16 thg 5, 2009

Ba tên Đồ tể lớn nhứt của nhơn loại ( phần 2 )

(Kỳ II)

Ba tên Đồ tể lớn nhứt của nhơn loại trong thế kỷ XX:

100 triệu người chết:

Hitler : 25 Triệu người chết từ 1933 đến 1945

Staline : 12 Triệu người chết từ 1924 đến 1953

Mao Zêđông : 65 Triệu người chết từ 1949 đến 1976

Phan Văn Song

- 100 triệu người chết với 3 tay đồ tể nầy: kỷ lục trong lịch sử loài người. Tại sao ? Làm sao ? Phương thức nào ?

Không lấy gì là khó khăn lắm ! Hãy lựa một anh chàng tương đố khá thông minh nhưng rất quỷ quái, đầy mặc cảm, gò bó, hẹp hòi và thiếu nhơn tính. Hãy cho hắn ta chiếm một quyền hành độc tài. Hãy tìm cho hắn ta một chủ thuyết và đưa chủ thuyết ấy thành cuồng tín: loại thay đổi một xã hội hay một dân tộc: « thuần chủng » hay « cộng sản ». Trộn đều với những bối cảnh đặc biệt, cách mạng, chiến tranh hay khủng hoảng kinh tế. Kết quả: một biển máu...

2/ Staline:

Hay là tên Khùng Đỏ. Thực sự như vậy, không nên ở gần tên « Cha già dân tộc » nầy; nên tránh xa ra, càng xa càng tốt. Những người thân cận y, y giết sạch. Nhơn dân của y, tôn sùng y như một vị thánh, y giết sạch. Trong lúc ấy, trên sách báo, trên bích chương, trên màn ảnh, hệ thống tuyên truyền chế độ Sô Viết ca tụng y và chế độ của y là một chế độ siêu việt, hoàn hảo.

Ngày 6 tháng 12 năm 1879, tại tỉnh lỵ Gori, Géorgia, một đứa bé, ốm yếu, bé Iossif (Giô Dép) Vissiarionovitch Djougachvili sanh ra đời. Bé là con một anh thợ giầy, thoạt đầu làm ăn khá giả, nhưng vì nghiện rượu nặng nên tán gia bại sản, sanh ra chán đời, cau có, cộc cằn, gây gổ vợ và mỗi ngày đều đặn cho cậu bé, với cái tên ngồ nghê Sosso, vài trận đòn. Cậu Sosso, lớn lên trong không khí hận thù của ông bố nghiện ngập tàn ác ấy. Một tai nạn lưu thông (xe ngựa cán), một cơn bịnh đậu mùa, để lại cho cậu bé, một gương mặt rổ hoa, một cánh tay trái tê liệt và một tướng đi khập khểnh.

Một bửa sáng đẹp trời, ông bố mất tích, Sosso được giải thoát, được mẹ đưa vào trường đạo ở Gori để đi học. Năm 16 tuổi, Sosso được tuyển vào Chủng Viện ở Tiflis, sau nầy là Thủ đô Tbilissi của Géorgia, lúc ấy chỉ là một tỉnh nhỏ bé, xa xôi nằm trong vùng Caucase hoang dã của Đế quốc Nga do một vị Hoàng Đế (Tsar) đầy uy quyền.

Hình 1 : Staline tương lai trong bộ áo chủng sanh.

Học để làm một ông Thầy Tu, Sosso không gặp Chúa, nhưng gặp ... Chánh trị. Anh ta gặp được một lý thuyết chánh trị – Lý thuyết Mác Xít (Marxism) - và từ đó nuôi giấc mộng : làm cách mạng để lật đổ triều đại Nga Hoàng và thành lập chế độ Xã hội Chủ nghĩa.

Năm 20 tuổi, Sosso gia nhập Đảng Lao động Dân Chủ Xã hội (POSDR). Ở đấy anh gặp một đồng chí tên là Lénine (Người của giòng sông Léna), một tay trí thức và một lý thuyết gia rất giỏi. Lénine, tên thật là Vladimir Ilitch Oulianov là người cầm đầu nhóm cuồng tín, cực đoan, chủ trương làm cách mạng bằng bạo lực; nhóm nầy được gọi là nhóm « bolchevik », nghĩa là « đa số ».

Tướng cướp:

Sosso được Lénine giao trách nhiệm kinh tài, phải kiếm tiền để trang trải tiền chi phí hoạt động: in ấn các truyền đơn, làm giấy tờ giả, đi lại, thậm chí mua vũ khí .... Sosso không từ một phương tiện nào để kiếm tiền, cướp của, bắt cóc trẻ con đàn bà đòi tiền chuộc, tống tiền, đốt nhà, giết người ... nói tóm lại tổ chức của Sosso hành động như một đảng cướp. Điển hình, ngày 13 tháng sáu năm 1907, Sosso và đồng bọn đánh cướp một xe chở tiển của một Ngân hàng ở Tiflis: đánh bằng bom , 40 người chết và hàng trăm người bị thương trong dân chúng đi lại ngoài đường phố. « Tôi không sợ đỗ máu, tôi chỉ cần kết quả », chàng trai trẻ Sosso lim dim đôi mắt và tuyên bố. Cử chỉ nầy làm lạnh gáy kể cả những đồng chí và đồng bọn. Thực vậy, luôn luôn núp trong bóng tối, suốt đời Staline là một tay khát máu, không ngần ngại thương tiếc một ai: kẻ thù đã đành, nhưng dến cả người thân, bạn bè, bà con .. tất cả những ai mà Staline nghĩ rằng họ có thể là đối thủ, kẻ nghịch nghĩa là kẻ thù với bản thân hắn ta. Ysĩ tâm lý học gọi đến là bệnh parano, một anh khùng tâm bệnh parano.

Đối với Staline ai cũng là kẻ thù hay có thể là kẻ thù: y thường thử thách lòng kiên trung và sùng tín của các người thân cận bằng chưởi bới, dày vò thậm chí đến tra tấn. Kể cả gia đình hắn cũng không chừa, y sẳn sàng để bà vợ trẻ của y, cô Kato, chêt lạnh vì bệnh trong căn nhà thiếu tiện nghi; hắn sẳn sàng không cứu con trai ruột của hắn , Iakov và để con chết (con của Staline bị quân Đức bắt trong trận Stalinegrad, Staline không trả lời sự thương thuyết của quân Đức chấp nhận con mình bị chết)

Thế nhưng, Lénine lại chọn tên hung dữ nầy làm vị một lãnh đạo Đảng. Bị bắt 9 lần, bị đi đày ở Xi bê ri a, vượt ngục 8 lần, hắn là người hùng với những thành tích được cả Đảng ngưởng mộ. Năm 1912, Lénine đưa hắn vào Trung Ương Đảng. Từ đấy, Sosso lấy tên là Staline, có nghĩa là Người Sắt. Cũng từ nay, thế giới chỉ biết tên Staline thôi. Dỉ nhiên so với Lénine, so với Strotsky, những nhơn vật lãnh đạo trí thức Staline thoạt xem rất lu mờ, Staline không biết ăn nói trước đám đông, quần chúng, nhưng Staline là một tay hoạt động, một tay tổ chức âm mưu, một tay giết người, dưới bộ râu hiền hòa ngây ngô của một anh nông dân Nga.

Lên Ngôi:

Hình 2: Staline, 1947.

Năm 1914, Thế chiến thứ nhứt bùng nỗ, Nga tham gia cùng nước Pháp. Nhưng vì không địch lại Đức, Nga Hoàng bị hạ bệ năm 1917, do cuộc Cách Mạng lần thứ nhứt tại Saint Peterbourg (Thủ đô của Đế quốc Nga). Lénine không có mặt, bị kẹt ở Thụy Sĩ, cả Staline cũng không có mặt, bị đày ở Xi bê ri a. Cả bọn gặp trở lại ở Saint Peterbourg (sau nầy lấy tên là Petrograd), Lénine giựt lại quyền lãnh đạo nhóm bolchevik, Strotsky, tay hùng biện là phụ tá và Staline núp trong bóng tối. Và bộ ba nầy, bằng mọi giá phá thối nhà cầm quyền cách mạng Nga, cầm đầu bời những tay tiểu tư sản với những tư tưởng tự do, xã hội và dân chủ. Ngày 26 tháng mười 1917, nhóm bolchevik cướp chánh quyền bằng vũ lực, dưới sự lãnh đạo 5 người: Lénine, Strotsky, Staline, Zinoviev và Kamenev. Đây là cuộc cách mạng lần thứ hai, cuộc cách mạng bolchevik, một nhóm người độc tài, khát máu bắt đầu nhuộm đỏ đất nước Nga từ đây.

Ngay từ những ngày đầu, nhóm bolchevik xử bắn hàng ngàn những người đối nghịch hay địch thủ hay bất đồng ý kiến. Hàng chục ngàn người tiếp tục bị giết trong bốn năm nội chiến. Staline thoạt đầu chỉ là một tay Chính Ủy bình thường, nhưng chẳng chốc hắn biến thành tên lãnh tụ duy nhứt. Năm 1922, Staline giựt được chức vụ cao nhứt của Đảng Cộng sản bolchevik là chức vụ Tổng Thư Ký Trung Ương Đảng. Với chức vụ tối cao nầy, hắn toàn quyền quyết định, và đưa tất cả những vây cánh vào Trung Ương. Năm 1924, Lénine mất, Staline giành được cương vị nối ngôi. Chỉ vài năm sau, Kamenev bị hạ bệ, rồi năm 1936, Zinoniev bị xử bắn, và cuối cùng hắn ra lệnh ám sát Strotsky, đang lánh nạn tại Mể Tây Cơ năm 1940. Nhưng từ năm 1929, Staline đã là vị Thủ lãnh độc tài của thế giới Nga, nay biến thành Liên Bang các Cộng hòa Sô Viết. Staline thâu gọn trong tay một quyền sanh sát mà cả Hitler và Mao Zêdong vẫn không đạt được. Với chức vụ và quyền lực ấy Staline bèn tổ chức một « xã hội xã hội chủ nghĩa » dã man không hề thấy trong trong lịch sử loài người. Nhơn danh một ý thức hệ, một chủ nghĩa mệnh danh là « cộng sản », hay « mác xít-lê nin nít », một cái quái thai lẫn lộn giữa những tư tưởng của Karl Marx và Lénine. Theo thuyết Mác xít -lê nin nít, lịch sử con người là một chuổi dài đấu tranh giữa các giai cấp, giàu và nghèo.

Để không còn sự đấu tranh ấy, bọn bolchevik nghĩ rằng chỉ có một cách là giai cấp thợ thuyền, gọi là lao động phải diệt giai cấp tiểu tư sản, chủ nhơn, giàu có, và lập một xã hội không giai cấp, đời sống hàng ngày không còn làm việc chạy theo lợi nhuận nữa mà chỉ để phục vụ sự an nhàn hưởng thụ của con người. Lénine đã là một tay quá khích rồi nhưng Staline lại còn hơn thế nữa, hắn, là một tay khát máu. Chương trình của Staline gồm có ba điểm: Một là : muốn có một xã hội không giai cấp, xã hội chủ nghĩa, dễ lắm: giết, tiêu diệt tất cả những giai cấp khác: những tiểu tư sản, chủ nhơn những xí nghiệp, những tiệm buôn, những chủ điển, những người buôn bán .. Hai là : Biến nước Nga nông nghiệp thành một Liên bang Sô viết công nghiệp. Và ba là : Diệt và loại trừ tất cả những kẻ thù của Cộng sản và Liên Bang Sô Viết; và vì Staline nhìn đâu cũng thấy toàn là kể thù, suốt thời gian trị vì của Staline đến lúc hắn chết năm 1953, Staline cầm nước Nga trong một bàn tay sắt. Người cha già dân tộc, tên do hệ thống tuyên truyền Sô Viết gọi hắn, đã vì muốn xóa hẳn nước Nga quá khứ và tạo một Liên Bang Sô Viết của tương lai, Staline đã giết và làm cỏ 12 triệu sanh linh .

Sau đây vắn tắt một vài thành tích:

Đánh Điền chủ, cải cách ruông đất : Năm 1929, Staline quyết định cải cách ruông dẹp bỏ giai cấp koulak, giai cấp điền chủ. Vì muốn tổ chức các hợp tác xã nhơn dân, kolkhozes,các điền chủ phải hiến đất, để chiếm đất, phải tố và giết. Kết quả 2 triệu đàn ông đàn bà trẻ con bị giết, bị đi đày ở Xi bê ri a, bị bỏ đói đến chết, tài sản bị cướp sạch, sung công vào những Hợp tác xã nhơn dân.

Nạn đói có tổ chức : Ukraini a, Staline gặp sự phản đối của nông dân, không phải của koulak.

Hình 3: một hình ảnh quen thuộc trong thời gian nạn đói 1930-31: một xác người nông dân chết đói trên một phố thủ đô Kiev.

Chính người nông dân ở Ukraini a không chịu vào và thành lập Hợp tác xã. Staline dùng quân đội và công an đàn áp, bằng cách sung công lúa và hoa mầu vừa gặt được, từ trên 50% đến 80%, để xuất cảng đổi dollars cho Nhà nước. Mùa Đông năm 1932, nạn đói xãy ra, thêm bệnh dịch tả hoành hành, nhiếu nơi có cảnh ăn thịt người. Staline ra một đạo luật xử tử hình ai ăn cắp chỉ một ngọn lúa. Và Staline cấm không cho tổ chức cứu trợ để phạt những « kẻ thù của cách mạng ». Kết quả 6 triệu người chết.

Thanh trừng : Từ năm 1934 đến 1938, bộ máy kềm kẹp chỉ biết lo « những kẻ thù nội ứng ». Ban thanh lọc Đảng Cộng sản đành người Cộng sản. Những hồ sơ giả được dựng lên, những người bị bắt bị tra tấn nặng nề chấp nhận tất cả tội lỗi do công an dàn dựng và khai những đống lõa tưởng tượng ... Kết quả : 720 ngàn người bị giết.

Thanh lọc tại những vùng xâm chiếm : Từ 1939 đến 1940, Liên Bang Sô Viết xâm chiếm bằng vũ lực các tỉnh trước kia thuộc Balan và Romani a, và ba quốc gia vùng Ban tíc: Li tua nia, Let tô ni a vàv Ec tô ni a. Tất cả những giai cấp hay thành phần « không hợp với xã hội chủ nghĩa » đều bị đi đày đi Xi bê ri a. 1 triệu nạn nhơn, một số lớn mất tích luôn. Tấn tuồng nầy được diễn lại vào năm 1944 – 1945 khi Quân đội Hống quân đến giải phóng các tỉnh nói trên đã bị quân đội Đức tạm chiếm trong chiến tranh.

Hình 4 : Vài dân tộc thiểu số của Liên Sô bị Staline vô cớ xem như là đầu hàng Đức Quốc Xã trong Thế chiến II: 450 ngàn dân gốc Đức sống từ cả thế kỷ ở dọc sông Volga bị đày đi Xi bê ri a và vùng Ka zắt xì tăn ngay vào đầu năm 1941. Sau đó đến phiên dân Tatars vùng Cri mê vào năm 1943; năm 1944, đến phiên dân Tchê chên, dân In gút, dân Ka rat tchai, dân Bal ka và dân Ka mút. Tổng cộng 1 triệu người và một con số không nhỏ nạn nhơn nhưng không ai biết được.

Tội ác chống ngưới Đức : Quân đội Đức khi xua quân năm 1941 đánh Nga rất dã man với quân Sô Viết. Staline trả thù tàn bạo hơn: 1 triệu tù binh Đức chết đói, chết bịnh và thiếu dinh dưởng. Và khi Hồng quân xâm nhập nước Đức vào năm 1945, hàng trăn ngàn đàn bà bị hãm hiếp, hàng chục ngàn bị giết chết. 2 triệu người tỵ nạn, người già, đàn bà, con trẻ bị giết, bắn bỏ, bị xích xe tăng nghiền .. bị vứt trên các nẻo đường không săn sóc giữa mùa Đông năm ấy.

Và đây là bộ máy :

Đảng Cộng Sản Sô Viết:

Đảng cầm quyền, khoảng 2 triệu người (170 triệu dân). Giai cấp thống trị chánh trị ( Nhà nước, Bộ trưởng ....), kinh tế ( Thủ trưởng, giám đốc các cơ sở sản xuất, ngân hàng, ...) quân đội (cấp chỉ huy), truyền thông (báo, đài...)... nói tóm lại tất cả những nút thắt chỉ huy của hệ thống quản lý đất nước ,...Đảng viên có những quyền đậc biệt và hưởng thụ đặc biệt, khác với nhơn dân . Họ có nhà ở riêng, họ có những tiệm mua hàng riêng, có chổ nghỉ ngơi riêng, những trường học riêng cho các con của họ, nơi nghỉ mát riêng cho con họ, cho gia đình họ, xe hơi riêng, người phục vụ riêng ... Bổn phận Đảng viên là quản lý quần chúng, nhơn dân, và thúc dục nhơn dân phải phục vụ và làm việc cho Đảng và chỉ cho Đảng thôi. Bổn phận cao cả hơn nữa của một Đảng viên là phải giữ gìn Đảng, và xem coi « có kẻ thù nào đánh phá Đảng không ». Bảo vệ Đảng là nhiệm vụ hàng đầu. Vì vậy hải tố cáo những phần tử « lạc đường », « yếu hèn », ... Ở Liên Bang Sô Viết chỉ có một sự thật, sự thật của Đảng. Mọi tư tưởng sai lạc, đều là « chống đối » mà chống đối là kẻ thù và kẻ thù phải giết sạch, hay đi đày. Nếu cần cả gia đình cả giòng họ, xóm giềng, làng xã.

Hình 5 : Goulag: hay Trại Tập trung Lao Cải. Những vùng phần đông ở Vùng đất lạnh và hẻo lánh. Hình 6 : Cảnh Lao động Cải tạo trên Công trường Ban Tíc và Biển Bạch Hải.

Công An :

Công An Chính trị là công cụ chánh yếu của Staline. Được đặt nhiều tên khác nhau, thoạt đầu là Tchéka, sau đó là Guépé u, NKVD và cuối cùng KGB. Công An Chính trị có toàn quyền, kiểm soát thư từ, nghe lén điện thoại, bắt người không cần chứng minh, tra tấn, đày ải, giết ...Họ chỉ cần nghe lệnh của cấp lãnh đạo cao nhứt của họ lúc bấy giờ là Iejov và Bé ri a thôi. Những Đảng viên Đảng Cộng sản, kể cả những Đảng viên cao cấp, hay cả những cận thần của Staline vẫn bị theo dõi.

Thế giới của thời Staline là thế giới của sự sợ hãi. Nếu chẳng may, bị tố cáo, Công An đến viếng nhà khi trời vừa rạng đông, nạn nhơn chắc chắn là ra đi không trở lại. Vợ con và giòng họ biến thành vợ con giòng họ của « kẻ thù nhơn dân » và đời sống bắt đầu sẽ khốn khổ.

Thay lời kết :

Xin thử so sánh cuộc hành trình chánh trị của Staline và hành trình chánh trị của Hồ Chí Minh. Và hãy rút kinh nghiệm. Hồ Chí Minh, một học trò trung thành, bắt chước từng bước một của ông thầy Staline. Cải cách ruông đất, với tên trưởng ban tuyên truyền với bài thơ: « Giết » rợn người. Với nữa triệu người chết với Cải cách Ruông đất, Hồ Chí Minh là một tay đồ tể nhơn loại. Với những trại tập trung lao cải, với những cuộc đấu tố; Với bộ máy Công An Chánh trị, Hồ Chí minh lập y khuốn những bước đi của tên thầy đồ tể Staline.

Hình 6: Hình « căn cước các con của các tôi nhơn « phản động » đã bị hành quyết. Các đứa trẻ khốn cùng nầy được nuôi trong các trại mồ côi thuộc Bộ Công An. Suốt đời các em bé nầy, các em mang các nhục là con của những kẻ thù nhơn dân . ( PolPot ngày nay có khác chi, xem tài liệu trại tù ở Pnom Pênh)

Ngày 1 tháng 5 năm 2009

Phan Văn Song

Ghi Chú:

- Sous le signe de l'Étoile Rouge (Dưới Ngôi Sao Đỏ) David King Nhà sách Gallimard Paris.

- Le jeune Staline (Staline thời niên thiếu ) Simon Sébag Nhà Sách Calmann - Lévy Paris

Lưu trữ Blog

Người theo dõi