16 thg 5, 2009

Ba tên Đồ tể lớn nhứt của nhơn loại ( phần 1 )

Viết cho ngày 30 tháng Tư và Tháng Năm 2009:

Ba tên Đồ tể lớn nhứt của nhơn loại trong thế kỷ XX:

100 triệu người chết:

Hitler : 25 Triệu người chết từ 1933 đến 1945

Staline : 12 Triệu người chết từ 1924 đến 1953

Mao Zêđông : 65 Triệu người chết từ 1949 đến 1976

Phan Văn Song

- 100 triệu người chết với 3 tay đồ tể nầy: kỷ lục trong lịch sử loài người. Tại sao ? Làm sao ? Phương thức nào ?

Không lấy gì là khó khăn lắm ! Hãy lựa một anh chàng tương đố khá thông minh nhưng rất quỷ quái, đầy mặc cảm, gò bó, hẹp hòi và thiếu nhơn tính. Hãy cho hắn ta chiếm một quyền hành độc tài. Hãy tìm cho hắn ta một chủ thuyết và đưa chủ thuyết ấy thành cuồng tín: loại thay đổi một xã hội hay một dân tộc: « thuần chủng » hay « cộng sản ». Trộn đều với những bối cảnh đặc biệt, cách mạng, chiến tranh hay khủng hoảng kinh tế. Kết quả: một biển máu...

1 / Hitler :

Hay động cơ nào biến một tay họa sĩ bất tài thành một nhà chánh trị độc tài dắt một đất nước đi vào chủ thuyết « thuần chủng tộc » và thảm họa nhơn loại ? Với một nước Đức đang bị nhục nhả vì thất trận, nghèo nàn vì khủng hoảng kinh tế Hitler đã dám hứa sẽ ban cho công ăn, việc làm, tạo một trật tự xã hội mới và một đế quốc huy hoàng xán lạn cho toàn nhơn dân Đức, trả lại hảnh diện cho nước Đức. Chỉ với một điều kiện: giết và xóa tất cả những phần tử khác chủng tộc và yếu hèn.

Hình 1: Adoft Hitler

Mùa Thu 1909, một chàng trai, trong một chiếc khoác bành tô dơ dáy, với một cái mũ dạ cũ kỷ, đang sống nghèo nàn, co ro, trong thành phố Vienna, thủ đô nước Áo. Chàng thường ngủ nhờ trong những nhà trọ xã hội và thỉnh thoảng mới ăn được một dỉa súp nóng khi bán được một bức tranh do mình họa. Anh chàng nầy tên là Adoft Hitler, 20 tuổi, sanh quán tại Braunau, một tỉnh lẻ cạnh biên giới với nước Đức. Anh là con một ông làm nghề quan thuế, tánh tình cộc cằn, thiếu thiện cảm với con, thường đánh con sau khi gây gổ với vợ, bà Klara, người mẹ yêu quí và cũng là tình yêu và lẻ sống độc nhứt của Adoft Hitler.

Adoft bỏ học năm anh ta vừa 16 tuổi, thật sự thì hắn cũng chán cái học lắm rồi. Năm 1908, hắn lên Vienna, và có giấc mộng học làm một họa sĩ. Nhưng vì quá lười biếng, mộng nghệ sĩ biến thành mộng đi hoang. Tại thủ đô nước Áo, Adoft gặp Schönerer, một chánh trị gia quá khích, tự tôn mình và thích người ta gọi mình là Fürher (Người dẫn đầu – Guide) và buộc người ta chào mình bằng một tiếng Heil! (Hoan hô) dõng dạc. Shönerer có chủ thuyết là những khó khăn kinh tế của nước Áo đều do lỗi của những người Do thái giáo. Hitler cũng ngưởng mộ ông Thị trưởng thủ đô Vienna, Karl Lueger, một tay hùng biện, thường tụ tập những người nghèo hay những nạn nhơn kinh tế qua chủ thuyết « chống bọn Do thái giáo ». Adoft Hitler thật sự chỉ còn có hai thú đam mê : là chánh trị và nhạc Opéra của nhạc sĩ Wagner để hâm nóng cuộc sống buồn tẻ và thất bại của mình, nhiều lúc anh chành chán đời quá, cũng nghĩ đến tự tử nhưng không đủ can đảm.

Bệnh tâm thần được chửa trị bởi đam mê chánh trị:

Năm 1913, Hitler rời nước Áo, xem rằng quốc gia nầy quá dễ dải, chấp nhận di dân tứ xứ đến ở đậu. Hắn đến Muenchen, nước Đức, một thành phố và một đất theo Hitler « thuần chủng » hơn. Cũng tại đấy hắn ta nghe lệnh tuyên chiến của Đức với nước Nga (bắt đầu thế chiến thứ nhứt). Lòng ái quốc nổi dậy, Adoft tinh nguyện đầu quân, là một chiến sĩ can trường, lên lon Hạ sĩ, bị thương hai lần và được thưởng Huy chương Thập tự Sắt ( huy chương Anh dủng lớn nhứt của Đức). Tay Hạ sĩ Adoft Hitler nầy chỉ có một người bạn là con chó tên Foxl thôi. Còn các đồng đội Hitler thường chán ngấy khi Hitler trong những lúc nghỉ ngơi ở hậu cứ hội họp anh em lại và lải nhải lý thuyết một nước Đức hùng mạnh với một Reich oai hùng, một đế quốc sẽ thống trị toàn bộ Âu châu. Hitler thù nghịch đám phản chiến và đám dân chủ đang đấu tranh ngưng chiến tranh.

Cũng như phần đông những người Đức, Hitler không nghĩ rằng nước Đức có thể bại trận. Và nước Đức bại trận, Hitler thất vọng. Lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng hắn ta khóc (lần thứ nhứt, Hitler khóc mẹ). Nước Đức thất trận: nhục nhả, nghèo nàn, hổn loạn. Hitler trở về Muenchen, và lần đầu tiên trong đời hắn, một người để ý đến hắn. Đấy là Đại úy Karl Mayr, ông mời Hitler làm trưởng nhóm để đấu tranh chống chủ nghỉa Cộng sản, một chủ nghỉa vừa ra đời ở Nga hai năm trước đang du nhập và đang bành trướng ờ nước Đức.

Nhà diễn thuyết chánh trị Hitler:

Trong vai trò nầy, bắt đầu xuất hiện một Hitler mới, một con người mới. Khi hắn mở miệng ra để diễn thuyết, thường trong những quán rượu ồn ào, và mờ mịt khói thuốc, tất cả mọi người đều im lặng, chăm chú bám vào lời nói của anh chành nhỏ con, tóc đen, giáng điệu bình thường với cặp mắt xanh đục sâu sắc. Hitler là một nhà hùng biện – bẩm sanh. Anh biết sử dụng tình cảm các thính giả. Tài nghệ ăn nói càng xử dụng càng điêu luyện. Hắn xử dụng một văn chương rất tầm thường, dễ hiểu, nhiều khi bình dân, có khi tục tằn, nhưng luôn luôn nhấn mạnh với những hình ảnh. Một giọng nói to, đầy lữa quyến rũ, đánh đúng vào tâm lý những yêu cầu, chờ đợi của những thính giả. Nghe lời khuyên của Mayr, Hitler gia nhập một đảng cực hữu và năm 1920 đượcc bầu làm Chủ tịch. Hắn bèn đổi tên Đảng nầy thành Đảng Quốc gia - Xã hội các công nhơn Đức, gọi tắc là Đảng nazi. Hắn dùng những tay lưc lưởng, thuộc thành phần quân đội thua trận bất mãn, hay những doanh thương bị phá sản bởi thời cuộc làm thuộc hạ để bảo vệ mình.

Năm 1923, Hitler vì không lượng sức mình, cướp chánh quyền, thất bại, anh phải vào tù. Ở đấy anh viết cuốn Mein Kampf (Cuộc đấu tranh của tôi). Một cuốn sách dày đặc, với một giọng văn hằn học, thù hận,diễn giảng cái nhìn chánh trị của mình. Dỉ nhiên, để quốc gia Đức và dân tộc Đức, dân tộc thuần chủng tộc Aryens là trên tất cả, và dưới chót, là người Do thái giáo, « con bệnh của nhơn loại », một nhóm người có tội là đã ra chủ nghỉa Cộng sản để thống trị nhơn loại và diệt chủng người Aryens. Vì thế, người Aryens phài biết tồ chức một một Đế quốc mạnh, với một chủng tộc « thuần túy và trong sạch » , tạo một « khu sanh tồn ở phía Đông » bằng cách phải chinh phục, xâm chiếm Ba lan, Ukrainia và Nga.

Chủng tộc Aryens sẽ là bá chủ hoàn cầu:

Ra tù năm 1924, Hitler tiếp tục đấu tranh chánh trị với Đảng Nazi. Cuộc đời chánh trị của hắn chắc cũng không lấy gì huy hoàng cho lắm nếu không có cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929. Nước Cộng hòa Weimar với một chế độ dân chủ đang cầm quyền ở Đức từ năm 1919 đang gặp khủng hoảng: 6 triệu người thất nghiệp, các hảng xưởng phá sản, kinh tế xuống dốc. Hitler với khẩu hiệu một nước Đức mạnh, Công việc cho mọi người, đả đảo bọn dân chủ, bọn Mác xít và bọn Do thái bắt đầu thành công trên công nghiệp chánh trị. Từ năm 1930, Đảng nazi bắt đầu chiếm ghế trong các cuộc bầu cử. Cuối cùng năm 1933, Tổng thống Cộng hòa Weimar mời Hitler ra làm Thủ tướng.

Hình 2 : Bộ máy tổ chức diệt Do thái: Ở Sô viết, những nhơn viên công an SS giết dân Do thái bằng súng. Ở Balan, dân Do thái quá đông, nên họ bị giam trong 5 trại hủy diệt gần nơi họ trú ngụ. Và cuối cùng, trại Auschwitz – Birkenau, cũng trên đất Balan, diệt khoản 1 triệu người Do thái,. Họ đưôc di chuyển đến trại bằng những đường xe lữa, hàng ngàn chuyến trên toàn những vùng quân đội Đức chiếm đóng .

Chỉ vài năm sau, Hitler chiếm trọn quyền, giết và xóa sạch các lực lượng đối kháng – tạo một chế độ độc tài – Đệ tam Đế Quốc (IIIè Reich). Nhà nước quản lý tất cả, tài sản đến lý trí bằng một bộ máy Công An (Gestapo) và một bộ máy Tuyên truyền tinh vi. Những người bất đồng ý kiến, những người đối kháng đều bị bắt, đi tù. Gestapo kiểm soát tất cả, 20 ngàn người Đức « thiên tả » đi vào các trại tập trung. Dân Do thái bị biệt lập khỏi dân Đức, và bị ép phải bỏ của, bỏ tài sản ra đi tỵ nạn.

Bộ máy diệt chủng:

Hình 3: Trại tập trung và trại tiêu diệt:

Chế độ nazi đã cho tập trung trong hàng trăm trại tập trung 3 triệu đàn ông và đàn bà , con trẻ, những người bị coi là đối kháng, là địch thủ , kẻ thù của chế độ. Sau đây là tên những trại nỗi tiếng : Dachau, Buchenwald, Mauthausen, Bergen-Belsen, Sachsenhausen ...1 triệu 1 ngàn người chết vì cực khổ, đuối sức, vì làm việc quá sức lao động ... , họ chêt& vì thiếu ăn, (1000 ca lô ri, đáng lý là 3000 ).

Những người chết: kháng chiến quân các quốc gia bị Đức chiếm, những con tin bị « hốt » để trừng trị dùng làm biện pháp trao đổi sự an ninh của quân chiếm đóng, những thường phạm, những người đồng tình luyến ái (tội nặng lắm vì trái với đạo đức và luân thường ), những Nhơn chứng Jehovah, ..

Đừng lẫn lộn trại tập trung với trại tiêu diệt, thường nằm ở Balan, nơi ấy 90 đến 95% người Do thái giáo bị tiêu diệt bắng hơi độc và đốt bỏ sau 6 giờ đến trại.

Năm 1939, Hitler chỉ mới trách nhiệm « có 20 ngàn người chết thôi ».Nhưng tội nghiệp thay cho thế giới, thế chiến thứ hai nỗ bùng ngày 1 tháng 9 năm 1939, bởi ý chí của một mình Hitler. Cương quyết xác tín rằng nước Đức sẽ toàn thắng và không ai có thể buộc tội người thắng trận, Hitler ra lệnh cho các cộng sự viên mình, quân, cán, chánh mình, các nhà bác học, các nhà máy, hệ thống chuyên chở của nước Đức phải phục vụ cho chủ thuyết « thuần chủng » của mình. Phải loại bỏ hàng triệu người, chẳng riêng gì những những người Do thái giáo, kẻ địch của người Đức, mà tất cả những người hèn yếu khác, những người bị bịnh tâm thần, (đây là chiến dịch giết người có hệ thống đầu tiên của Hitler: mùa thu năm 1939, Hitler bí mật tung chiến dịch T4: từ 70 ngàn đến 90 ngàn người bịnh tâm thần, bịnh nan y, bất trị, những trẻ con dị hình, bịnh bẩm sanh bị giết bằng chích thuốc, hơi ngạt hay bị bắn chết. Chương trình nầy cần một loạt đồnh thuận của các y sĩ.) , người du mục Tziganes, người Ba lan, và rất nhiều tù binh Nga. Người ta rùng mình khi biết Hitler có chương trình giết sạch tất cả « những giống đực » của hai thành phố Stalingrade và Leningrade.

Thực tình mà nói có một cái gì khó hiểu trong con người Hitler, mâu thuẩn giữa những quyết định lạnh lùng không tình cảm, không đạo đức, giết người như giết súc vật, và cái mặc cảm một anh họa sĩ bất tài, một anh ăn chay trường (không ăn thịt, chỉ ăn rau và trái cây), mê thương chó và đam mê kịch nhạc trử tình.

Và địa ngục chỉ chấm dứt sau cái chết của bạo chúa:

Cái lạ lùng và càng khó hiểu hơn, là tất cả nhơn dân Đức theo Hitler đến cùng. Hàng triệu người Đức, đặc biệt là đám thanh thiếu niên, nhập vào Đoàn Thanh niên Hitler, tiếp tục ngưởng mộ Hitler tới cùng, và như những con thiêu thân sẳn sàng nướng sanh mệnh và tương lai mình để phục vụ anh bạo chúa đến cùng. Họ tin vào vị Furher nầy sẽ dắt họ thoát qua khỏi tất cả hiểm nghèo, họ tin rằng họ sẽ được một Đấng Thiên thần che chở họ. Và oái ăm thay, vào những ngày tháng cuối cùng của chế độ, Hitler thất vọng vì «dân tộc mình » không đấu tranh đúng sở nguyện mình, ra chương trình « hủy diệt toàn thể nhơn dân mình ». May quá chương trìnhn nầy đã được các quân nhơn quân đội Đức và một vị bộ trưởng tên Albert Speer phá vỡ kịp. Thê nhưng, mặc dù là trận chiến sắp sửa tàn, nhưng các người Do thái giáo và những người tù vẫn tiếp tục bị tàn sát có hệ thống. Bộ máy giết người chỉ ngưng hẳn với cái chết bằng tự tử của Hitler, ngày 30 tháng tư năm 1945. và cuộc thua trận thiệt thọ của quân độ Đức ngày 8 tháng 5 năm 1945.

Năm 1945 và 1946, một Tòa Đại hình được tổ chức tại thành phố Nuremberg để xữ các tội ác Nazi. Các viên chức nazi đồng lỏa với Hitler đã bị xử treo cổ. Cũng từ Tòa Đại hình Nuremberg mới có định nghĩa Tội Ác Chống Nhơn loại.

Ngày 30 tháng tư năm nay, viết bài kể ngày 30 tháng tư năm 1945 thế giới loại bỏ được Hitler. Chế độ Nazi đã bị lên án. Hitler trách nhiệm giết 12 triệu sanh linh, chưa kể những quân nhơn hai phía Đồng minh phe Tự do Dân chủ, phe Sô viết, và phe Trục Đức Ý Nhựt và những dân chúng trong những vùng có chiến tranh.

Nhưng còn hai tên đồ tể của thế giới cộng sản trách nhiệm tròn trèn trên 80 triệu người, đặc biệt là những người nhơn dân của quốc gia họ ( Nga của Staline và Tàu của Mao)?. Ngày nay vẫn không có một Tòa Án nào xử cả. Đấy là cái đặc biệt, một cái bất công. Chuyên của hai tay đô tể nầy, xin được tiếp tục cho các kỳ sau.

Thay lời kết :

Xin thử so sánh cuộc hành trình chánh trị của Hitler và hành trình chánh trị của Hồ Chí Minh. Và hãy rút kinh nghiệm.

Còn tiếp .... 2 / Staline ; 3 / Mao

30 tháng tư 2009

Phan Văn Song

Ghi Chú:

Shoah: Angela Gluck Wood Nhà sách Milan Jeunesse Paris.

Ian Kershaw (2 cuốn): Hitler 1889-1936, Hitler 1936-1945, Nhà sách Flammarion Paris

Lưu trữ Blog

Người theo dõi