đã hi sinh 10 triệu người, nếu các đồng chí không viện trợ, chúng tôi hi sinh thêm vài triệu nữa cũng thắng Mỹ: vietnamexodus.org)

Năm 1945 chị chưa sinh nên đâu biết rằng sau 19-8-1945, Hồ cho cán bộ CS đi lùng giết người Quốc gia và nhiều người Công giáo, nhiều linh mục, tu sĩ chỉ vì họ không đồng chính kiến với Hồ. Vài thí dụ nhỏ: Hoạ sĩ Lemur Nguyễn cát Tường, trong Tự lực Văn đoàn, hiện nay tôi vẫn liên lạc với con của Hoạ sĩ, đã bị cán bộ của Hồ bắt ngày 17-12-1946, đem giam ở Thái Nguyên và ông này chết trong trại tù ở đó. Nhà Văn Khái Hưng bị bắt, bỏ vào bao bố thả trôi sông Ninh Cơ thuộc vùng Lạc quần, Nam Định. Số người Quốc gia bị Hồ cho cán bộ bắt, giết kể hàng triệu, không thể nào đếm xuể. Hồ và đồng bọn vgcs đã phạm vào hàng tỉ tội ác không giấy mực nào tả cho hết.

2-5 Ngoài ra, những người dân chống Hồ:

Vì Hồ cưỡng chiếm miền Nam phá nát gia đình họ.

Vì Hồ ăn cướp đất đai, ruộng vườn, vợ con họ.

Vì Hồ bỏ tù, tra tấn, thủ tiêu người thân của họ.

Vì Hồ bán con gái họ đi làm đĩ tứ phương để lấy tiền bỏ quỹ đảng. Xin hỏi thực chị DTH: con gái chị đã phải đi bán trôn nuôi miệng và nuôi cha mẹ chưa? Có lẽ nhờ cây viết khéo lòn trôn của chị, con gái chị chưa phải làm cái nghề mạt rệp đó. Chị còn may! Mừng cho chị!

Vì Hồ bắt lao nô làm công cho nước ngoài để thu ngoại tệ; nhiều nơi đối xử với lao nô không hơn con chó, đối xử với ôsìn thua súc vật. Con trai chị đã phải đi lao nô chưa? Gia đình thân thuộc chị đã có người nào đi làm ôsìn không?

2-6 Vì Hồ tiêu diệt tôn giáo, cướp đất nhà thờ, chùa chiền, bách hại sư, cha, ni cô, tu sĩ chân chính, lập ra bọn tôn giáo quốc doanh đồi truỵ, dâm dục, mê tiền, làm tay sai cho Hồ. Ở Pháp chắc chị được thong dong đi chùa. Chị có biết giáo dân Thái Hà vì sao phải chống nhà cầm quyền Hà Nội không? Vì sao hơn 60,000 mét vuông đất của giáo xứ Thái Hà nay chỉ còn lại 3,000 mét cũng chiếm nốt để làm công viên chó ỉa? Chị có thấy triều đại nào ở nước ta bạo ngược tàn ác giết dân như triều đại của Hồ không? Những người đã sống qua nhiều chế độ, như nhiều bạn bè tôi chẳng hạn, họ nói dưới thời Pháp thuộc mà người dân có hạnh phúc, được tự do học hành, đi lại, ra báo, theo đạo một nghìn lần hơn dưới thời Hồ cai trị. Người dân thầm lặng không nói ra nhưng họ tinh khôn lắm, không dễ bịp họ được!

2-7 Chế độ dã man tàn bạo của Hồ đã tước đoạt hết tự do của con người trong khi Hồ hứa đủ điều. Chính chị nói là thế hệ của chị đã bị Hồ lừa, ngày 30-4-1975, chị không nhớ sao? Không phải thế hệ của chị mà là cả nước!

Chị ở Pháp, có tự do dân chủ, chị đâu biết cái khổ vì mất hết tự do. Nào hộ khẩu, công an, tạm trú, tạm vắng, cường hào ác bá như rươi, tư pháp bất công, ăn cướp của dân...Trung cộng chiếm Hoàng, Trường Sa, chiếm đóng Tây Nguyên (bauxite) nhưng chế độ Hồ không cho biểu tình mà lại dùng roi điện, còng số 8, vòi rồng, AK, nhà tù... Cán bộ vgcs cướp nhà đất, ruộng vườn không cho kêu, khiếu oan 30 năm không xét, chị ra vườn hoa Mai xuân Thưởng xem có nước nào trên hành tinh này chính phủ ăn cướp của dân như thế không...?

Tất cả những điều đó và nhiều điều khác nữa như tham nhũng thối nát, hối mại quyền thế là những chất xúc tác người dân phải chống vgcs tức giặc Hồ đấy chị!

2-8 Những người Việt ở hải ngoại phải chống vì họ muốn cứu nước, muốn dân tộc thoát cảnh trầm luân để một ngày nào đó trở về cùng với những người trong nước xây dựng lại quê hương nên phải chống vgcs đến cùng và tiêu diệt chúng để thiết lập Dân chủ, Tự Do, Nhân quyền.

Nhưng thú thực với chị, cái đống bùn đỏ bauxite này không biết phải bắt đầu làm từ đâu vì chỗ nào cũng là bùn đỏ độc hại, kể từ đứa trẻ mới sinh đã nhiễm phải độc khí Hồ!

2-9 Chị có theo dõi những vụ cán bộ buôn bán ngà voi ở toà Đại sứ VN ở Nam phi? Những vụ cán bộ ăn cắp đồ trong siêu thị ở Nhật, những vụ phi công chở đồ ăn cắp đưa từ Nhật về, buôn vàng, buôn đô la? Nhiều lắm, không thể nhớ và kể hết. Lẽ nào chị không biết? Cây cầu Cần thơ đang làm bị sụp vì sao hả chị dù nó được một nước tư bản hàng nhì thế giới là Nhật giúp đỡ, viện trợ cho VN có năm cả tỉ đô la, vào túi quan chức vgcs cả, không lẽ chị không biết? Những phúc lợi nước ngoài mang đến cho dân Việt bị lũ sâu mọt hậu duệ Hồ tặc ăn cướp hết!

Chị là Nhà văn với nhiều kiêu căng, kênh kiệu cứ nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ nhưng chị quên một câu ông bà mình vẫn nói:”Con dại cái mang, Tội quy vu trưởng”. Nếu con chị, đứa bé vị thành niên, thí dụ, ra chợ ăn cắp thì người ta bắt nó đã đành nhưng còn hỏi chị và chồng chị là cha mẹ nó đấy. Ông Hồ tập huấn cán bộ của ông ta gần 80 năm nay ăn cắp, nói dối, lươn lẹo, gian ác, đánh dân, bỏ tù dân, cướp nhà đất, tham nhũng, đĩ điếm...thì chính ông Hồ phải chịu cái hậu quả đó chứ, ai vào đây? Chị coi xem có đám trẻ quốc tế nào ngày nay nói tục, chửi thề, ăn cắp vặt, hỗn láo như đa số đám trẻ Việt Nam không? Trẻ em miền Nam xưa tử tế, ngoan ngoãn, siêng học, lễ phép, tôi đã dạy nhiều lớp Trung học đệ I và đệ II cấp tôi biết rất rõ. Từ ngày Hồ tặc vào cưỡng chiếm, những đứa trẻ này cũng trở thành những đứa trẻ khó dạy, gian dối, ranh mãnh, quỷ quái và trở nên bất lương. Đó không phải là tự trẻ mà tự chính sách sai lầm “hồng hơn chuyên”, cái khuôn đúc con người của Hồ và bè lũ. Những tồi tệ này sẽ kéo dài nhiều thế hệ và đó là cái khốn nạn nhất của Việt Nam!

Bởi vậy, vgcs lưu manh, tồi tệ, hiểm độc, ngu si như thế, kẻ nào thoả hiệp với chúng mới chính là những kẻ ngu đần bởi không nhìn ra sai đúng, phải quấy, yêu nước, phản nước!

Bà Thủ tướng Đức quốc Angela Merkel, khi xưa là từ Đông Đức CS, mới đây bà tuyên bố:

“Chế độ Cộng sản tạo ra những con người dối trá”. Còn đỉnh cao chói lọi của chị thì sao? Chắc nó đã chịu cái ảnh hưởng dối trá đó rất nhiều!!??

(còn tiếp)

GS Xuân Vũ Trần Đình Ngọc

VĨNH BIỆT TỔNG THỐNG ROH MOO-HYUN

Nam Triều Tiên vĩnh biệt cố Tổng thống Roh Moo-hyun 29/05/2009 Nhiều người Nam Triều Tiên đã rơi nước mắt khi vĩnh biệt cố Tổng thống Roh Moo-hyun. Nhà cựu lãnh đạo Nam Triều Tiên này đã tự vẫn cách đây gần một tuần lễ dưới sự căng thẳng của một cuộc điều tra về vấn đề tham nhũng. Theo tường trình từ Hán Thành của thông tín viên đài VOA Kurt Achin thì tang lễ của Ông Roh diễn ra trong trật tự nhưng khơi dậy sự tức giận đối với đương kim Tổng thống của nước này.
Ðám đông khổng lồ tham dự tang lễ cựu Tổng thống Nam Triều Tiên Roh Moo-hyun tại Hán Thành Điệu nhạc buồn thảm trỗi lên khi chiếc xe tang chở ông Roh Moo-hyun được kéo đi từ từ tiến vào dinh Gyeongbuk ở Hán Thành. Tại đây, hàng trăm nhân vật tiếng tăm của Nam Triều Tiên, mặc y phục màu đen, đang chờ tham dự tang lễ chính thức của ông. Tại một quảng trường gần đó, hàng chục ngàn người Nam Triều Tiên mặc y phục màu vàng tụ họp. Màu vàng là màu tiêu biểu cho cuộc vận động bầu cử đã đưa ông Roh vào chức vụ Tổng thống từ năm 2003 cho tới năm 2008. Trong 6 tháng vừa qua, vị cựu Tổng thống này và gia đình ông đã là đối tượng của một cuộc điều tra về hối lộ. Người ta tin là hôm thứ bảy, ông Roh đã từ trên một ngọn núi cao nhảy xuống trong lúc chỉ còn vài ngày nữa các công tố viên sẽ đưa trát tòa bắt giữ ông. Trong khi theo dõi tang lễ chính thức của ông Roh trên màn ảnh truyền hình, một số người dân Nam triều tiên đã rơi nước mắt và phất những bảng hiệu nói rằng họ cảm thấy ân hận vì đã không bảo vệ được ông. Bà Han Myung-sook, một cựu Thủ tướng dưới thời ông Roh, biểu lộ cảm nghĩ đó bằng những lời đầy xúc động, nghẹn ngào: Bà Han nói: ”Xin Tổng thống tha lỗi cho chúng tôi. Chúng tôi thương mến ông.” Theo truyền thống Triều Tiên, những người khách đến dự tang lễ đến đặt một đóa hoa lên bàn thờ và cúi đầu trước một tấm ảnh lớn của ông Roh. Buổi lễ bị gián đọan một lúc khi đương kim Tổng thống Lee Myung-bak đến chia buồn Các thành viên trong đảng đối lập đã lớn tiếng chửi mắng ông Lee và vợ ông khi họ tiến đến gần bàn thờ. Một dân biểu đã đòi ông Lee xin lỗi về cái chết của ông Roh. Nhiều người Nam Triều Tiên tố cáo rằng Tổng thống Lee ủng hộ các công tố viên theo đuổi cuộc điều tra ông Roh và cho là ông Lee phải chịu một phần trách nhiệm về cái chết của Cựu Tổng thống Roh. Cô Lee Seul-bi, một phụ nữ trong lứa tuổi 20, nêu câu hỏi rằng có thể nói là tự sát không khi người ta buộc phải nhảy xuống, và cô nói rằng theo cô thì cái chết của ông Roh là một vụ sát hại vì lý do chính trị. Sau khi tang lễ chính thức kết thúc trong ngày hôm nay, chiếc xe tang trên đường về quê ông Roh đã chạy ngang những đám đông dân chúng Nam Triều Tiên đầy xúc động. Nhiều ngàn cảnh sát chống bạo động đã được triển khai để phòng hờ trường hợp những sự xúc động trong đám tang này làm bùng ra những vụ phản kháng của công chúng.
Chiếc xe chở quan tài ông Roh Moo-hyun rời quê nhà là làng Bonghwa ở Gimhae hôm qua, để tới lễ tang quốc gia tổ chức ở thủ đô Seoul. Ảnh: Xinhua.
Thân nhân của cố tổng thống Roh Moo-hyun đưa ông từ quê nhà Bonghwa lên cung điện Gyeongbok ở Seoul sáng sớm nay để cử hành tang lễ. Ảnh: AFP.
Linh cữu cố tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun. Ảnh: AP.
Hàng trăm nghìn người đến khu vực Seoul Plaza để dự đám tang cựu tổng thống Roh Moo-hyun qua màn hình lớn. Họ đội những chiếc mũ vàng, màu biểu tượng của Roh Moo-hyun khi ra tranh cử năm 2002. Ảnh: BBC.
Người dân tập trung hai bên đường, chờ đoàn xe chở linh cữu của ông Roh đi qua. Cựu tổng thống 62 tuổi này đã nhảy xuống khỏi một mỏm núi hôm 23/5. Ảnh: AP.
Một phụ nữ sụp xuống trên đường phố, khóc thương cựu tổng thống Roh khi đến tiễn đưa ông. Ảnh: Reuters.
Đoàn rước linh cữu ông Roh Moo-hyun tại Seoul chìm trong biển người. Lễ tang chính thức dành cho ông được tổ chức tại cung điện lịch sử Gyeongbok ở Seoul, trong khi đa số người dân tập trung tại Seoul Plaza để theo dõi sự kiện qua màn hình lớn. Ảnh: Xinhua.
Hai phụ nữ trong đồ tang khóc thương nhà cựu lãnh đạo Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.
Người dân Hàn Quốc cầm di ảnh cựu tổng thống của họ trong lễ tang của ông Roh Moo-hyun. Ông được cho là tự tử khi đang đối mặt với các cáo buộc về tham nhũng. Ảnh: Reuters.
Các nhà sư cầu nguyện trước di ảnh của Roh Moo-hyun tại tang lễ ở Seoul. Ảnh: AP.
Người phụ nữ này tìm cách đẩy lùi cảnh sát chống bạo động. Nhiều người ủng hộ Roh cho rằng các cáo buộc tham nhũng nhằm vào ông mang động cơ chính trị. Ảnh: AP.
Thi hài cố tổng thống Hàn Quốc sẽ được hỏa táng và tro cốt được đưa trở lại quê nhà Bonghwa của ông để chôn cất. Ảnh: AP.
Ngọc Sơn NGUỒN : http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=18972#post18972

Cuộc đời kẻ khủng bố khét tiếng nhất thế giới Osama bin Laden

Phan Anh (Theo Time) Email to Friend

(Dân trí) - Theo các nhà phân tích, dù là một “con ghẻ” hay anh hùng (trong mắt những kẻ khủng bố khác), dù còn sống hay đã chết, Osam Bin Laden vẫn được coi là hiện thân cho "điểm va chạm" giữa Hồi giáo và phương Tây trong nhiều thế kỷ nữa.

Osama bin Laden (ảnh năm 1988) là lãnh đạo của nhóm khủng bố khét tiếng thế giới Al-Qaeda. Nhóm này tìm kiếm một hệ thống luật Hồi giáo mới dưới sự điều hành của một lãnh tụ tinh thần khắp thế giới Hồi giáo. “Chủ nghĩa khủng bố mà chúng ta áp dụng là một trong những cách thức tuyệt vời bởi nó nhắm thẳng đến những kẻ bạo chúa, những kẻ hiếu chiến và kẻ thù của Thánh Allah…”, đó là lời của Osama bin Laden.

Osama bin Laden sinh năm 1957, được cho là người con thứ 17 trong tổng số 57 người con của Mohammed bin Laden, ông chủ công ty xây dựng lớn nhất Ả rập Xê-út. Được nuôi dạy theo giáo lý bảo thủ Wahhabi và khi học tại Đại học Nhà vua Abdel Aziz ở Jidda, Bin Laden được giáo dục niềm tin vào chủ nghĩa liên hồi, có triết lý nhấn mạnh đến một thế giới Hồi giáo hợp nhất.

Cuối những năm 1970, sau khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, Bin Laden đã tới đây để quyên góp tiền cho phong trào Mujaheddin. Qua các mối quan hệ của gia đình, Bin Laden đã có thể chuyển những thiết bị lớn, được dùng để xây dựng đường sá, cầu cống và các trại huấn luyện cho Mujahaddin. Do chỉ trích Nhà vua Ả rập vì đã cho quân Mỹ đồn trú tại vương quốc này, nên Bin Laden bị trục xuất khỏi Ả rập Xê-út. Bin Ladaen ở lại Afghanistan và xây dựng trại huấn luyện của riêng mình. Và với sự giúp đỡ của cựu giảng viên đại học Abdullah Azzam, Bin Laden thành lập Al-Qaeda, có nghĩa là “căn cứ vững chắc”, một trại huấn luyện tôn giáo cho Mujaheddin.

Năm 1998, Al-Qaeda đã tổ chức hai cuộc tấn công đồng thời vào sứ quán Mỹ ở Nairobi, Kenya (ảnh) và ở Dar-es-Salaam, Tanzania.

Ước tính trước năm 2001các trại huấn luyện của Bin Laden đã huấn luyện khoảng 3.000-5.000 chiến binh.

Sau các vụ đánh bom sứ quán, Bin Laden cho biết: “Nếu việc phát động một cuộc thánh chiến chống lại người Do thái và người Mỹ để giải phóng người Hồi giáo được coi là một phạm tội thì hãy để lịch sử chứng kiến tôi là một tội phạm”.

Tháng 10/2000, một chiếc thuyền chất đầy thuốc nổ đã đâm vào tàu chiến USS Cole của Mỹ tại Aden, Yemen. 17 thủy thủ thiệt mạng trong vụ tấn công được cho là do al-Qaeda thực hiện.

Vụ tấn công kinh hoàng và táo tợn nhất của al-Qaeda là vụ khủng bố 11/92001, khiến gần 3.000 người thiệt mạng.

Sau các vụ tấn công 11/9, Bin Laden trở thành kẻ phạm tội bị truy nã gắt gao nhất thế giới. Trong vòng 1 tháng, quân đội Mỹ đã có mặt trên đất Afghanistan, cam kết sẽ bắt Bin Laden cùng các đồng minh Taliban của trùm khủng bố.

Kể từ sau vụ tấn công 11/9, người ta cho rằng Bin Laden và người phó của mình Ayman Al-Zawahiri đã lẩn trốn ở vùng núi dọc biên giới Afghanistan-Pakistan.

Trong suốt 7 năm tìm kiếm, quân đội Mỹ cùng với nhiều đồng minh khác đã không thể tìm ra nơi ở của Bin Laden hay tên phó của tay trùm này.

Tuy nhiên Bin Laden vẫn đều đặn tung ra các cuốn băng ghi âm. Trong một cuốn băng gần đây nhất, được tung ra vào tháng 3/2009, Bin Laden kêu gọi lật đổ chính phủ Somalia. “Ông ta (Tổng thống Somalia Sharif Sheikh Ahmed) phải bị truất ngôi và đánh bại”, bin Laden cho hay. “Những loại tổng thống này đại diện cho kẻ thù của chúng ta và quyền lực của họ là vô nghĩa”.

Theo giới phân tích, dù là một “con ghẻ” hay anh hùng (trong mắt những kẻ khủng bố khác), dù sống hay đã chết, Osam Bin Laden vẫn là hiện thân cho “điểm va chạm” giữa Hồi giáo và phương Tây trong nhiều thế kỷ nữa.

TRONG HỒ SƠ KHẢO SÁT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

PHÚC TRÌNH của VĂN BÚT QUỐC TẾ TRONG HỒ SƠ KHẢO SÁT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

BẢN TIN LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM Ở THỤY SĨ

PHÚC TRÌNH của VĂN BÚT QUỐC TẾ

TRONG HỒ SƠ KHẢO SÁT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Trong Bản Tin ngày 18 tháng 5 năm 2009, chúng tôi có nêu lên một câu hỏi : Văn Bút Quốc Tế đã đóng góp gì cho Cuộc Khảo Sát Nhân Quyền Việt Nam? Hôm nay chúng tôi xin được giới thiệu bản Phúc trình về Việt Nam của Văn Bút Quốc Tế. Bạn đọc Liên-Mạng có thể tìm thấy tài liệu đó trên trang Thông tin điện tử của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân Quyền :

http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR%5CPAGES%5CVNSession5.aspx (1)

Bản Phúc trình về Việt Nam của Văn Bút Quốc Tế chứa đựng “những thông tin đáng tin và xác thực’’* về tình trạng Nhân Quyền tại CHXHCNVN. Đó là Phần Đóng Góp của Hiệp Hội Các Nhà Văn Thế Giới cho Cuộc Khảo sát Nhân Quyền Việt Nam. Tưởng cũng nên nhắc lại : Bản Phúc trình về Việt Nam của Văn Bút Quốc Tế là một trong 12 bản Phúc trình của 12 Tổ chức Phi Chính Phủ (ONG/NGO) đã được gởi đến Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân Quyền đúng theo qui định của Hội Đồng Nhân Quyền. Tổng hợp 12 bản Phúc trình được coi là một trong ba tập tài liệu căn bản chính thức của Cơ chế Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu áp dụng đối với CHXHCNVN. Nếu muốn có một bản Cáo Trạng Toàn Cầu về những sự vi phạm Nhân Quyền nghiêm trọng tại CHXHCNVN thì bản Cáo Trạng đó chắc chắn sẽ được hình thành với những thông tin của 12 bản Phúc trình vừa kể trên.

Nhân dịp này, chúng tôi muốn ngỏ lời cảm ơn Hà Tản Viên - D.Y., hai người bạn (chúng tôi chưa từng gặp mặt nhau) đã âm thầm tự nguyện chuyển dịch bản Phúc trình của Văn Bút Quốc Tế ra tiếng Việt. Nhờ sự giúp đỡ quý báu, không chờ đợi của hai người bạn ấy mà hôm nay Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ mới có thể gởi đến bạn đọc trên Liên-Mạng, bản dịch Việt ngữ kèm theo nguyên văn Anh ngữ của bản Phúc trình.

Genève ngày 22 tháng 5 năm 2009

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

(1) Ghi chú : Bản Phúc trình của Văn Bút Quốc Tế có kèm theo 3 tài liệu :

1. Những trường hợp tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam tiêu biểu - trích International PEN Writers in Prison Committee - Case List 2008 của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế bênh vực Nhà Văn bị cầm tù, sưu tập thông tin về tình trạng ngược đãi và đàn áp những người cầm bút sử dụng quyền tự do phát biểu quan điểm;

2. Bản Quyết Nghị về Việt Nam do Trung Tâm Thụy Sĩ Pháp thoại đề nghị được Hội Đồng Đại biểu Văn Bút Quốc Tế thông qua vào tháng Chín năm 2008, tại Đại Hội Thế giới Bogota, Colombie (Bản Tin LHNQVN-TS 17.10.08);

3. Bản Kháng Nghị thư của Văn Bút Quốc Tế về chiến dịch leo thang trấn áp qui mô giữa mùa thu 2008, với những vụ bắt giam nhiều người dân chủ đối kháng, nhà báo độc lập, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền, bênh vực Dân Oan, đòi tự do tôn giáo, phản đối chính sách Trung Cộng bành trướng bằng bạo lực trên biển Đông trước thái độ im lặng của nhà cầm quyền Hà Nội, và chế độ tân thực dân đế quốc của các lãnh tụ Bắc Kinh tại Tây Tạng (Bản Tin LHNQVN-TS 23.09.08).

Tất cả ba tài liệu phụ đính bản Phúc trình của Văn Bút Quốc Tế đều được phổ biến trên trang Thông tin điện tử của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân Quyền.

* Nguyên văn tiếng Anh và tiếng Pháp của Hội Đồng Nhân Quyền: credible and reliable information/informations crédibles et fiables.

VĂN BÚT QUỐC TẾ

International PEN

Tổ chức Phi Chính phủ có Thẩm quyền Tư vấn

tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc (ECOSOC)

Đóng góp vào Cơ chế Khảo sát Định kỳ Toàn cầu (UPR)

Khóa họp thứ 5 của Nhóm Công tác UPR (4-15 tháng Năm 2009)

Phúc trình về Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 30 tháng Mười năm 2008

Tổ chức Văn Bút Quốc Tế hoan nghênh Cơ quan Cao ủy về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã tạo cơ hội để Văn Bút Quốc Tế được tham gia vào việc đánh giá tình trạng nhân quyền tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - tình trạng đang gây rất nhiều lo ngại đối với Văn Bút Quốc Tế. Tài liệu này nhằm cung cấp một đánh giá tổng quát về hiện trạng của các nhà văn bất đồng chính kiến, các vị lãnh đạo tôn giáo và hiện trạng truyền thông in giấy cùng với sự kiểm duyệt, các ví dụ trưng dẫn về các cá nhân bị hạn chế khắc nghiệt các quyền cơ bản về tự do phát biểu quan điểm, tự do lập hội và tự do tôn giáo.

Đánh giá tổng quát

Văn Bút Quốc Tế hết sức quan ngại về cách xử sự của Việt Nam đối với Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam là một nhà nước thành viên và việc Việt Nam không thực hiện các cam kết như Việt Nam đã hứa với cộng đồng quốc tế trước khi đảm nhiệm vai trò thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An vào tháng Chín năm 2007. Mới đây, tại phiên Thảo luận Tổng thể trong Khóa họp thứ 64 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã tự nhắc lại quyết tâm thực hiện các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Văn Bút Quốc Tế đã quan sát thấy một loạt các hành vi có tính chiến dịch nhằm dập tắt các tiếng nói khác biệt trên báo viết, trên Liên-Mạng và trấn áp các bất đồng ôn hòa và đối lập chính trị. Tòa án Việt Nam đã tuyên nhiều án tù nặng nề, trong đó có một số phải chịu tù trong những trại lao động cưỡng bức. Sau khi ra tù những người đó còn phải chịu một hình phạt gọi là quản thúc tại gia nhằm hạn chế các quyền tự do của họ. Những mối quan ngại này, cùng với nhiều mối lo lắng khác, đã được thể hiện trong một Quyết Nghị được Hội Đồng Đại biểu Văn Bút Quốc Tế thông qua vào tháng Chín năm 2008. Quyết Nghị này cũng đã nêu ra các khuyến cáo và đã được gửi tới nhà cầm quyền của Việt Nam để thúc giục họ có hành động tương ứng với các khuyến cáo đó. Bản văn của Quyết Nghị được gửi kèm theo bản phúc trình này.

Tự do phát biểu quan điểm và tự do quan niệm - Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR)

Nhiều nhà văn, nhà báo và người bất đồng chính kiến hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam là những người bị bỏ tù vì đã bày tỏ quan điểm riêng hoặc đã thể hiện ý kiến khác biệt với chính quyền một cách công khai, đã xuất bản tác phẩm không xin phép nhà chức trách hoặc đã đưa tác phẩm lên Liên-Mạng. Còn những người không bị tù nhưng quyết thực hiện quyền tự do phát biểu quan điểm thì thường xuyên bị thẩm vấn hoặc bị quản thúc tại gia. Trong một trường hợp, các cuộc thấm vấn đã diễn ra hàng ngày liên tục trong 3 tuần lễ, sau đó đương sự đã bị quản thúc tại gia và bị cấm đưa các tác phẩm lên Liên-Mạng.

Thêm vào đó là tất cả các cơ quan truyền thông đều bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước nên không có không gian công cộng cho các vận động dân chủ, tố giác tham nhũng, thúc đẩy tôn trọng nhân quyền hay phê phán các chính sách của chính quyền mà không bị sách nhiễu, truy tố hay tù đày.

Ví dụ, khi viết về các vấn đề quyền sở hữu đất và ủng hộ nông dân phản kháng quan chức địa phương tịch thu đất của họ cũng có thể phải chịu các hậu quả nặng nề. Như trong trường hợp một thành viên của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam, một luật sư và cũng là người viết bài trên Liên-Mạng đã bị kết án 5 năm tù giam với lý do đã “gây nguy hại tới an ninh quốc gia” và “phát tán các tài liệu chống chính quyền”. Một cây viết nữ bất đồng chính kiến và là một nhà hoạt động khác đã bị giam giữ hai lần trong bệnh viện tâm thần, năm 2007 và 2008, trước khi bị buộc phải đi lưu vong. Chúng tôi tin rằng cây viết nữ vừa kể đã bị hành hạ do bà đã viết bài phê phán trên Liên-Mạng, do những hoạt động bất đồng chính kiến của bà với chính quyền, do bà đã đưa tin về các vấn đề bất công xã hội và vi phạm nhân quyền, và do bà đã bảo vệ những phụ nữ nông dân nghèo bị mất nhà do nạn cướp đất gây ra. Đây chỉ là một số ví dụ về tình trạng đe dọa và trấn áp tàn nhẫn vẫn tiếp tục phổ biến tại Việt Nam đối với những người đang thực hiện các quyền của họ về tự do phát biểu quan điểm và ngôn luận.

Tự do tôn giáo – Điều 18 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR))

Việt Nam tiếp tục trấn áp những người hoạt động, ủng hộ cho tự do tôn giáo. Nhiều vị tu sĩ, chức sắc và tín đồ của các tôn giáo phải chịu các án tù dài, và quản thúc tại gia. Đó là thực trạng của một số vị lãnh đạo xuất chúng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), đang bị cấm hoạt động. Các vị lãnh đạo đó vẫn đang bị “quản thúc tại gia” do lời kêu gọi chính quyền phải tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền. Một trong những trường hợp gây quan ngại nhất là trường hợp của Hòa thượng Thích Huyền Quang, đã viên tịch vào ngày 5 tháng Bảy năm 2008 lúc 87 tuổi, sau một thời gian dài đau yếu. Là lãnh đạo của GHPGVNTN và tác giả của nhiều tác phẩm về Phật giáo và triết học Phương Đông, Hòa thượng Thích Huyền Quang cũng là một học giả tôn giáo được kính trọng. Từ năm 1982 Ngài đã bị giam giữ dưới chế độ quản thúc tại gia do bị cáo buộc có “hoạt động chống chính quyền”. Nhưng bất chấp khó khăn, Ngài vẫn tiếp tục lên tiếng công khai kêu gọi cho tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Từ năm 2003 Ngài bị giam giữ cách ly tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định cho tới khi viên tịch trong sự khống chế chặt chẽ của lực lượng an ninh.

Tự do lập hội - Điều 21 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR)

Theo thông tin của Văn Bút Quốc Tế, nhiều người cũng bị cầm tù do đã ủng hộ các nhóm chính trị đối lập với chính quyền hoặc do họ đã phê phán các chính sách của chính quyền. Đây chính là trường hợp của đồng biên tập viên tờ báo trên mạng Tự do Ngôn Luận, người đang chịu án tù 8 năm và 5 năm quản thúc sau khi hết hạn tù. Tương tự, nhiều người đã bị bắt do đã viết bài ủng hộ các phong trào dân chủ như “Khối 8406” hoặc “ Đảng vì Dân”.

Đàn áp các ý kiến khác biệt

Trong khi tình trạng tại Việt Nam vẫn luôn là mối quan ngại cho Văn Bút Quốc Tế từ nhiều năm qua, chúng tôi đã quan sát thấy từ giữa năm 2006 cho đến nay việc trấn áp quyền tự do phát biểu quan điểm đang được tăng cường mãnh liệt. Trong thời gian tiến tới Diễn đàn Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội vào tháng Mười Một năm đó, nhiều cây viết bất đồng chính kiến đã bị cảnh sát sách nhiễu, giam giữ ngắn hạn và quản thúc tại gia. Số liệu năm 2007, 2008 của chúng tôi đã ghi nhận các hành động trấn áp tương tự. Cuộc trấn áp gần đây nhất là vào đầu tháng Chín năm 2008 khi một loạt các cây viết và hoạt động nhân quyền bị nhà chức trách bắt giữ và thẩm vấn. Cho đến tháng Mười năm 2008, một số người bị giữ vẫn bị giam tại Trại giam B14 thuộc tỉnh Hà Đông*. Một số khác đã được thả nhưng vẫn bị quản thúc tại gia. Lời phản đối và kêu gọi gần đây nhất của Văn Bút Quốc Tế về vụ trấn áp này cũng được gửi kèm theo bản phúc trình này.

* Ghi chú của LHNQVN : Vào thời điểm viết báo cáo này, đã thuộc về Hà Nội.

Luật pháp được dùng để trấn áp quyền tự do phát biểu quan điểm

Hiến pháp Việt Nam , Điều 69, đảm bảo quyền tự do phát biểu quan điểm, cũng như tự do báo chí và tự do ngôn luận cho mọi công dân. Tương tự, Điều 70 của Hiến pháp cũng thừa nhận quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên, Việt Nam lại có các luật khác dùng để hạn chế các quyền tự do này. Chính kiến khác biệt thường bị trấn áp bằng Luật Hình sự và các án tù thường được dựa vào cáo buộc đã “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 88, Luật Hình sự), với điều này án tù có thể lên tới 20 năm, hoặc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hay công dân” (Điều 258, Luật Hình sự), với án tù tối đa lên tới 7 năm. Các án tù nặng nề này phải thi hành trong các trại lao động khắc nghiệt và các tù nhân thường bị biệt giam, thiếu các chăm sóc y tế thích đáng. Sau khi ra tù, các cựu tù nhân phải chịu sự hạn chế chặt chẽ. Và họ cũng phải chịu thêm nhiều năm quản thúc tại gia, thuộc một phần của bản án. Vấn đề này thuộc Điều 38 Luật Hình sự, bắt buộc người bị kết án phải tiếp tục thực thi một thời gian “thử thách” quản thúc tại gia từ 1 đến 5 năm. Trong thời kỳ này, một số quyền dân sự bị tước bỏ và có thể bị cấm làm một số nghề nghiệp. Đây là tình trạng phổ biến đối với các cây viết, nhà báo, người bất đồng chính kiến và những vị tu sĩ.

Kiểm duyệt

Thủ tục cấp phép xuất bản của Việt Nam được ghi nhận là hết sức phức tạp, mỗi tác phẩm buộc phải qua một cơ chế kiểm tra rất kỹ lưỡng và phải có đăng ký trước khi được in. Điều này đã khiến một số cây viết và người xuất bản sử dụng các phương tiện ngầm, bí mật để in và đưa các tác phẩm đến với công chúng. Một ví dụ cho cách làm này là nhóm thơ “Mở Miệng’’, tên được đặt theo cách gọi dân dã. Các bản thảo của nhóm này không được các nhà xuất bản chính thức chấp nhận cho nên họ đã phải chọn nhiều cách khác để lưu hành các sáng tác thơ của họ. Nguồn tin cho biết những buổi đọc thơ trước công chúng của nhóm “Mở Miệng’’đã bị công an văn hóa ngăn cấm. Các thành viên của nhóm hiện đang bị kiểm soát chặt chẽ và không thể tìm được chỗ ở hoặc công việc để sinh sống.

Kiểm soát Liên-Mạng cũng là một cách để kiểm duyệt các ý kiến bất đồng. Tình trạng này đã được thể hiện rất rõ bằng việc nhiều người bất đồng chính kiến và cây viết trên Liên-Mạng bị sách nhiễu do đã đưa lên Liên-Mạng các chỉ trích chính quyền hoặc tham gia vào các diễn đàn dân chủ trên mạng. Một trong số các cây viết trên Liên-Mạng đã bị bắt hồi đầu năm nay khi đang tham gia thảo luận trên Liên-Mạng trong một tiệm cà phê với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước.” Người này đã bị kết án 6 năm tù về tội “tuyên truyền chống nước CHXHCNVN.”

Ngoài ra, nỗi sợ hãi thường trực bị sách nhiễu, ngược đãi cũng làm các nhà văn và nhà báo phải tự kiểm duyệt. Tình trạng này làm tổn hại cho xã hội dân sự nói chung và ảnh hưởng tiêu cực tới việc vận động dân chủ và nhân quyền.

“Tòa án của nhân dân’’ - Điều 14 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR)

Văn Bút Quốc Tế ghi nhận sự tồn tại của cái gọi là “Kiểm điểm trước Dân” - (kiểu ‘’tòa án của nhân dân”) do người của chính quyền huy động dân chúng đến, đôi khi lên đến hàng trăm người, nhằm dựng ra những cuộc lăng mạ tập thể đối với những người bất đồng chính kiến. Trong các “Kiểm điểm trước Dân” như thế đương sự bị mắng mỏ, bị sỉ nhục và cuối cùng bị “kết án” mà không cần đếm xỉa đến các nguyên tắc xét xử công bằng. Hình thức này đã xảy ra đối với một luật sư và nhà bất đồng chính kiến trên Liên-Mạng, vào tháng Hai năm 2007. Sau khi bị kiểm soát nghiêm ngặt, luật sư đã bị giữ lại để sau đó bị đưa ra “Kiểm điểm trước Dân”. Tại ‘’tòa án của nhân dân’’ này có gần 200 người được huy động để xúc phạm, sỉ nhục ông là kẻ “phản bội”. “Kiểm điểm trước Dân” đã bắt luật sư bị “đấu tố’’ không được quyền hành nghề luật sư nữa và văn phòng của ông phải bị đóng cửa. Sau đó, vào tháng Năm năm 2007, ông đã bị Tòa án Nhân dân Hà Nội kết án và tuyên phạt thêm 5 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nước CHXHCNVN” vì những hoạt động bất đồng chính kiến của ông trong “Khối 8406” , gồm cả việc ký tên thật vào một kháng nghị thư.

Kết luận

Văn Bút Quốc Tế xem xét thấy nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã rõ ràng không thực hiện các cam kết theo Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và không tuân thủ các lời hứa trước đó với cộng đồng quốc tế, cũng như thấy CHXHCNVN đang tiếp tục tiến hành các hoạt động gây hạn chế quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do quan niệm.

Khảo sát Định kỳ Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc sẽ thẩm định sự tôn trọng của CHXHCNVN đối với các Văn Kiện Công Ước và Hiệp Ước Công Pháp Quốc Tế nhằm đảm bảo quyền con người được thực thi mà nước này đã cam kết thực hiện. Cho nên Văn Bút Quốc Tế yêu cầu Phiên Khảo sát Định kỳ Toàn cầu a) xem xét các mối quan ngại vừa được Văn Bút Quốc Tế trình bày trên đây và b) yêu cầu nhà cầm quyền CHXHCNVN :

  1. Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện tất cả những người đang bị giam giữ vì hành sử một cách ôn hòa các quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do quan niệm;

  2. Chấm dứt việc bỏ tù hoặc quản thúc tại gia những người có quan điểm khác biệt với chính quyền;

  3. Bải bỏ ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các loại hạn chế đối với các cựu tù nhân lương tâm, bao gồm những người từng đã thọ hình đến hết hạn tù vì hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm;

  4. Chấm dứt các sách nhiễu đối với những vị tu sĩ, chức sắc và tín đồ của các tôn giáo, và bất cứ ai ủng hộ, vận động cho tự do tôn giáo và quyền con người tại Việt Nam;

  5. Xóa bỏ các hình thức kiểm duyệt và hạn chế quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do quan niệm, tự do báo chí, tự do sáng tạo và xuất bản, quyền được thông tin bằng mọi hình thức kể cả Liên-Mạng và tự do lập hội;

  6. Ngừng ngay việc thực hiện các “Kiểm điểm trước Dân”, một kiểu “tòa án của nhân dân’’ đi ngược lại các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng đã được ghi rõ trong Điều 14 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị;

  7. Đảm bảo các điều kiện giam cầm trong các nhà tù, các trại giam được cải thiện trong thời gian chuẩn bị trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, và tạo điều kiện cho những người đau yếu được chăm sóc y tế thích đáng.

Dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ: Hà Tản Viên - D.Y.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR%5CPAGES%5CVNSession5.aspx

International PEN

NGO in Consultative Status with ECOSOC

Contribution to the Universal Periodic Review Mechanism

5th Session of the Working Group of the UPR (4 – 15 May 2009)

Submission on the Socialist Republic of Viet Nam

30 October 2008

International PEN welcomes the opportunity provided by the Office of the High Commissioner on Human Rights to comment on the situation in the Socialist Republic of Viet Nam, about which it has serious concerns. This document provides a general comment on the current situation of dissident writers, religious leaders, print media and censorship, and case samples of occasions where individuals have had their fundamental rights to freedom of expression, association and religion severely restricted.

General comment

International PEN expresses its extreme concern regarding the Vietnamese’s position towards the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), to which it is a state party, and its failure to abide by pledges it made to the international community before it assumed its role as a non-permanent member to the Security Council, in September 2007. Recently, at the General Debate of the 64th Session of the United Nations General Assembly, Viet Nam reiterated its will to uphold the principles of the UN Charter. Instead, International PEN has observed the pattern of a campaign to silence dissent in the printed media and the Internet, and to suppress peaceful disagreement and political opposition. Harsh prison sentences are handed down in Vietnamese courts, in some cases to be served in forced labour camps, after which individuals are placed under residential surveillance, where the restriction to their rights persists. These and other concerns are part of a Resolution passed by the Assembly of Delegates of International PEN in September 2008. The Resolution also made recommendations for action, and was sent to the Vietnamese authorities urging them to take action according to the recommendations stated in the document. The text of the Resolution is attached to this submission.

Freedom of expression and opinion – Article 19 ICCPR

Many writers, journalists and dissidents currently imprisoned in Viet Nam , have been jailed for expressing their opinions or dissent publicly, publishing underground or on the Internet. Those who are not in prison, but decide to exercise their right to freedom of expression, are often subject to regular interrogations and house arrest. In one case, the daily interrogation lasted for three weeks, after which the person was placed under residence surveillance and was banned from publishing essays on-line.

In addition, the media is tightly controlled by the state, therefore there is no public space to call for democracy, to expose corruption, to urge the respect for human rights, or to criticise government policies without risking prosecution and imprisonment.

For instance, writing on issues of land rights and supporting farmers’ protests against the confiscation on their land by local authorities can have serious consequences. As in the case of a member of the United Workers-Farmers Organisation, a lawyer and internet writer, who was convicted to five years imprisonment for ‘endangering state security’ and ‘spreading anti-government propaganda’. Another activist and dissident writer spent two periods in psychiatric detention in 2007 and 2008, before being forced into exile. It is believed that she was targeted for her critical online writings and dissident activities, for her reporting on issues of social injustice and human rights violations, and for her defence of destitute women farmers made homeless by illegal land expropriation. These are just samples of the relentless intimidation and suppression that continues to be commonplace in Viet Nam for individuals exercising their right to freedom of expression and opinion.

Freedom of religion – Article 18 ICCPR

Viet Nam continues to suppress advocates for freedom of religion. Many religious figures have to undergo long periods of imprisonment, as well as residential surveillance. Such is the situation of some prominent leaders of the banned United Buddhist Church of Vietnam (UBCV), who remain under ‘residential surveillance’ for calling on the government to respect religious freedom and human rights. One of the most appalling cases, is that of Venerable Thich Huyen Quang, who died on 5 July 2008, aged 87, after a long illness. Leader of the UBCV and author of books on Buddhism and Oriental philosophy, Venerable Thich Huyen Quang was also a respected religious scholar. Since 1982 he had been detained under house arrest for alleged "anti-government activities", but in spite of this he continued his public appeals for religious freedom and freedom of speech. Since 2003 he had been held incommunicado at Nguyen Thieu Monastery, in Binh Dinh Province , where his funeral was held under tight security.

Freedom of association – Article 22 ICCPR

According to International PEN’s information, individuals have also been imprisoned for their support to political groups opposing the government or for their criticism of governmental policies. This is the case of the co-editor of the on-line magazine Tu Do Ngôn Luan (Free Speech), who is serving an eight-year prison sentence, and a further five years of probationary detention. Similarly, other arrests stem from writings in support of democratic movements such as ‘Bloc 8406’ or the ‘Vietnamese Populist Party’.

Crackdown on dissent

Whilst the situation in Viet Nam has been a concern of International PEN for many years, we have observed that since the second half of 2006 repression on freedom of expression has intensified. In the lead up to the Asia-pacific Economic Forum (APEC) held in Hanoi , in November that year, various dissident writers were subject to police harassment, brief detention and house arrest. Our records of 2007 and 2008 show similar patterns of repression. The most recent being the crackdown was in early September 2008, when a number of writers and human rights activists were detained and interrogated by the authorities. As of October 2008, some of the detainees remain held at the B14 Labour Camp in Ha Dong province. Others were released, but remain under residential surveillance. The latest International PEN appeal on this crackdown is attached to this document.

Legislation used to suppress freedom of expression

The Vietnamese Constitution in its Article 69, guarantees freedom of expression and opinion, as well as freedom of the press and freedom of speech for all. Similarly, Article 70 of the Constitution recognises the right to freedom of religion. However, Viet Nam has other laws which are used to further restrict these freedoms. Dissent is often suppressed by the Vietnamese Penal Code and imprisonment terms are handed down, commonly, on charges of ‘conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam’ (Article 88, Penal Code), which provides for up to twenty years in prison; or ‘Abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens’ (Article 258, Penal Code), with a maximum prison sentence of seven years. These harsh prison sentences are served in labour camps under harsh prison conditions, and prisoners are often held in solitary confinement, without adequate medical care. Following their release, former prisoners, remain under heavy restrictions, and as part of their sentence they must also serve additional years of residential surveillance. This is regulated under Article 38 of the Penal Code, which forces a convicted person to remain under ‘probation’ on residence surveillance from one to five years. During this period, individuals have a number of their civil rights deprived, and can be banned from practicing certain occupations. This is often the case for writers, journalists, dissidents and religious figures.

Censorship

Viet Nam’s process of authorisation of publications has been reported as extremely complex, as each piece must go through a thorough screening mechanism and registration before printing. This has forced some writers and publishers to use underground means to print their material and distribute it amongst the population. This is the case, for instance, of the poetry group ‘Open Your Mouth’, which utilises street slang. The group’s material has not been accepted by the official publishing houses, and therefore it has turned to alternative ways to circulate their poetry. In the same way, their poetry readings were reportedly closed down by the police. Members of this group are under heavy surveillance, and are not able to find housing or employment.

Internet surveillance is another means to censor dissent. This situation is well reported with high numbers of cyber-dissidents or Internet writers harassed for posting critical comments of the government or for participating in on-line pro-democracy forums. One of these Internet writers was arrested earlier this year under charges of ‘abusing democratic freedoms to infringe on the interest of the state’, while participating in a chat-room at an Internet café. He was handed down a six-year prison sentence for ‘conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam’.

Moreover, permanent fear of persecution, has constrained writers and journalists to self-censorship, which impacts negatively on the civil society as a whole, and does not contribute to the promotion of democracy and human rights.

“People’s tribunals” – Article 14 ICCPR

International PEN is aware of the existence of the so called “people’s tribunals” where members of the public, sometimes in their hundreds, are gathered by government agents to form orchestrated mock trials to criticise dissidents. Individuals are denounced before these “people’s tribunals”, they are blamed and humiliated, and finally 'sentenced’ in total disregard of the principles of fait trial. This was the case of a lawyer and cyber-dissident who, in February 2007, after being under heavy surveillance, was briefly detained and later subject to criticism by a “people’s tribunal” in which 200 residents from a district of Hanoi were reportedly mobilised by the authorities to insult and denounce him for being a ‘traitor’. The “people’s tribunal” ruled that this person should lose the right to work as a lawyer and that his office should be closed. Afterwards, in May 2007, he was additionally sentenced by the Hanoi People’s Court to five years in prison on charges of ‘hostile propaganda against the Socialist Republic of Vietnam’ for his dissident activities with the pro-democracy movement “Bloc 8406” , including the signing of a petition under his real name.

Final comment

International PEN considers that the Socialist Republic of Viet Nam falls well short of its commitments under Article 19 of the International Convention on Civil and Political Rights, and its pledges made before the international community, as the pattern of restriction to the right to freedom of expression and opinion continues. It requests that the Universal Period Review of the Socialist Republic of Viet Nam’s adherence to the human rights instruments to which it is committed takes into consideration these concerns and requests the Vietnamese authorities to:

  • Release, immediately and unconditionally, all those held for the peaceful exercise of their right to freedom of expression and opinion;

  • Bring to an end the pattern of imprisonment and residence surveillance against all those who hold dissenting views;

  • Lift immediately and unconditionally all restrictions imposed on former prisoners of conscience, including those who have served prison terms on pursue of their right to freedom of expression.

  • Stop the persistent harassment of religious figures and anyone who calls for freedom of religion and human rights in Viet Nam ;

  • Abolish practices that allow for censorship and restrictions on freedom of expression and opinion, freedom of the press, freedom to create and to publish, the right to be informed by all means including the Internet, and freedom of association,

  • Discontinue the practices within “people’s tribunals” which do not respond to international standards of fair trial set forth in Article 14 of the International Covenant on Civil and Political Rights;

  • Ensure that conditions in prisons and camps are improved, pending the release of all prisoners of conscience, and allow for adequate medical treatment for those in need.

.......................................................................................

Published on the Website of the Office of the High Commissioner for Human Rights:

http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR%5CPAGES%5CVNSession5.aspx

International PEN

NGO in Consultative Status with ECOSOC

Appendix to the Contribution to the Universal Periodic Review Mechanism

5th Session of the Working Group of the UPR (4 – 15 May 2009)

Submission on the Socialist Republic of Viet Nam

30 October 2008

Case samples

International PEN has been monitoring repression of writers and journalists in the Socialist Republic of Viet Nam, and concludes, as evidenced by the case samples, that rather than improving, freedom of expression in Viet Nam continues to be disregarded by the authorities. The following are a list of International PEN’s main cases of writers imprisoned in Viet Nam as of October 2008.

DANG Phuc Tue (religious name: Thich Quang Do): Buddhist monk, writer, scholar. Secretary General of the outlawed Institute for the Propagation of the Dharma, United Buddhist Church of Vietnam (UBCV). He was arrested on 9 October 2003, together with a delegation of nine UBCV leaders, and taken away for interrogation. Thich Quang Do was then placed under house arrest in Thanh Minh Zen Monastery in Ho Chi Minh City , where he remains. Previously, on 27 June 2003, he was released from a twenty-seven month detention order. Thich Quang Do has spent most of the last twenty years in detention or under residential surveillance because of his campaign for religious freedom and free expression.

LE Thi Cong Nhan (f) and NGUYEN Van Dai: Lawyer and cyber dissident, and journalist respectively, were arrested at their homes on 6 March 2007. They were accused of ‘hostile propaganda against the Socialist Republic of Vietnam’ for their dissident activities with the pro-democracy movement ‘’Bloc 8406’’, including the recent signing of a petition. They were sentenced to four years and five years in prison respectively, reduced by one year each on appeal. In January 2008 Le Thi Cong Nhan was transferred to Trai Giam detention camp #5, Cao Thinh village, Ngog Lac District, Thanh Hoa Province , south Vietnam , and Nguyen Van Dai was transferred to K1 Detention Camp, Ba Sao Village, Kim Bang District, Ha Nam Province, 80km south of Ha Noi. Nguyen Van Dai is one of the leaders of the democracy movement ‘’Bloc 8406’’ and regularly posted pro-democracy essays on foreign websites. He started a web-log on the Reporters Sans Frontiers web-log platform shortly before his arrest (http://nguyenvandai.rsfblog.org). He and fellow lawyer Le Thi Cong Nhan have been under heavy surveillance for some time for their dissident activities, and were briefly detained on 3 February 2007 and held for 48 hours. Nguyen Van Dai was reportedly subjected to criticism by a ‘popular court’ on 8 February 2007, in which 200 residents from a district of Hanoi were mobilised by the authorities to insult and denounce him for being a ‘traitor’.

NGUYEN Van Hai (aka Nguyen Hoang Hai/Dieu Cay): Independent journalist and blogger, was arrested on 19 April 2008, after he participated in protests in Ho Chi Minh City earlier in 2008. There are reports that he had been closely watched by the police and threatened with death prior to his arrest. On 10 September 2008 he was sentenced to two and a half years-imprisonment by the Vietnamese People’s Court at Ho Chi Minh city for alleged tax fraud, although he is widely believed to be targeted for his criticism of Vietnamese government policy. He is known for his critical internet postings calling for greater democracy and human rights in Vietnam and his participation in protests against Chinese foreign policy. Dieu Cay was one of the founding members of the Club of Free Journalists (Cau Lac Bo Nha Bao Tu Do) in 2006.

NGUYEN Viet Chien and NGUYEN Van Hai: Reporters for the Vietnamese language newspapers Thanh Nien and Tuoi Tre respectively, were arrested on 13 May 2008. Their detention was linked to their reports on high-level corruption in the so-called “PMU- 18” scandal in 2006. On 15 October 2008 the Hanoi People’s Court sentenced both journalists under Article 258 of the Penal Code, for ‘abusing democratic freedoms to infringe upon the interest of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens’. Nguyen Viet Chien was given a two-year imprisonment sentence after pleading his innocence, while Nguyen Van Hai was handed down a non-custodial two-year re-education sentence, after pleading guilty.

NGUYEN Van Ly: Priest, scholar, essayist and co-editor of the underground online magazine Tu Do Ngôn luan (Free Speech), was arrested on 19 February 2007 during an ‘administrative check’ at the archdiocesan building where he lives in the city of Hue . Two other editors of Tu Do Ngôn luan, Father Chan Tin and Father Phan Van Loi, were reportedly also placed under house arrest. On 30 March 2007 a People’ Court in Hue ( Central Vietnam ) sentenced Father Nguyen Van Ly to eight years in prison and five years of probationary detention for ‘conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam’, under Article 88 of the Penal Code.

TRAN Quoc Hien: Internet writer and human rights lawyer, was arrested on 12 January 2007, the day after being nominated as the spokesperson for the Workers-Farmers Organisation (UWFO), an organisation which represents workers and farmers’ rights and which is not recognised by the government. He was charged with ‘spreading anti-government propaganda’ on the Internet and ‘endangering state security’. He was found guilty of both charges by a court in Ho Chi Minh City on 15 May 2007, following a trial that reportedly only lasted four hours. Tran Quoc Hien is known for his critical writings published on the Internet, including a short story The Tail about the experience of life under surveillance. He is a member of the pro-democracy movement ’Bloc 8406’ .

TRUONG Minh Duc: Freelance journalist and political activist, member of Bloc 8406 and the Vietnamese Populist party, was arrested on 5 May 2007. He was given a five-year prison sentence on 28 March 2008, for ‘taking advantage of democratic rights to act against the state’s interest’ and ‘receiving money from abroad to support complaints against the state’, under Article 258 on the Penal Code. Truong Minh Duc is known for his articles on corruption and abuse of power since 1994 for various newspapers, under different pseudonyms. Among the pieces he wrote, and which are said to have incriminated him are the following articles: ‘To Point at Corruption’s Mandarins in Kien Giang Province ’; ‘Court of Tyrannous, Influential and Powerful Notables; and ‘Province Chairman, Inspectors in collusion with Judiciary System’.

International PEN

NGO in Consultative Status with ECOSOC

Appendix to the Contribution to the Universal Periodic Review Mechanism

5th Session of the Working Group of the UPR (4 – 15 May 2009)

Submission on the Socialist Republic of Viet Nam

The Assembly of Delegates of International PEN, meeting at its 74th Congress in Bogota , Colombia , 17-22 September 2008

Deplores that since the 73rd International PEN Congress in Dakar , Senegal , the situation of independent writers, journalists and defenders of freedom of expression in Viet Nam has further deteriorated. All writers released from prison in recent years continue to be placed under administrative detention. Some have been subjected to physical attacks and relentless harassment. New violent assaults, arbitrary arrests, unfair trials and unjust prison sentences have been recorded, with no respect for the rights of the defence and the independence of judges;

Shocked and indignant about the inhuman living conditions in labour camps, where prisoners of opinion are held in solitary confinement and/or incommunicado. Undernourished, deprived of medical care and hygiene, they have been attacked, humiliated and threatened by common law detainees. Among the victims: writer Tran Khai Thanh Thuy (f), who spent nine months in prison whilst suffering from tuberculosis and diabetes. Now released, she still bears noticeable scars on her face and leg as a result of ill-treatment in prison.

Protests the internment in a psychiatric hospital for her critical writings of Bui Kim Thanh (f), human rights lawyer and Internet writer, from early March to July 2008. She was previously held without charge in psychiatric detention from November 2006 to July 2007 for defending free of charge hundreds of Dan Oan (victims of injustice), women peasants arbitrarily dispossessed of their land. During her incarceration she was violently beaten and forcibly injected of unknown medication.

Deeply disturbed by the ongoing detention in forced labour camps of independent writers and journalists, condemned to heavy prison sentences at unfair trials followed by administrative detention for the peaceful exercise of their right to freedom of expression and association. Their only ‘crime’ has been to write articles about corruption, the abuse of

authority and human rights violations, or to speak out against the repression of dissenting voices, and to grant interviews to the overseas media. Those detained for their critical writings include:

- Nguyen Van Ly, priest, editor of the clandestine review Tu Do Ngon Luan (Freedom of Opinion), sentenced to 8 year-imprisonment. His co-editors Nguyen Phong and Nguyen Binh Thanh, sentenced respectively to 6 and 5 years-imprisonment; Hoang Thi Anh Dao (f) and Le Thi Le Hang (f) sentenced respectively to 2 years and 18 months- suspended imprisonment;

- Le Thi Cong Nhan (f), human rights lawyer and Internet writer, sentenced to 3 years’ -imprisonment. - Nguyen Van Dai, human rights lawyer, Internet writer and editor of the underground review Tu Do Dan Chu (Freedom and Democracy), sentenced to 4 years’-imprisonment;

- Tran Quoc Hien, human rights lawyer and Internet writer, sentenced to 5 years imprisonment;

- Le Nguyen Sang, physician and Internet writer, sentenced to 4 years’-imprisonment;

- Nguyen Bac Truyen, human rights lawyer and Internet writer, sentenced to 3 years and 6 months-imprisonment;

- Huynh Nguyen Dao, journalist and Internet writer, sentenced to 2 years and 6 months-imprisonment;

- Truong Quoc Huy, Vu Hoang Hai, Nguyen Ngoc Quang and Pham Ba Hai, Internet writers, sentenced respectively to 6, 5, 3 and 2 years’-imprisonment;

- Truong Minh Duc, journalist, sentenced to 5 years’ imprisonment, in very poor health;

Mourns the death of Buddhist monk and intellectual Le Dinh Nhan (Ven. Thich Huyen Quang), on 5 July 2008 at the age of 89 after being held under house arrest since 1982;

Fears for the fragile health of fellow Buddhist monk Dang Phuc Tue (Ven. Thich Quang Do), aged 80, who has been held under house arrest since 2003;

Appalled at the recent crackdown of independent journalists, in April and May 2008, particularly the arrests of journalist Nguyen Hoang Hai (pen-name Dieu Cay), Nguyen Van Hai and Nguyen Viet Chien, respectively investigative reporters of the newspapers Tuoi Tre (Youth) and Thanh Nien (Young People);

Alarmed by illegal ‘”people’s tribunals’’ where independent writers and journalists are denounced, blamed and humiliated by a hostile crowd organized by Party cadres and public security policemen. Among these victims: Le Thanh Tung, veteran journalist and Internet writer, ‘’tried’’ on 25 April 2008. He was accused of being a traitor for writing and publishing online several articles on the situation of human rights and democracy, and an account of his life, entitled ‘’Memoir of a Former Volunteer Fighter in the Vietnamese People’s Army’’.

Urges the Socialist Republic of Viet Nam’s government to:

1. release immediately and unconditionally all independent writers, journalists, and intellectuals currently detained for having exercised their right to freedom of expression;

2. cease all attacks, harassment and threats of arrest against those independent writers, journalists, and intellectuals;

3. improve conditions of detention in prisons and in camps, to allow sick prisoners to be hospitalized, to receive adequate medical care and to facilitate family visits ;

4. abolish censorship and lift all arbitrary restrictions on freedom of expression, freedom of press, freedom of association and freedom to create and to publish.

International PEN

NGO in Consultative Status with ECOSOC

Appendix to the Contribution to the Universal Periodic Review Mechanism

5th Session of the Working Group of the UPR (4 – 15 May 2009)

Submission on the Socialist Republic of Viet Nam

RAPID ACTION NETWORK

23 September 2008

RAN 47/08

VIETNAM: Crackdown on dissidents.

The Writers in Prison Committee (WiPC) of International PEN is alarmed about an apparent crackdown on dissent in Vietnam , in which a number of writers have been arrested in recent weeks. This brings the total number of writers detained in Vietnam to sixteen. International PEN calls for the immediate and unconditional release of all those detained in Vietnam for the peaceful exercise of their right to free expression, in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a signatory.

According to PEN’s information, a number of writers are amongst those to have been arrested as part of a crackdown on peaceful protests carried out by dissidents in recent weeks. The arrests are apparently part of a wider pattern of harassment and arrest by Vietnamese authorities of independent journalists, human rights activists, cyber dissidents, religious freedom advocates, and farmers protesting confiscation of their land. Those currently detained or under heavy surveillance include:

  • Nguyen Van Hai (aka Nguyen Hoang Hai/Dieu Cay): independent journalist and blogger, sentenced on 10 September 2008 to two and a half years-imprisonment by the Vietnamese People’s Court at Ho Chi Minh city for alleged tax fraud, although he is widely believed to be targeted for his criticism of Vietnamese government policy. He is known for his critical internet postings calling for greater democracy and human rights in Vietnam and his participation in protests against Chinese foreign policy. Dieu Cay was one of the founding members of the Club of Free Journalists (Cau Lac Bo Nha Bao Tu Do) in 2006.

  • Nguyen Xuan Nghia, poet and writer, member of the Hai Phong Association of writers and founding member of the banned democracy movement known as Block 8406, author of several online poems and articles, a recipient of the 2008 Hellman Hammet Award for Free Expression. Arrested on 11 September 2008. Held at the B14 labour camp in Ha Dong province, south of Hanoi .

  • Le Thi Kim Thu (f), online reporter and photographer, arrested on 14 August 2008, detained at Hoa Lo detention camp outside Hanoi; known for her reports for various overseas Vietnamese media outlets.

  • Pham Van Troi, dissident writer and activist, known for his contributions to the underground dissident review Tu Do Dan Chu (Freedom and Democracy). Arrested on 10 September 2008 and detained at the B14 labour camp, in Ha Dong province, south of Hanoi .

  • Nguyen Van Tuc, farmer, poet and human rights defender, known for his numerous writings on social injustice and satirical poems published on overseas websites. Arrested on 10 September 2008 and detained at the B14 labour camp, in Ha Dong province, south of Hanoi .

  • Ngô Quỳnh, student and dissident writer, author of online dissenting articles, including ‘ Viet Nam needs to compile a new History-book’ and ‘Journey to Lang Son’s Dairy’, published on overseas websites. Arrested on 10 September 2008 and detained at the B14 labour camp, in Ha Dong province, south of Hanoi .

  • Tran Duc Thach, poet. Reportedly arrested on 10 September 2008, released the same day but remains under heavy surveillance.

  • Pham Thanh Nghien (f): Internet writer and independent journalist. Arrested on 11 September 2008, released later that day but remained under residential surveillance until her re-arrest on 17 September 2008. Thought to be held under Article 88 of the Criminal Code on charges of ‘propaganda against the state’.

For further information go to:

Human Rights Watch article, ‘ Vietnam : New Round of Arrests Target Democracy Activists’

http://hrw.org/english/docs/2008/09/11/vietna19796.htm

IFEX alerts and reports on freedom of expression in Vietnam :

http://www.ifex.org/en/content/view/full/164/

For the BBC’s country profile:

http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/asia-pacific/country_profiles/1243338.stm

Please send appeals:

- Expressing alarm at the recent crackdown on dissident in Vietnam , in which a number of writers have been detained;

- calling for the immediate and unconditional release of all those detained for the peaceful exercise of their right to free expression, in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a signatory.

Appeals to be sent to:

- His Excellency Nguyên Minh Triêt President C/o Ministry of Foreign Affairs

Hanoi Socialist Republic of Vietnam

- Prime Minister Nguyên Tân Dung 1 Hoang Hoa Tham Street Hanoi Socialist Republic of Vietnam

- Lê Doan Hop, Minister of Culture and Information 1 Hoang Hoa Tham Street Hanoi Socialist Republic of Vietnam

Please note that there are no fax numbers available for the Vietnamese authorities, so you may wish to ask the diplomatic representative for Vietnam in your country to forward your appeals. It would also be advantageous to ask your country’s diplomatic representatives in Vietnam to intervene in the case. For some Vietnamese embassies in the world:

http://www.embassiesabroad.com/embassies-of/Vietnam

***Please send appeals immediately. Check with International PEN if sending appeals after 15 October 2008. ***

For further information please contact Cathy McCann at International PEN Writers in Prison Committee, Brownlow House, 50/51 High Holborn, London WC1V 6ER, Tel.+ 44 (0) 20 7405 0338, Fax: +44 (0) 20 7405 0339, email: cathy.mccann@internationalpen.org.uk

Lưu trữ Blog

Người theo dõi