20 thg 5, 2009

Vụ án buôn vua Việt Nam Hồ Chí Minh (1)

Thiên Ðức altVào ngày 1 tháng 11 năm 2008, một tác phẩm nghiên cứu bằng tiếng Hoa mang tên “HỒ CHÍ MINH SANH BÌNH KHẢO” (Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh) do tác giả Giáo sư Hồ Tuấn Hùng (Ðài Loan) được Nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành tại Ðài Loan (mã số ISBN: 9789866820779). (ISBN: International Standard Book Number). Tác phẩm được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc bởi những nét đặc trưng như sau: 1)- Tác giả Hồ Tuấn Hùng, sinh năm 1949 là người gốc sắc tộc Khách Gia ở Ðài Loan, tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Ðại Học Quốc Lập Ðài Loan, có kinh nghiệm giáo chức 30 năm đồng thời ông còn là viên chức cao cấp Giáo Dục Hành Chính. Cuộc đời và sự nghiệp hoàn toàn không có quan hệ gì đến cuộc chiến Việt Nam. Tác phẩm chính là hoài vọng của tác giả mong mỏi đem lại một sự thật lịch sử rằng Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương, thuộc cho dòng giống Khách Gia (Hakka) tại Ðài Loan. Tác phẩm không mang tính phê bình hay ủng hộ cá nhân Hồ Chí Minh. Ngoài ra ông còn là tác giả của những tác phẩm như Dịch Kinh Tân Thuyên, Dịch Kinh Ðại Diễn Chiêm Phệ, Dương Trạch Phong Thủy, Trạch Nhật Bảo Ðiển, Lưỡng Hán Mệnh Lý Tư Tưởng Giản Giới. 2)- Tác phẩm: Là một công trình nghiên cứu nghiêm túc trong nhiều năm, với phần tham khảo, trưng dẫn tài liệu bằng Hoa, Anh, Pháp, Nhật, Việt kể cả hình ảnh của Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Tập sách dày 342 trang, xuất bản lần thứ nhất bằng tiếng Hoa, đến thời điểm bài viết này chưa có bản dịch chính thức tiếng Việt hay tiếng nước ngoài nào khác. 3)- Nội dung: Theo phần trích và điểm sách của ông Nguyễn Duy Chính trong bài viết “
"Nội dung Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo chia làm 6 thiên [không kể lời nói đầu và một số thư giới thiệu]: Thiên thứ nhất: Màn kịch thay long đổi phượng (Thâu Long Chuyển Phượng đích hí khúc) Sự thật về cái chết của Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Ái Quốc tử vong đích chân tướng) Nguyên ủy của việc Nguyễn Ái Quốc chết rồi sống lại (Nguyễn Ái Quốc tử nhi phục sinh đích hí mã) Thiên thứ hai: Việc thật giả của kế Kim Thiền Thoát Xác (Kim Thiền Thoát Xác chân giả nhân sinh) Thiên thứ ba: Những năm tháng phiêu bạt giang hồ (Phiêu bạc lưu lãng đích tuế nguyệt) Hồ Chí Minh tại Trung Quốc (Hồ Chí Minh tại Trung Quốc) (1938-1945) Thiên thứ tư: Khúc tình ca nhân duyên đầy đau khổ (Hôn nhân luyến tình đích bi ca) Thiên thứ năm: Bản văn Nhật Ký Trong Tù và bản di chúc (Hán Văn “Ngục Trung Nhật Ký” dữ di chúc) Thiên thứ sáu: Lời kết hạ màn (Lạc Mạc Cảm Ngôn) Hồ Tuấn Hùng khẳng định rằng Hồ Chí Minh [tức Nguyễn Ái Quốc] đã chết từ năm 1932 vì bệnh lao, theo báo cáo của nhà đương cục Anh tại Hương Cảng là đúng sự thực và sau đó là Hồ Tập Chương, một người Ðài Loan đồng tộc với tác giả giả dạng theo cái kế mà người Trung Hoa gọi là “thâu long chuyển phượng” và “kim thiền thoát xác”. Cũng nên nói thêm, Hồ Tập Chương, người đóng vai ông Hồ Chí Minh sau này kém Nguyễn Ái Quốc 11 tuổi [theo năm sinh 1890 mà người ta ghi trên tiểu sử, mặc dù tuổi thật theo một số nguồn có thể còn cao hơn] và đây cũng là một điểm ông Hồ Tuấn Hùng dùng để chứng minh ông Hồ Chí Minh là giả hiệu mà chúng tôi sẽ đề cập đến sau. 1. Lý giải thứ nhất: Ông Nguyễn Ái Quốc [thật] dốt chữ Hoa, Hồ Chí Minh [giả] phải là người Trung Hoa mới có thể làm thơ được. Theo lối tính của tác giả Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, Hồ Chí Minh cho đến năm 21 tuổi không thể được học Hán văn quá 3 năm, còn tiếng Việt và tiếng Pháp không thể quá 4 năm rồi kết luận (tr. 258): 2. Lý giải thứ hai: Hồ Chí Minh trẻ hơn Nguyễn Ái Quốc 11 tuổi, không thể già như người ta nói Ðể chứng minh tuổi “thật” của ông “Hồ Chí Minh” giả kia phải thấp hơn năm sinh 1890, Hồ Tuấn Hùng căn cứ vào câu sau đây trong bản di chúc ông Hồ viết năm 1969 để giải thích: “Ông Ðỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung quốc, đời nhà Ðường có câu rằng nhân sinh thất thập cổ lai hy nghĩa là người thọ 70 xưa nay hiếm!”. “Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây ...” Từ câu này, Hồ Tuấn Hùng lý luận: Theo đoạn di chúc này, bút giả [tức Hồ Tuấn Hùng] nhận định rằng [câu này] phải là “nay tôi vừa sáu mươi chín tuổi” và đã bị sửa thành “nay tôi vừa bảy mươi chín tuổi”, vết sửa còn ngấn rõ ràng. Câu di chúc đó phải hiểu như sau: “Nhân sinh thất thập cổ lai hi, năm nay, tôi vừa đến tuổi sáu mươi chín, đã vào hạng người xưa nay hiếm rồi. Có như thế thì văn mới thông? ... Không lẽ ông Hồ Chí Minh là người thông hiểu Hán văn lại viết một câu mâu thuẫn kém ngữ pháp như thế? Tiếp theo, Hồ Tuấn Hùng cho rằng Hồ Chí Minh [tức Hồ Tập Chương] khi đó mới 69 tuổi [sinh ngày 11 tháng 10 năm 1901] nên việc ông Hồ so sánh tuổi 79 với câu “nhân sinh thất thập cổ lai hy” là không phù hợp [mà chỉ 69 mới thích đáng] (tr. 313-4). 3. Lý giải thứ ba: Hồ Chí Minh [giả] rất “kém” tiếng Việt, dịch một câu ngắn cũng không thông [vì là người Hoa mới học]. Ðể chứng minh rằng Hồ Chí Minh [tức Hồ Tập Chương giả dạng] không rành tiếng Việt khi viết những bài xã luận đăng trên Cứu Vong Nhật Báo [năm 1940], Hồ Tuấn Hùng đưa ra một bài viết nhan đề Thiên Thượng Cố Muội có chú thích ngay bên cạnh bằng quốc ngữ “Ông Trời Có Mắt” [để trong ngoặc đơn]. Theo ông, nếu hiểu nghĩa câu “ông trời có mắt” một cách rành mạch thì phải dịch ra chữ Hán tương đương là Hoàng Thiên Hữu Nhãn mới phải. Từ so sánh này, Hồ Tuấn Hùng cho rằng khi đó vì mới học tiếng Việt nên ông Hồ Chí Minh [Hồ Tập Chương] đã hiểu sai một “cụm từ” rất thông thường (tr. 190-1). Luận cứ Hồ Tuấn Hùng để nhiều trang chứng minh rằng phải người Trung Hoa được học từ nhỏ là thư pháp [phép viết chữ Hán]. Xét những lần Hồ Chí Minh thăm Trung Hoa năm 1959, 1961 ông đã trổ tài đề chữ lưu niệm, theo Hồ Tuấn Hùng phải là “người học thuần thục tiếng mẹ đẻ mới làm nổi” đi đến kết luận Hồ Chí Minh không thể là Nguyễn Ái Quốc (tr. 305). (1) (hết trích)
Bài viết điểm sách của ông Nguyễn Duy Chính có phần nghiêm túc thế nhưng phần phản biện đã không đưa ra được một tài liệu, hay một chứng cứ nào có thể lật đổ luận chứng của tác giả Hồ Tuấn Hùng, mà lại vội vàng kết luận phủ định sạch trơn (như sau) e rằng có điều gì đó chưa ổn(?)
Hơn thế nữa, vào thời kỳ 1930, Nguyễn Ái Quốc [sau này là Hồ Chí Minh] chỉ mới là một cán bộ cỡ trung, so với nhiều người khác ngay trong các cán bộ thuộc Á Ðông Vụ ông cũng chưa phải là con bài sáng giá thì hà cớ gì đảng cộng sản Trung Hoa phải mất công dàn dựng cho người đóng giả? Chẳng ai lại rỗi hơi “buôn” một ông vua trong khi chính những đầu não của Trung Hoa thời đó như Mao Trạch Ðông, Chu Ðức, Chu Ân Lai ... còn long đong, luân lạc, sống nay chết mai. Tác giả cũng không cho biết một chi tiết cụ thể nào chứng minh những điều ông nghe được quả thực xảy ra, chưa kể nguồn tin vốn từ những người hoàn toàn không có thẩm quyền hay vai trò quan trọng. Ông “bán thịt lợn” hay thương gia Ðài Loan đều vô danh, không ai biết tung tích ra thế nào. Viết sử nếu chỉ dựa trên những “tin đồn” hay “nguồn tin riêng trong gia tộc” thì ít khi được công nhận một cách chính thức. Nghi án Hồ Chí Minh trong 37 năm sau cùng là một người Trung Hoa giả dạng thật không có gì đáng cho chúng ta tin. (1)
Bài viết này, không nhằm bình phẩm sách “Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo” bởi lý do người viết chưa có cơ hội đọc được bản chính tác phẩm nói trên. Thế nhưng nhân cơ hội này người viết có thể đặt vấn đề như sau: “Ông Hồ Chí Minh là người Hoa có thật hay không?” Ðây là một vấn đề nghiêm túc cần được sự lý giải rõ ràng bởi lý do: 1)- Liên quan đến sự sinh tồn của đảng cọng sản Việt Nam, nếu thật sự đi tôn thờ thần tượng của mình chính là một người Hoa 2)- Ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử cận đại vừa qua và sắp đến. Tác giả Hồ Tuấn Hùng có động cơ trong sáng và chính đáng trong công việc đi tìm sự thật cho một người trong thân tộc đó là ông Hồ Tập Chương. Nói đúng hơn đứng về phía gia tộc của ông Hồ Tuấn Hùng, nếu Hồ Tập Chương chính là Hồ Chí Minh thì đó là một sự vinh hạnh thành công của gia tộc họ Hồ. Thế nhưng đứng về phía Việt Nam, nếu đây là sự thật , thì dù là người Việt trong hay ngoài nước cũng không khỏi thắt ruột đau lòng cho một giai đoạn lịch sử dân tộc bị đánh tráo bịp bợm. Có hai giả thiết để trả lời câu hỏi nêu trên: 1)- Hồ Chí Minh không phải là người Hoa: Ðây chính là công việc của đảng csvn và những ai từng tôn thờ và binh vực cho ông Hồ Chí Minh phải làm bằng những công trình nghiên cứu phản biện có chứng cứ, tài liệu mang tính thuyết phục chứ không phải là những bài báo hàm hồ phản bác qua loa không thể nào đánh tan được nguồn dư luận này. Rất tiếc cho đến nay đảng csvn chưa hề lên tiếng hay phản biện chính thức về vấn đề này. Chúng ta đành chờ đợi vậy. 2)- Hồ Chí Minh là người Hoa thật sự theo như luận cứ của ông Hồ Tuấn Hùng. Ðọc lại tác phẩm Trần Dân Tiên cũng như xét lại hành động của Hồ Chí Minh khi còn sống đã tự xưng là cha già dân tộc Việt nam, cũng từng kiêu hãnh so sánh công lao của mình là một người Hoa ngang hàng với vua tổ Hùng Vương, Trần Hưng Ðạo. Ngày 18/9/1954, trước Ðền Hạ thuộc Ðền Hùng, Phú Thọ, ông Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Ðại đoàn quân Tiền Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! (2) Ðây là một quốc nhục cho tất cả những ai mang dòng máu Việt Nam kể cả trong và ngoài nước Cộng Sản hay không Cộng Sản. Ðảng csvn phải là người chịu trách nhiệm chính đã gây ra mối quốc nhục này. Ðể tìm hiểu sự thật, không gì hơn lấy mốc thời gian từ giai đoạn Nguyễn Ái Quốc xuất dương đến lúc ở tù từ 1931 - 1933 so sánh với con người Hồ Chí Minh xuất hiện trở lại sau năm 1934 có phải là một người hay không? Trong trường hợp, Hồ Chí Minh đóng được vai Nguyễn Ái Quốc, phải là một điệp viên quốc tế siêu hạng đã đánh lừa được cả thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong suốt gần một thế kỷ qua. Trình độ tình báo quốc tế vào thập niên 40s có thể huấn luyện con người có tác phong giọng nói của hai người giống nhau, cũng như giải phẫu chỉnh hình theo một đối tượng nào đó thật dễ dàng. Nhưng không có khả năng tái tạo hay nhân bản vô tính (Cloning) hai con người khác nhau như hiện nay. Vì thế, nếu nhân vật Hồ Chí Minh đóng vai Nguyễn Ái Quốc chỉ có thể thực hiện được về mặt hình thức và sinh hoạt thường ngày mà thôi, không thể nào có sự giống nhau trong các lãnh vực vượt quá khả năng tác động của con người. Ðó là: - Hồ sơ bịnh lý - Khả năng tiếng Hoa - Tình cảm gia đình - Ức chế tình cảm cuối đời Do vậy mời bạn đọc cùng chúng tôi so chiếu lại con người thực tế của hai nhân vật này có phải là một hay không. Nếu có sự khác biệt thì câu hỏi ai là tác giả của vụ án buôn vua này cũng cần phải giải mã vậy. (còn tiếp) (1) “Nhận xét về Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” tác giả Nguyễn Duy Chính. (2) Báo Tuổi Trẻ Nguồn: Ðối Thoại
************************************************ Vụ án buôn vua Việt Nam Hồ Chí Minh (2) Thiên Ðức I/- Hồ sơ bịnh lý: 1)- Nguyễn Ái Quốc altTrong sách Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo, tác giả Hồ Tuấn Hùng khẳng định rằng Hồ Chí Minh [tức Nguyễn Ái Quốc] đã chết từ năm 1932 vì bệnh lao, theo báo cáo của nhà đương cục Anh tại Hương Cảng. Vấn đề chết của Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều nguồn tin phản biện cho là tin giả tạo. Thế nhưng Nguyễn Ái Quốc bị bịnh lao nặng là sự thật đã được kiểm chứng qua nhiều nguồn tin. Trong cuốn The missing years, tác giả Sophie Quinn Judge ghi rõ:
Ðến cuối năm 1931, Hồ Chí Minh được chuyển vào bịnh viện có gác. Vào tháng 12 Hoàng Thân Cường Ðể gửi thư cho ông khi nghe tin ông bị bịnh nặng. Hoàng thân đã gởi 300 Yên để trả viện phí cho ông (1)
Ðiều đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên Hồ Chí Minh bị bịnh lao, mà là lần thứ tư bị tái phát như sau: Lần 1: Khi Hồ Chí Minh trốn khỏi Quảng Châu vào tháng 4 / 1927, ông qua Thượng Hải và Vladivostok để đến Moscow. Tại Moscow, như ta đã thấy, ông đã tìm kiếm hậu thuẫn để đến cơ sở mới tại Xiêm nhằm tiếp tục công việc mà ông đã bắt đầu tại Quảng Châu. Một phần của mùa hè năm ấy ông phải nằm viện ở Crimean để điều trị bệnh lao. (2) Lần 2: Hồi ký của Ðặng Văn Cáp cho biết rằng Hồ lúc đó đã học được nghề thuốc Ðông y để giúp chữa bệnh cho dân địa phương ]. (Có lẽ ông đã tìm cách chữa chạy chứng lao phổi của mình, vì sau này ông (HCM) có kể với một đồng nghiệp người Việt tại Hồng Kông là ông đã bị bệnh hơn một năm ở Thái Lan, (Khoảng thời gian từ tháng 7/ 1928 - 11/1929) (3) Lần 3: Trong số này, chỉ có bức thư ngày 2 tháng 9 năm 1930 là nằm trong văn khố của QTCS.Trong thư ông đã giải thích rằng vào ngày 13 tháng 8 năm 1930 ông đã bị một cơn lao phổi, một thứ bệnh mà ông tường thuật là đau phổi và nôn ra máu, vô cùng yếu đuối và mệt mỏi. (4) Nguyễn Ái Quốc bị bịnh lao nghiêm trọng có thể chưa chết tại nhà lao. Sau đó Nguyễn Ái Quốc đã rời Hồng Kông trên chiếc thuyền Dân sự An Huy ngày 22/1/1933 tại cảng Hồng Kông (5) Hồ Chí Minh đã không về đến Mosow, theo lời của ông là mãi cho đến tháng 7 1934. Không có thông tin gì về việc ông đã sống như thế nào trong giai đoạn giữa mùa thu 1933 cho đến những tháng đầu của năm 1934. (6) 2)- Hồ Chí Minh Từ năm 1934 Nguyễn Ái Quốc sau này đổi tên là Hồ Chí Minh xuất hiện trở lại, ông tự khai trong bản câu hỏi tiểu sử của mình rằng ông đã trải qua vài tháng phục hồi căn bệnh của mình tại vùng Crimea trong năm 1934, sau đó theo học tại đại học Lenin vào tháng 10. Vào lúc ấy ông là người Ðông Dương duy nhất ghi danh tại trường này. (7) Từ bản khai này cho thấy Hồ Chí Minh hoàn toàn không bị bịnh lao phổi bởi lý do: Hồ Chí Minh chưa từng trải qua bịnh lao phổi nên không thể biết rằng bịnh lao phổi không thể nào chữa trị phục hồi trong vài tháng được, nhất là trong trường hợp bịnh đã có di căn, tái phát nhiều lần. Theo y học cổ truyền đông phương ghi nhận bịnh lao phổi là một trong tứ chứng nan y, vào thời điểm này chưa có thuốc chữa. Thuốc đặc trị lao phổi Streptomycin được sáng chế từ năm 1943, thuốc para aminosalicylic sáng chế từ năm 1946. Với hai loại thuốc đặc chế này muốn chữa trị bịnh lao thì cũng cần một thời gian tối thiểu là từ 6 tháng đến 2 năm tùy trường hợp. Và với nền y học tiến bộ hiện nay, và nhiều loại thuốc mới được sáng chế ra cũng cần thời gian chữa trị bịnh lao không thể nào rút ngắn hơn 6 tháng. Do vậy Hồ Chí Minh khai báo đã chữa trị bịnh lao trong vài tháng là khai láo hay là không hề bị bịnh nên không có kiến thức về bịnh lao. Bịnh lao là một loại bịnh không thể tự chữa trị mà không qua sự theo dõi của bác sĩ hay bịnh viện, thế mà hiện nay các nhà viết sử cũng không hề tìm thấy nào dấu tích nào về hồ sơ chữa bịnh lao của Hồ Chí Minh tại vùng Crimea (vào thời điểm 1934 chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ, chưa phát triển phía nam Ukraine trực thuộc Liên Bang Xô Viết, thiếu thốn mọi phương tiện, lại có thể chữa trị thành công về bịnh lao ho ra máu tái phát nhiều lần mà không cần thuốc đặc trị trong vài tháng?). Hồ Chí Minh là người hút thuốc lá nặng, bị tù lần thứ hai từ năm 1942 di chuyển qua 30 trại tù rất khổ cực, thể xác và tinh thần bị suy nhược, và cả thời gian kháng chiến vùng Việt Bắc cũng không tái phát bịnh lao? Cuối cùng Hồ Chí Minh chết vì bịnh tim ngày 3/9/1969 lúc 9g43 Theo hồ sơ chính thức của đảng csvn II/- Trình độ tiếng Hoa và khả năng làm thơ: 1)- Nguyễn Ái Quốc Sinh năm 1890 tại làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Ðàn, Nghệ An. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Ðông Ba. Tháng 9 năm 1907, ông vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 .. (8) Năm 1911 xuống tàu đi ra nước ngoài với công việc phụ đốt lò than. Như vậy Nguyễn Ái Quốc chỉ có trình độ học vấn tiểu học, có thể nói khả năng ngoại ngữ như Hoa văn, Pháp văn nếu có vẫn thuộc loại sơ đẳng không thể có khả năng làm thơ, viết văn, và nhất là thư pháp. Ðiểm đáng chú ý ông Nguyễn Ái Quốc bị tù một thời gian dài tại Hồng Kông từ ngày 8/6/1931 đến ngày 22/01/1933, trong nổi nhớ vợ mới cưới, nhớ cha bị bịnh vừa liên lạc (sẽ trình bày sau), nhớ quê hương mà lại không làm nổi một vần thơ chữ Việt hay chữ Hán (?) Trong khi bị điều tra Hồ Chí Minh tỏ ra hòa nhã và dễ mến. Hồ nói tiếng Anh, chứ không nói tiếng Quảng Ðông. Hồ học tiếng Tàu tương đối chậm, vào năm 1925 khi nói chuyện với một hội nghị Quốc Dân Giảng thì ông dùng tiếng Pháp. Những người thẩm vấn không ngạc nhiên khi thấy Hồ còn yếu tiếng Quảng Ðông vì họ biết Hồ là người Việt Nam. (9) 2)- Hồ Chí Minh: Xuất hiện sau một thời gian vắng bóng đã tự viết cuốn tiểu sử đầu tiên cho cá nhân mình dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, xuất bản năm 1947 bằng tiếng Trung Quốc, sau này được in lại nhiều lần bằng tiếng Việt với tiêu đề: “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”. (10) Với tác phẩm đầu tay này của Hồ Chí Minh, tự thân của nó đã phát sinh ra nhiều nghi vấn: Ông Hồ Chí Minh có tất cả 3 bí thư riêng vào thời đó là Hoàng Tùng, Vũ Kỳ, và Vũ Ðình Huỳnh, cả ba người này không hề tiết lộ rằng đã giúp ông Hồ Chí Minh viết tác phẩm nói trên. Ðiều này chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh với bút hiệu Trần Dân Tiên đã tự mình hoàn thành tác phẩm này bằng chữ Hoa. Như vậy vấn đề đặt ra là trong vùng kháng chiến, rừng núi Việt Bắc, tại sao ông Hồ viết tiểu sử bằng tiếng Hoa cho người Tàu đọc từ năm 1948 sau đó dịch ra tiếng Pháp. Và bản tiếng Việt chỉ là bản dịch từ nguyên tác này. Phải chăng chủ đích cuốn sách nhằm vào đối tượng người Tàu chứ không phải là người Việt Nam? Hay là Hồ Chí Minh không có khả năng viết sách tiếng Việt? Ngoài ra còn những nghi vấn khác theo tác giả Minh Võ trong tác phẩm Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp. Thứ nhất, là chủ tịch nước, chủ tịch đảng giữa lúc chiến tranh khốc liệt, sao Hồ Chí Minh lại dành thời giờ làm một việc mà nhiều người, trong số có Vũ Thư Hiên cho là ngớ ngẩn và thừa? có thật thừa không? Thứ hai Hồ Chí Minh muốn phổ biến cuốn sách một cách khẩn cấp (ngay sau khi vừa viết xong, có thể là cuối năm 1947) (bằng tiếng Hoa tại Trung Quốc năm 1948?) và rộng rãi ra khắp thế giới sau đó mới đến Việt Nam ? Tại sao? (11) Ngục Trung Nhật Ký là một tập thơ được viết trong thời gian Hồ Chí Minh bị bắt từ 29/8/1942 đến 10/9/1943 đã trải qua 30 nhà tù. Tập thơ gây nhiều tranh cãi và ngộ nhận. Xét về nội dung: Người viết hoàn toàn đồng ý với tác giả Hồ Tuấn Hùng, Giáo sư Lê Hữu Mục, Ðổ Thông Minh và các tác giả khác đã từng chứng minh tác giả Ngục Trung Nhật Ký không phải là người Việt mà là một người Hoa. Ở đây người viết xin miễn nhắc lại e quá dài dòng. Xét về hình thức và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này cho thấy Hồ Chí Minh cho dù là người Hoa thật sự cũng chưa bao giờ là tác giả của tập thơ này, mà chỉ là kẽ chiếm đoạt mà thôi. Trong tác phẩm “Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo” có một điều sai lầm rất cơ bản, làm cho tác phẩm mất đi một phần giá trị. Ðó là giáo sư Hồ Tuần Hùng đã sử dụng tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký như là một chứng cứ căn bản để xác nhận rằng Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương. Ðây là một sai lầm nghiêm trọng. Dùng một tác phẩm ăn cắp để chứng minh nhân thân một người không phải là tác giả thì đó là một nghịch lý khó có thể tiếp nhận. Thật vậy, hãy đọc kỹ lời tự khai của Hồ Chí Minh trong cuốn : "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" có đoạn kể về thời gian ở tù từ năm 1942 như sau:
Quốc dân Ðảng giam Cụ vào nhà lao C.H.S hơn hai tuần, ngày mang gông, đêm cùm chân. ... Một tháng rưỡi sau, người ta giải Cụ Hồ đi nhưng không cho Cụ biết đi đâu. ...... Tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích, có sáu người lính mang súng giải đi, Cụ Hồ Chí Minh đi mãi, đi mãi nhưng vẫn không biết đi đâu. Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông. ..... Cụ Hồ tiếp tục đi, bị trói và bị xích như thế trong hơn tám mươi ngày. Cụ đã trải qua gần ba mươi nhà tù xã và huyện. ....... Từ Quế Lâm người ta giải Cụ đi Liễu Châu, giam vào nhà giam quân sự. Ở đây Cụ được hưởng “Chế độ chính trị”. Có đủ cơm ăn, mười lăm phút buổi sáng và mười lăm phút buổi chiều để đi vệ sinh, có người gác. Không bị gông, không bị xích. Thỉnh thoảng Cụ có thể đọc một tờ báo hoặc một quyển sách. (12)
Tổng cộng thời gian tù đày gian khổ này là: hơn hai tuần + Một tháng rưởi sau + hơn tám mươi ngày = trên bốn tháng gần năm tháng. Hồ Chí Minh đến được Liễu Châu là nhà giam quân sự mới hưởng được quy chế tù nhân chính trị, được tự do thoải mải, được cung cấp giấy bút và sách báo. Như vậy thời gian trước khi đến Liễu Châu hoàn toàn bị còng tay cấm cố dưới sự giám sát đặc biệt, di chuyển đường dài trải qua hơn 30 nhà tù, Hồ Chí Minh không thể nào có cơ hội viết nhật ký được kể cả làm thơ được viết ra giấy. Theo hồi ký Nguyễn Ðăng Mạnh:
So sánh hoàn cảnh này với bài thơ Bốn tháng rồi có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cũng cực khổ của Ông Hồ - “Sống khác loài người vừa bốn tháng, Tiều tụy còn hơn mười năm trời“ Chuyển sang chế độ nhà tù mới, Ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Ðiều đáng chú ý là, Nhật kí trong tù có tất cả 133 bài tuyệt cú thì bài Bốn tháng rồi là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện (13)
Ðây là một nghịch lý, tác giả Nguyễn Ðăng Mạnh chỉ đặt chấm hỏi Vì sao ? nhưng chưa giải thích rõ ràng. Ðến đây có thể có người giải thích là Hồ Chí Minh đã làm thơ trong thời gian này, và viết lại trong thời gian ở Liễu Châu. chăng? Như vậy, ở Liễu Châu Hồ Chí Minh có hoàn cảnh thuận lợi, tự do, được cấp giấy bút, có thì giờ thong thả chép lại những bài thơ đã làm. Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đã chứng minh:
Xét những lần Hồ Chí Minh thăm Trung Hoa năm 1959, 1961 ông đã trổ tài đề chữ lưu niệm, theo Hồ Tuấn Hùng phải là “người học thuần thục tiếng mẹ đẻ mới làm nổi” đi đến kết luận Hồ Chí Minh không thể là Nguyễn Ái Quốc. (14)
Một người luyện tập được thư pháp tiếng Hoa có thể đem chuông đi đánh xứ người, biểu diễn trước mặt quan khách quốc tế, thì không thể nào không trình bày được thư pháp của mình trên trang bìa Ngục Trung Nhật Ký, bạn đọc hãy xem những nét bút còn non nớt trong bản chính Ngục Trung Nhật Ký gồm trang bìa và trang trong, để có thể tự bình phẩm nét chữ này có phải là của một người giỏi thư pháp tiếng Tàu hay không?
alt
alt
Nét chữ trong hình trên chỉ có thể đánh giá là một nét bút tầm thường chứ không phải do một người giỏi thư pháp nắn nót trình bày ra, nhất là trên tác phẩm thơ văn của chính mình. Ðây cũng là một lý do giải thích vì sao đảng csvn không bao giờ công bố toàn bộ bản gốc Ngục Trung Nhật Ký. Bởi vì khi công bố sẽ lộ ra chứng tích giả mạo do nét chữ của Hồ Chí Minh ghi chép lặt vặt ở những trang cuối cùng hoàn toàn khác hẳn với nét bút đề thơ ở phần trước cuốn nhật ký. Ngoài ra còn một nghi vấn nữa, nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, một người Việt đã khổ công luyện được thư pháp tiếng Hoa, tất yếu chữ viết tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ sử dụng hằng ngày phải điêu luyện và cũng có khả năng trình bày thư pháp tiếng Việt, tệ lắm cũng trình bày được bản văn của mình cho đẹp đẽ. Vậy thử nhìn vào bản di chúc viết tay của Hồ Chí Minh để bạn đọc đánh giá và kết luận. Ðây có phải là một người Việt giỏi thư pháp hay là người Hoa giỏi thư pháp tiếng Hoa, viết tiếng Việt?
alt
Tác giả thật của Ngục Trung Nhật Ký trong bốn tháng đầu ngồi tù lao khổ có thể làm được 103 bài thơ thì phải là một nhà thơ chính hiệu, có tinh thần thơ ca cao độ, có khả năng sáng tác nhanh, xuất khẩu thành thơ ở bất cứ hoàn cảnh nào. Thế mà trong 10 tháng ở tù còn lại Hồ Chí Minh chỉ có thể làm thêm khoảng 30 bài nhập chung với số bài bốn tháng cấm cố lao tù là 133 bài. Nếu đem số bài thơ này so sánh với tổng số bài thơ Hồ Chí Minh làm được trong suốt cuộc đời (kể cả thơ của Nguyễn Ái Quốc) theo sưu tập được của trang web thivien.net có được là: 53 bài thơ + 22 bài thơ chúc tết chưa đầy 80 bài tính từ khi mẹ mất năm 1901 mới bắt đầu đi học cho đến lúc chết là 1969. Tổng kết cả cuộc đời Hồ Chí Minh làm thơ trên dưới 70 năm không bằng số thơ làm được trong bốn tháng tù đày lao khổ là một nghịch lý khó thể chấp nhận được. Hồ Chí Minh có tâm hồn thi ca hay không? Ðể có thể viết ra Ngục Trung Nhật Ký trong hoàn cảnh đặc biệt như đã trình bày trên. Hãy nghe lời tự biện của Hồ Chí Minh:
Ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vừa câu vừa trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật kí trong tù: “Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ”. Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi.
Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật kí trong tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi. (18) Hồ Chí Minh qua bút hiệu T.Lan tự thuật qua tác phẩm "Vừa đi vừa kể chuyện"
Biết bao nhiêu là kế hoạch chủ quan, mình tự đặt ra, rồi mình lại thảo luận, bàn cãi với mình. Nếu người ngoài nhìn thấy vậy có thể cho Bác là đãng trí, lẩm cẩm.... Còn một cách tiêu khiển nữa là gây chiến tranh với rệp, hoặc là xem kinh thánh Cơ đốc. Kinh thánh Cơ đốc là một thứ sách được khuyến khích xem trong nhà tù. ... “Thưa Bác, lúc đang bị giam, Bác có làm nhiều thơ. Nếu Bác cho đăng lên báo, chắc cán bộ và đồng bào sẽ hoan nghênh lắm” Bác cười và trả lời: “Các cháu không nhắc thì Bác cũng không nhớ đến nữa. Bác không phải là người hay thơ, mà thơ của Bác cũng không hay. Mười mấy tháng bị nhốt trong một cái phòng u ám và quạnh hiu, một mình một bóng, không được nói chuyện với ai, không có việc gì làm. Muốn 'du lịch' thì đi dọc chỉ 5 bước, đi ngang 4 bước. Ðể 'tiêu khiển' ngày giờ, chỉ có cách nghêu ngao, vắt tắt ghi lại mấy nét sinh hoạt của người ở tù, cho khuây khỏa thế thôi, phải thơ phú gì đâu. (19)
Ngục Trung Nhật Ký là một đứa con tinh thần, đầy tâm huyết được sáng tác trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, tại sao Hồ Chí Minh lại có thể bỏ quên đến hơn 10 năm mới cho xuất bản. Qua những lời tự khai trên cho thấy Hồ Chí Minh chỉ làm thơ khi nào nhàn nhã không có việc làm gì khác, sự ưu tiên làm thơ còn đứng sau việc đọc kinh, bắt rệp, hay đếm ngói lành hay bể. Như vậy trong bốn tháng tù, với tình trạng còng hai tay, dẫn đi qua 30 nhà tù, tâm trí luôn luôn phải thích ứng và đối phó với hoàn cảnh đổi thay mới, Hồ Chí Minh không thể nào có hứng khởi để làm thơ, thậm chí làm thơ với tốc độ nhanh và nhiều đến 103 bài thơ được. Tóm lại qua trình bày trình trên đã cho thấy một nghịch lý khó giãi bày là từ Nguyễn Ái Quốc với vốn liếng tiếng Hoa ở bậc tiểu học, lại trở thành Hồ Chí Minh giỏi tiếng Hoa có thể viết sách, làm thơ kể cả viết thư pháp là một môn công phu phải luyện tập từ thủa nhỏ mới thành đạt. Ðến đây có thể có người cho rằng Nguyễn Tất Thành đã khổ luyện tiếng Hoa trong thời gian vắng bóng chăng (từ 1933 đến 1942) ? Vậy chúng ta hãy tìm hiểu công việc của Nguyễn Ái Quốc (hay Hồ Chí Minh?) trong thời gian này qua thông tin chính thức của viện bảo tàng Hồ Chí Minh:
Từ 1934 đến 1938, Người nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva. Tháng 10 năm 1938 Người rời Liên Xô về Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Ðảng chuẩn bị về nước.Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Người về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.Tháng 5-1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Tháng 8-1942, lấy tên Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9-1943, Người được trả tự do. (20)
Theo trang web Wikipedia:
Ông đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935). Ông dự Ðại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với tên Linov. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị buộc ở Liên Xô cho đến năm 1938 và bị giam lỏng ở đó do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do. Trong những năm 1931-1935, ông đã bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương “liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ”, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản]. Từ năm 1938 đến đầu năm 1941 Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Ðảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938. (21)
Ðiểm chú ý trong khoảng thời gian này Nguyễn Ái Quốc bị bịnh lao, tinh thần xuống thấp, tương lai và cuộc sống chưa ổn định thì làm sao còn tâm trí thư thả học tiếng Hoa, tập luyện thư pháp để xử dụng sau này. (còn tiếp) Ghi chú: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), The missing years, tác giả Sophie Quinn Judge (tr.162, tr.105, tr.114, tr.149, tr.163, tr.167, tr.168). (8) Wikipedia (9) Bí ẩn tù tội của Hồ Chí Minh ở Hồng Kông (1931-1932) Trần Viết Ðại Hưng (10) The missing years tr.20 (11) Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp, tác giả Minh Vỏ tr.176 (12) Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch tác giả Trần Dân Tiên (13) Hồi Ký Nguyễn Ðăng Mạnh tr.123 (14) Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo tác giả Hồ Tuấn Hùng tr. 305 (15) Tác giả Ngục Trung Nhật Ký là ai? Ðỗ Thông Minh (16) BBC (17) Ðối thoại (18) Hồi ký Nguyễn Ðăng Mạnh tr.128 (19) Vừa đi đường vừa kể chuyện tác giả T.Lan (20) Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (21) Wikipedia Nguồn: Ðối Thoại ************************************************************** Vụ án buôn vua Việt Nam Hồ Chí Minh (kết) Thiên Ðức III/- Tình cảm gia đình: 1)- Nguyễn Ái Quốc: Ðể tìm hiểu tình cảm trung thực của Nguyễn Ái Quốc đối với gia đình như thế nào, không gì hơn là đọc lại những dòng sử liệu của tác giả trong nước. Trong tác phẩm “Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh” (Sự hình thành một chọn lựa) của Lữ Phương có đoạn:
Chúng ta đã biết lá đơn của anh gửi Tổng thống Pháp ngày 15-9-1911 xin được vào học Ecole Coloniale với ước muốn vừa có ích cho nước Pháp vừa làm lợi cho đồng bào mình. Ðiều chúng ta cần biết thêm là sau khi gửi bức thư đó, Nguyễn Tất Thành đã theo tàu trở về Việt Nam qua hành trình Marseille-Sài Gòn-Hải Phòng-Sài Gòn-Marseille-Le Havre& Tại Sài Gòn, anh đã gửi thư cho anh là ông Cả Khiêm (Nguyễn Sinh Khâm hoặc Nguyễn Tất Ðạt) lúc ấy đang giúp việc vặt tại Khâm sứ Trung Kỳ, nhờ vận động xin vào Ecole Coloniale. Ông Khiêm đã gửi thư lên Toàn quyền Albert Sarraut và thư này được chuyển về Khâm sứ Trung Kỳ. Sự quan tâm lo lắng của Nguyễn Tất Thành với cha cũng rất đáng chú ý với cách thức đặc biệt của anh. Cũng tại Sài Gòn nhân chuyến về nước nói trên , cùng với việc gửi thư cho Nguyễn Sinh Khâm nhờ vận động vào Ecole Coloniale, ngày 31-10-1911, Nguyễn Tất Thành cũng đã gửi thư cho Khâm sứ Trung kỳ xin nhờ chuyển mandat 15 đồng (Ðông Dương) cho cha, vì cha anh không thể nhận mandat trực tiếp được . Suốt thời gian làm việc trên tàu, đi đây đó, nhưng nỗi lo lắng về cha vẫn làm Nguyễn Tất Thành bứt rứt: không phải chỉ gửi tiền giúp, anh còn có ý xin chính quyền thuộc địa phục chức hoặc tìm việc cho cha nữa. Bản khai của Bùi Quang Chiêu với Mật thám Sài Gòn ngày 21-9-1922 có nói đến việc ông gặp Nguyễn Tất Thành (mang tên Văn Ba) trên tàu Latouche-Tréville (ông nói đã quên tên) như sau: “Anh đang làm việc trên tàu. Anh đến gặp tôi vì tôi từng là giáo sư nông nghiệp dạy cha anh tại Huế khoảng 1901-1902. Anh nói với tôi rằng lần đầu tiên anh sang Pháp, mục đích là để khiếu nại cho cha anh về việc ông vừa mới bị bãi chức. Anh muốn đến ở nhà thuyền trưởng Do-huu-Chan (?)đang công tác tại Marseille, với tư cách là người giúp việc nhà cho ông, để nhờ ông giúp đỡ trong việc khiếu nại đó” . Ngày 15-12-1912, khi qua Mỹ, thư gửi Khâm xứ Huế báo rằng trong ba cái mandat gửi cha, anh chỉ nhận được một thư trả lời, ấy là nhờ do lần ấy mandat đã được chính Khâm sứ chuyển trực tiếp. Lần này anh muốn gửi tiền hàng tháng cho cha, cũng nhờ Khâm sứ giúp đỡ và nhân đó xin Khâm sứ tìm việc làm cho cha nữa. Trong thư, có những đoạn lời lẽ như sau: “Ôi! Hoàn cảnh của tôi gay go biết bao! Sống quá xa cha mẹ, rất hiếm nhận được tin tức của họ, muốn giúp đỡ họ mà không biết làm sao! Thôi thúc bởi tình yêu của đứa con, tôi dám xin Ngài vui lòng thuận cho cha tôi một công việc như là thừa biện ở các Bộ hay Huấn đạo giáo thư (?) để, dưới tấm lòng nhân hậu cao cả của Ngài, ông ấy có được kế sinh nhai” (1)
Ðọc: Thư của Nguyễn Ái Quốc gởi Tăng Tuyết Minh altNguyễn Ái Quốc đã vài lần nhờ người chuyển thư cho Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả. Khi ở Thái Lan, ông đã viết một lá thư bằng chữ Hán với nội dung như sau: Dữ muội tương biệt, Chuyển thuấn niên dư, Hoài niệm tình thâm, Bất ngôn tự hiểu. Tư nhân hồng tiện, Dao ký thốn tiên, Tỷ muội an tâm, Thị ngã ngưỡng (hoặc sở) vọng. Tinh thỉnh Nhạc mẫu vạn phúc. Chuyết huynh Thụy. Dịch nghĩa: “Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về, Thụy”. Bản dịch của N.H.Thành: Cùng em xa cách, Ðã hơn một năm, Thương nhớ tình thâm, Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió, Vắn tắt vài dòng, Ðể em an lòng, Ấy anh ngưỡng vọng. Và xin kính chúc, Nhạc mẫu vạn phúc. Anh ngu vụng: Thụy Bức thư này bị mật thám Ðông Dương chặn được ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại CAOM (viết tắt của Centre des Archives d'Outre-Mer _Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại) đặt tại Aix-en-Provence. Ðầu tháng 5 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc lại viết một lá thư nữa từ Thượng Hải hẹn Tăng Tuyết Minh lên Thượng Hải để gặp nhau. Tiếc thay lá thư này cũng không đến được tay Tăng Tuyết Minh do cô đã rời địa chỉ ghi trong thư là trạm y tế của bác sĩ Dư Bác Văn ở thị trấn Lặc Lưu và người ta đã xem trộm rồi đốt đi. Mãi nửa năm sau Tăng Tuyết Minh mới biết chuyện. (2) Một số sử gia người Việt tin rằng Hồ đã nối lại liên lạc với thân phụ của ông trong những năm 1928 và 1929 qua sự môi giới của người vợ góa của Lương Ngọc Can, người này có nhà ở Phnom Penh và làm công tác liên lạc giữa cộng sản và những người Việt quốc gia. (3) Có thể tóm tắt, ở bất cứ hoàn cảnh nào, Nguyễn Ái Quốc luôn luôn thể hiện là một người nặng tình cảm gia đình với cha, với anh trai và cả người vợ mới cưới của mình. 2)- Hồ Chí Minh Sau cách mạng tháng 8/1945 Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước đã đối xử với người thân như thế nào qua những tài liệu sau: Theo nhật ký Hoàng Tùng Hồi đó còn chuyện này nữa. Chuyện này chắc ông Vũ Kỳ biết hơn tôi. Khoảng tháng 10 năm 1945, khi bà Bạch Liên, chị ruột của Bác, biết em mình trở về, đã ra Hà Nội muốn gặp. Gặp Bác, bà nắm tai Bác kéo lên và kêu: Ðúng nó đây rồi! Bà nhận ra vì Bác có cái sẹo nhỏ ở tai, khi còn bé ở nhà câu cá, giựt câu bị lỡi câu mắc vào tai. Ðể bà ở Bắc bộ phủ thì không tiện, Bác nói tôi đưa bà về nhà tôi ở. Bà ăn trưa, ngủ đêm ở nhà tôi, còn ban ngày đưa bà đi chơi thăm các nơi. Sau chuyến này tôi không biết bà có ra thăm Bác lần nào nữa không. Lúc đó tôi ở 23 Hàng Nón. Bà ra có mang theo biếu Bác hai chục trứng gà. Bác bảo đem luôn về nhà tôi. (4) Ngày chủ nhật (27-10-1946), Nguyễn Thị Thanh đã ra tận Hà Nội để gặp gỡ, thăm hỏi em trai mình là Chủ tịch Hồ Chí Minh.Một tuần lễ sau, khi Nguyễn Thị Thanh trở về Kim Liên, thì ngày chủ nhật (03-11-1946) Nguyễn Sinh Khiêm lại ra Hà Nội gặp em trai mình.... Bác nói: “Anh mới ra, anh khỏe không? Quý hóa quá, chị Thanh về trong đó có khỏe không anh? Hôm chị ra đây có hai cháu này cùng đến với em, nhưng em quá bận không tiếp được nhiều. Em có mời chị và hai cháu ở chơi đến chiều, nhưng chị về”. Bác Khiêm trả lời: “Chị Thanh về có nói chuyện lại bảo chú gầy lắm, công việc bận rộn suốt ngày, bà con ai cũng đến hỏi thăm và lấy làm sung sướng”. Bác Khiêm nói: “Hôm nay ông cháu đến thăm chú, tôi mang biếu chú ít quả cam Xã Ðoài”. Bác Khiêm bảo anh Thọ xách gói cam để lên bàn. Nhân đang vui vẻ, bác Khiêm có hỏi Bác Hồ: “Tôi muốn hỏi riêng chú, việc gia đình riêng của chú ra sao?” Bác Hồ thong thả trả lời: “Cảm ơn anh, em chưa bao giờ dám nghĩ đến việc này, đến nay đã tu, tu trót, qua thì, thì thôi”. Bác cười vui vẻ nói: “Mình không phải là người tu hành nhưng vì việc nước phải quên việc nhà”. Bác Khiêm biết ý không hỏi thêm nữa và nói tiếp: “Chú có ý định lúc nào về thăm quê?”. Bác Hồ thong thả trả lời: “Về đến đây cũng là về đến nhà rồi, tình hình là công việc thế này chưa cho phép nghĩ tới, chắc việc đó còn lâu”. (5) Mãi 11 năm sau, cũng là ngày chủ nhật (16-5-1957) ông Hồ mới trở về thăm quê lần đầu tiên. Tại sao lại lạt lẽo và xa lạ với quê hương như vậy? Hoàng Quốc Kỳ trong tác phẩm "Ma đầu Hồ Chí Minh" cho biết: Hồ Chí Minh “lạnh lùng tàn nhẫn” khi được báo tin đồng bào miền Nam đã an táng thân phụ của ông ta năm xưa (tr.12) . Ðến việc viện cớ “vì công việc quốc gia quá bận rộn, tôi không thể về để nhìn mặt anh (Nguyễn Sinh Khiêm) lần cuối” rồi so sánh với việc Hồ sốt sắng đến thăm vợ bác sĩ Tôn Thất Tùng, khi nghe tin bà này đẻ và kết luận rằng “Ðó! Không có thì giờ về đưa ma anh ruột, mà lại có thì giờ đi thăm gái đẻ”. (6) Qua những nguồn sử liệu trên cho thấy một điều không ổn không thể không nói ra: Tại sao sau mấy chục năm xa cách, anh chị là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn thị Thanh đã cất công đường xa khó khăn đến thăm Hồ Chí Minh, mà Hồ Chí Minh lại không mời ở lại ăn một bữa cơm để hàn huyên chuyện gia đình, còn tệ bạc đến nỗi một gói quà quê hương của chị nghèo khổ đem từ quê nhà đến biếu, Hồ Chí Minh cũng từ chối khéo qua hình thức bảo Hoàng Tùng lấy đi luôn, ngay trước mặt chị ruột của mình. Tại sao? Sau đây tôi kể thêm một số kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên. Khi Bác đi Liễu Châu gập Chu Ân Lai, thì ở nhà chị Bác (bà Bạch Liên) qua đời. Lúc đó Bác cùng Bộ Chính trị đóng tại xã Kim Quan, huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang. Nhận được điện báo từ khu Bốn đánh ra, tôi báo cáo anh Trường Chinh, anh Trường Chinh ngậm ngùi nhưng không nói phải làm gì. Khi Bác về tôi báo cáo lại. Bác hỏi tôi: “Thế các chú có nhân danh Bác điện vào chia buồn và xin lỗi gia đình và địa phương là Bác bận việc không về được không? Tôi trả lời: “Thưa Bác, không ạ”. Bác nói: “Các chú ngốc quá”. (7) Tại sao nghe tin chị chết mà lại không có một phản ứng tình cảm yêu thương nào nhỉ? Cũng không có một cữ chỉ sốt sắng nào để đi thắp một nén nhang cho người chị dù là muộn màng? Trái lại, lại trách nhân viên sao không nói láo giùm cho ông Hồ. Trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh lúc làm chủ tịch nước, không hề tổ chức một buổi sinh hoạt họp mặt gia đình hay gia tộc dù là trong ngày tết hay ngày kỵ giỗ của cha mẹ, tại sao? Nghĩa tử là nghĩa tận, anh ruột Nguyễn Sinh Sắc trong suốt thời gian đau ốm, và chết cũng không được Hồ Chí Minh thăm hỏi hay thắp nén nhang đưa tiễn. Tại sao? Trong khi lại sốt sắng viết thư an ủi với người bạn khi nghe tin người con chết, như sau: Nhớ năm 1947, khi nghe người con trai của bác sĩ Vũ Ðình Tụng hy sinh trong chiến đấu. Hồ Chí Minh đã viết thư cho bác sĩ Vũ Ðình Tụng với những lời chia buồn thống thiết: “ Tôi được báo cáo rằng con ngài đã oanh liệt hy sinh cho tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì như tôi đứt một đoạn ruột” (8) Ở đây có một nghi vấn đặt ra, tại sao Hồ Chí Minh cố tình xa lạ và tách biệt hẳn những người quen thân của Nguyễn Ái Quốc như gia đình, dòng họ, bạn bè đồng hương cùng lứa tuổi , và cả người vợ Tăng Tuyết Minh? Chỉ có thể trả lời rằng Hồ Chí Minh không mang dòng máu của Nguyễn Ái Quốc, nên không thể nào có những cảm xúc thân tình đối với những người kể trên được. Hồ Chí Minh rất sợ bị lật tẩy vai trò giả dối của mình khi phải đối diện với họ. Hồ Chí Minh có thể được huấn luyện để đóng vai diễn Nguyễn Ái Quốc thành công ở giai đoạn trưởng thành, thế nhưng Hồ Chí Minh không thể nào biết được quá khứ tuổi thơ của cậu bé “Sinh Coong” giả dụ như là những kỷ niệm “đái dầm” hay tắm “truồng” với bạn bè đồng trang lứa, những lúc “hái rau mò ốc” của những chuỗi ngày hai anh em theo mẹ cùng nhau tha hương cầu thực. Làm sao biết những ký ức của tháng ngày bụng đói nằm đếm sao trời ở làng Chùa, làng Sen để mơ ước tương lai có một bữa cơm “không độn rau khoai”. Hồ Chí Minh cũng không thể nào biết những kỷ niệm “buồng the” hay “trăng thề hứa hẹn” thì làm sao dám tìm gặp lại Tăng Tuyết Minh mà không bị phát hiện giả mạo. Vì thế, sau khi Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước cho đến ngày chết không hề có một động thái nào tìm lại người vợ Tăng Tuyết Minh cả. Cho dù Hồ Chí Minh đã có nhiều dịp đến Trung Quốc trong thời gian làm chủ tịch cũng như lúc cuối đời. Trong Tâm tình với tuổi trẻ về Hồ Chí Minh tác giả Bùi Tín ghi lại: Có nhà nghiên cứu nói đến trái tim thép lạnh tanh của ông khi bà vợ cũ có hôn thú Tăng Tuyết Minh dò hỏi về ông suốt từ 1945 đến 1964, ông vẫn làm ngơ, cho đến khi đảng CS Trung quốc khuyên bà nên quên chuyện này đi, và bà vẫn ở vậy cho đến chết vào tháng 11 năm 1991, thọ 86 tuổi. Cũng có người nói thái độ không bình thường của ông đối với người anh cả Nguyễn Tất Khiêm và với bà Thanh chị ruột ông, cũng như với làng quê Kim Liên, khi ông về Hà Nội từ năm 1945 mà đến tận năm 1957 mới về thăm quê lần đầu! (9) IV/- Tâm lý chân thật của con người cuối đời: altThông thường khi một người già về cuối cuộc đời có khuynh hướng sống thật với nội tâm cội nguồn của mình như gia đình, vợ con, ông bà, tổ tiên, quê hương và tổ quốc. Vậy cuối cuộc đời của Hồ Chí Minh như thế nào? Những tháng cuối cùng của năm 1969, túc trực bên giường bệnh của ông Hồ là đoàn bác sĩ Trung Quốc, cùng bác sĩ Việt Nam. Theo sách của Hoàng Tranh, một buổi chiều cuối tháng Tám, khi tỉnh lại, Hồ Chí Minh nói với các bác sĩ Trung Quốc: “Mong nghe ai hát một bài ca Trung Quốc.” Một y tá của bệnh viện Bắc Kinh hát, Hồ Chủ tịch nghe xong, mỉm cười, và “đấy là nụ cười chót” của ông trước khi hôn mê mải cho đến lúc qua đời. (10) Trong tác phẩm Hồ Chí Minh, a life tác giả William J. Duiker đã kể về đời tư Hồ Chí Minh với một loạt người tình và vợ Nguyễn Thị Minh Khai , Tăng Tuyết Minh... và cả chuyện Hồ Chí Minh vào lúc cuối cuộc đời đã nhờ một cán bộ cao cấp Trung Cộng giới thiệu cho một cô gái trẻ để dưỡng già (11). Tại sao Hồ Chí Minh một người Việt Nam (?) cuối cuộc đời lại thèm nghe nhạc Tàu, được sống với vợ Tàu, trong khi không hề nhắc đến Tăng Tuyết Minh người vợ Tàu đã cưới hỏi đầy đủ một lần nào? Tâm lý này còn thể hiện qua bản di chúc viết tay. Hồ Chí Minh là một người viết sách báo lưu loát, nhiều năm kinh nghiệm, thế mà cuối cuộc đời không thể viết một bản di chúc hoàn chỉnh. Hồ Chí Minh từng tự hào trong tác phẩm Trần Dân Tiên “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh: “Có thể nói là ông Nguyễn suốt ngày nghỉ tới tổ quốc và suốt đem mơ đến tổ quốc” (12). Người xưa theo quan niệm duy tâm, cho rằng “Sinh ký tử quy” con người sinh ra chỉ là ký gởi mà thôi, khi chết luôn luôn trở về cội nguồn . Hồ Chí Minh cũng là con người duy tâm, tin rằng con người có linh hồn, khi chết, ao ước được ghi rõ ràng trên di chúc là đi thăm cụ Mác, cụ Lê. Sao Hồ Chí Minh không mong muốn về với tổ tiên vua Hùng dựng nước mà đã nhiều lần ông từng kiêu hãnh so sánh công lao gìn giữ đất nước. Sao đành quên đi người mẹ, từng cực khổ đùm bọc ông từ quê nhà vào Huế ăn học để rồi chết chôn thây ở xứ người. Sao nỡ quên người cha chết tha phương ở vùng đất Cao Lãnh hoang lạnh, mà Nguyễn Ái Quốc đã từng nhọc công thăm hỏi từ vùng rừng núi Xiêm La, thế nhưng khi trở thành Hồ Chí Minh chủ tịch nước lại hững hờ lạnh lùng khi nghe tin đồng bào miền Nam đã cưu mang đùm bọc xây dựng bảo trì an táng cha ruột của mình. Sao không mong về gặp lại người anh, để tỏ một lời tạ tội vì lở quên thăm viếng lúc đau ốm cũng như quên thắp một nén nhang đưa tiễn?.. Sao đành quay lưng với người chị ruột nghèo khổ đã cưu mang gói quà nghĩa tình đường xa thăm viếng? Phải chăng Hồ Chí Minh không mua nổi một bó bông để tiễn đưa người chị một chặng đường cuối? Ðến đây có thể tổng lược lại những nét đặc trưng hai nhân vật trên như sau: Nguyễn Ái Quốc, với trình độ tiểu học, vốn chữ hán rất tầm thường, chưa hề thể hiện tài năng chữ Hoa qua văn chương, thi ca hay thư pháp, mang bịnh lao kinh niên ở thời kỳ ho ra máu. Là một người nặng tình cảm gia đình đã nhiều lần liên lạc với anh trai, giúp đỡ tiền bạc và hỏi thăm cha dù đang ở hoàn cảnh khó khăn chiến tranh xa cách, phải nhờ người trung gian chuyển nhắn giùm. Ðã có vợ Tăng Tuyết Minh, yêu thương từng diễn tả qua bút tích để lại. Trái lại Hồ Chí Minh, mạnh khỏe không có dấu hiệu tật bệnh gì cho đến tuổi già 79 tuổi, chết vì bịnh tim. Hút thuốc nặng, ở tù cực khổ, kháng chiến ở rừng sâu nước độc cũng không hề nhiễm bịnh lao. Giỏi tiếng Hoa có thể viết sách, thơ ca và có khả ngăn trổ tài thư pháp. Hoàn toàn không nhớ hay không hề nhắc đến người vợ Tăng Tuyết Minh cho dù đã từng qua Trung Quốc công du hay chữa bịnh thời gian dài. Ðối với với gia đình xem như là người xa lạ và tuyệt tình. Thậm chí một hành vi “nghĩa tử nghĩa tận” đối với cái chết của anh và chị ruột, Hồ Chí Minh cũng không làm. Trong suốt thời gian làm chủ tịch, Hồ Chí Minh không bao giờ tổ chức được một buổi ăn sum họp gia đình hay kỵ giỗ cha mẹ, ông bà tổ tiên. Cuối cuộc đời chỉ mong có vợ tàu săn sóc và nghe nhạc Tàu. Lúc chết mong về tổ quốc Mác chứ không phải tổ tiên , ông bà xứ Nghệ. Qua toàn bộ phần trình bày trên có thể kết luận rằng: Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không thể là một người. Vậy Hồ Chí Minh là ai? là người Hoa? Là Hồ Tập Chương? Hay ai đó sẽ còn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi, cho đến khi nào Liên Xô chính thức bạch hóa hồ sơ Cọng Sản Ðệ Tam Quốc tế hay là đảng csvn chấp nhận công khai, chính thức làm một cuộc thử nghiệm DNA giữa Hồ Chí Minh với gia tộc họ Hồ, cùng với gia tộc họ Hồ Tập Chương. Mọi sự thật lịch sử sẽ được sáng tỏ. Phần kết: Vụ án buôn vua cần lý giải Nếu Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc sẽ nảy sinh là một câu hỏi: Ai là người chủ mưu trong vụ án buôn vua này? nhằm mục đích gì? Có 3 giả thuyết được hình thành để thỏa mãn câu hỏi này: * Giả thuyết 1: Tác giả vụ buôn vua này là cọng sản Trung Quốc. Giả thuyết này khó đứng vững bởi lý do vào thời điểm 1931 - 1933 Nguyễn Ái Quốc ở tù chưa chết, Trung Quốc không thể nào có thời gian đào tạo huấn luyện một người khả dĩ có thể thay thế. Hơn nữa vào thời điểm này cọng sản Trung Quốc cũng còn gặp nhiều khó khăn trong công cuộc chiến đấu, chưa biết tương lai thành quả chính trị ra sao, thì khó có thể đầu tư công sức và tiền của để làm một công việc buôn vua lâu dài được. Ngoài ra còn một yếu tố nữa, sự giả mạo khó mà qua mặt được tình báo Liên Xô. * Giả thuyết 2: Ðảng Cộng Sản Việt Nam chính là thủ phạm lại càng không đứng vững bởi lý do trong bối cảnh lịch sử đảng csvn ở giai đoạn thanh trừng nội bộ, Nguyễn Ái Quốc bị tố giác chịu trách nhiệm về việc nhiều thanh niên bị bắt ở Hồng Kông. Cả ba tổng bí thư đầu tiên của đảng cọng sản Việt Nam là Trần Phú, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập đều muốn loại trừ Hồ Chí Minh qua những cáo giác và buộc tội rất nặng nề. Do vậy đảng csvn không cần thiết và không có nhu cầu để đào tạo một Hồ Chí Minh giả thay thế Nguyễn Ái Quốc. * Giả thuyết 3: Còn lại một người có khả năng thực hiện việc buôn vua nói trên đó là: Cộng Sản Liên Xô ( hay Cọng Sản Ðệ Tam quốc tế). Trở lại lịch sử để biết rõ vai trò và uy tín của Nguyễn Ái Quốc ở thập niên 30s ra sao? Sau Ðại Hội 5 QTCS (1924), Nguyễn Ái Quốc còn tham gia vào Ðại Hội 3 Công Ðoàn Quốc Tế Ðỏ (Red International of Trade Unions, còn gọi là Profintern, thành lập năm 1921). (13) Thời gian này uy tín và ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc lên cao, sau đó vì một số lý do nào đó Hồ đã không thực hiện hết những chỉ thị của QTCS tại Pháp. Dấu hiệu đầu tiên về vị thế chính trị không hoàn toàn vững chắc của Hồ trong QTCS chỉ xuất hiện vào khoảng cuối năm 1927 và 1928, khi ông bắt đầu chuẩn bị quay lại châu Á. (14). Ðiều quan trọng mà ta nên lưu ý là Ðại Hội 6 QTCS bắt đầu trong tháng 7 1928, lúc Hồ vẫn còn lênh đênh trên biển. Có thể ông đã không biết đến những tin tức chi tiết về kết quả của đại hội cho đến nhiều tháng sau. Theo tất cả những bằng chứng có được, dường như ông đã đi châu Á với hành trang không có gì ngoài những chỉ thị trong tháng 9 1 mình. (15) Tại Ðại Hội Toàn Thể Ban Chấp Hành QTCS lần thứ 10 Kuusinen đã có dịp công bố vào ngày 3 tháng 7 1929. Stalin, người chiến thắng tuyệt đối trong cuộc đấu đá nội bộ của ÐCS Liên Xô, ông còn tuyên bố [47]. Thành viên của bất cứ đảng cộng sản nào không chấp nhận quyết định của QTCS sẽ bị khai trừ. (16) Vì cuối tháng 2 1930 ông đã viết thư cho đại diện QTCS để tìm hiểu rõ ràng hơn nhiệm vụ của mình: “Hiện nay tôi không biết được chính xác vị thế của mình là gì... tôi là đảng viên của ÐCS Pháp hay ÐCS Việt Nam? Ông còn hỏi: “Nhiệm vụ mà QTCS đã giao cho tôi đã bị hủy bỏ rồi chăng? Nếu không thì tôi có phải là nhân viên của Phân Bộ Viễn Ðông hay không?” Ông yêu cầu Ban Chấp Hành QTCS đưa ra quyết định về việc này. (17) Theo quan điểm của Trần Phú, việc Hồ thất bại trong việc đưa ra một chính sách giai cấp rõ rệt trong nội bộ đảng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự mất đoàn kết trong đảng. (18) Hội Nghị ÐCS Ðông Dương từ ngày 27-31 tháng 3 tại Macao đã bầu ra một Ủy Ban Trung Ương mới, cho phép Hà Huy Tập nắm quyền ÐCS Ðông Dương trong thời gian Lê Hồng Phong vắng mặt... Hồ Chí Minh nằm ở vị trí thứ 13 như là một thành viên dự bị Ðến cuối tháng 4 1935 Hà Huy Tập trong bức thư viết tay dài 4 trang bằng tiếng Pháp đã kết tội phản bội của Hồ Chí Minh những lý do như sau: (a) Quốc đã biết rằng Lâm Ðức Thụ là một kẻ khiêu khích, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng ông ta; (b) Quốc đã phạm sai lầm khi đòi hỏi mỗi học viên hai bức ảnh, tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ, ông bà nội ngoại và ông bà cố... (c) trong nước, tại Xiêm và trong tù, họ vẫn tiếp tục nói về trách nhiệm của Quốc, một trách nhiệm mà ông không thể chối bỏ được; (d) những bức ảnh do Quốc và Lâm đòi hỏi giờ đây đang nằm trong tay của cảnh sát; (e) dần dần khi đường lối của đảng đã trở nên rõ ràng hơn đối với đảng viên và quần chúng, họ đã phê phán mạnh mẽ hơn chính sách mà Ðồng Chí Quốc theo đuổi. Tổng bí thư của ÐCS Xiêm, từng là người học trò thuần thành của Quốc, là một trong những người nói rằng trước năm 1930, Quốc không phải là một người cộng sản!!! (19) Một nguồn tin được biết nhiều năm sau từ một nhân viên của Bộ Quốc Tế thuộc Ủy Ban Trung Ương Sô viết là Anatoly Voronin cho biết rằng Hồ đã bị điều tra bởi bộ ba Dmitry Manuilsky, Khang Sinh và Vera Vailieva. Theo nguồn tin này, Mauilsky đã giữ vị trí trung lập trong khi Khang Sinh muốn Hồ bị xử tử hình. Vasilieva được cho là đã bảo vệ ông trên cơ sở rằng những sai lầm của ông về những biện pháp an ninh đã xảy ra là do thiếu kinh nghiệm]. Vào năm 1935 có khả năng là Khang Sinh đề nghị Hồ bị trục xuất ra khỏi đảng hơn là tử hình, nếu ông tin rằng Hồ đã có một phần lỗi trong những bắt bớ vào năm 1931. Nhưng vì không có những tài liệu làm bằng chứng mà rất có thể vẫn còn được giấu kín trong tàng thư của KGB, chúng ta không thể biết được những tố giác của Hà Huy Tập đã được xử lý nghiêm trọng đến mức độ nào. (20) Trong giai đoạn giao thời giữa Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đã xuất hiện hai nghịch lý như sau: - Nguyễn Ái Quốc là bị bịnh lao tái phát lần thứ tư ho ra máu, có thể nào được quan tâm chữa trị đầy đủ để sống còn qua thời kỳ bị theo dõi giám sát như là một tội đồ bội phản, ở Liên Xô hay không? - Nguyễn Ái Quốc bị cáo giác phản bội bởi chính những tổng bí thư đảng csvn (Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập), người chịu trách nhiệm về vụ bắt bớ thanh niên năm 1931. Cũng là người không hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cọng sản. Tại sao không chịu hình phạt nào như khai trừ, kỷ luật hay hạ tầng công tác, an trí mà trái lại còn được nuôi dưỡng chữa bịnh, cho đi học đại học (một hình thức tái huấn luyện) để trở lại lãnh đạo đảng csvn, được xóa trắng tội lỗi năm xưa? Hoàn toàn đi ngược lại truyền thống “Thà giết lầm hơn bỏ sót” của cộng sản. Phải chăng nghi vấn Nguyễn Ái Quốc trong thời gian thất sủng này phải nhận lãnh cuộc sống trong tăm tối, khó khăn cùng với căn bịnh lao kinh niên cho đến chết ở một vùng đất hẻo lánh nào đó là sự thật? Vào thời điểm này QTCS rất cần một cán bộ đủ tin cậy để thực hiện tham vọng thống nhất tất cả các đảng thành một đảng Cọng Sản Ðông Dương, biến Liên Bang Ðông Dương trực thuộc Liên Bang Xô Viết. (Tham vọng Liên Bang Ðông Dương Cọng Sản này được Lê Duẩn tiếp nối thực hiện bằng cách đem quân xâm chiếm Campuchia vào cuối thập niên 70s). Nguyễn Ái Quốc đã từng thất bại trong nhiệm vụ này trước năm 1930, thế nhưng thực tế vai trò của họ Hồ vẫn cần thiết để tập hợp lại các đảng phái khác nhau. Thế nhưng tình hình sức khỏe của Hồ Chí Minh không thể nào tiếp tục công cuộc chiến đấu gian khổ và lâu dài này được. Vì thế QTCS đã sử dụng kế “Kim Thiền Thoát Xác” như giáo sư Hồ Tuấn Hùng đã trình bày trong tác phản “Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo”. Như vậy, Liên Xô thực hiện kịch bản “buôn vua” nhằm thôn tính và thống nhất Liên Bang Ðông Dương bằng mọi giá, trên căn bản quyền lợi của Liên Xô chứ không phải là quyền lợi của Việt Nam. Chẳng may, kẻ buôn vua “Liên Xô” đã chết tức tưởi vào thập niên 80s kéo theo sự phá sản của dự án Liên Bang Ðông Dương. Phải chăng nhân cơ hội này, tình báo Trung Quốc đã “chôm?” được bí mật hồ sơ buôn vua Hồ Chí Minh của Liên Xô để từ đó làm con bài tẩy khống chế đảng Cọng Sản Việt Nam? Một câu hỏi được đặt ra ở đây là đảng csvn có biết vụ án buôn vua này hay không? Và biết từ thời gian nào? Câu trả lời: Biết được ở thời gian nào rất khó khẳng định. Nhưng với khả năng tình báo của csvn, cho thấy không thể không biết mà biết rất rõ. Thế nhưng vì nhiều lý do nhạy cảm, đảng csvn phải câm miệng, ngậm bồ hòn làm ngọt, cam phận làm kẻ đồng lõa qua động thái tiếp tục thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Vì nếu câu chuyện được tiết lộ sẽ làm sụp đổ tất cả từ thần tượng, chế độ đến sự nghiệp chính trị của đảng csvn cũng tiêu tan, kéo theo nhiều tình huống bi thảm ngoài dự kiến của người trong cuộc. Ðây là một trong những lý do để đảng csvn trở nên hèn hạ, cam tâm làm nô lệ cho Trung Quốc qua hành động bán đất cắt biển. Ngày 22-12, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Bộ Ngoại giao, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức lễ cắm cột mốc số 1116, một trong những cột mốc cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền giữa hai nước Việt - Trung. (22) Thời gian tới sẽ hoàn tất việc phân định ranh giới lãnh hải. Hoàng, Trường Sa phải biến mất trên bản đồ Việt Nam (?). Kỷ niệm 1000 năm Hoàng Thành Thăng Long là một dấu mốc vinh quang cho một quá trình dựng nước và giữ nước. Phải chăng đây cũng là dấu mốc đầu tiên của chuỗi ngày tủi nhục của lịch sử Việt Nam mất đất, mất biển do hệ quả của vụ án buôn vua này? Cho dù bào chữa bằng lý do nào chăng nữa, trách nhiệm không ai khác ngoài đảng Cộng Sản Việt Nam. Ghi chú: (1) “Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh” (Sự hình thành một chọn lựa) của Lữ Phương. (2) Wikipedia (3) The missing years Tr.115. (4) Nhật ký Hoàng Tùng (5) Trần Minh Siêu Nhà xuất bản Nghệ An - năm 2003 (6) Hoàng Quốc Kỳ trong tác phẩm Ma đầu Hồ Chí Minh. Tr. 16 (7) Nhật ký Hoàng Tùng (8) Phùng Thế Tài và Bác Hồ, những Kỷ niệm không quên Tr. 179 (9) http://danchimviet.com (10) BBC (11) Hồ chi Minh nhận định tổng hợp - Minh Võ tr. 619 (12) Trần Dân Tiên “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh” tr.53. (13)(14)(15),(16),(17),(18),(19),(20): Missing years, tr.66, tr.71, tr.108, tr.112, tr.134, tr.168, tr.171, tr.172) (21) Ðàn Chim Việt (22) Báo Hà Nội Mới Nguồn: Ðối Thoại

Lưu trữ Blog

Người theo dõi