16 thg 6, 2009

17.6.09 Vũ Trung-Nguyễn Tất Trung

Con người huyền thoại : Vũ Trung-Nguyễn Tất Trung Tác giả: Nguyễn Thái Hoàng 1. Con người Huyền thoại Vũ Trung-Nguyễn Tất Trung Vì nỗi mong mỏi tha thiết của mọi người muốn biết rõ về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Tất Trung - đứa con rơi của ông Hồ Chí Minh trong vòng tay “nhân ái yêu thương” của các đồng chí - Hoàng nghĩ mình không có quyền né tránh câu hỏi này, khi thực tế đã bày ra trước mắt. Bạn LHA (Hoa Kỳ) viết: “Cám ơn bạn Nguyễn Thái Hoàng đã cho bạn đọc biết về tung tích của anh Nguyễn Tất Trung. Trong cuốn hồi ký "Đêm Giữa Ban Ngày" của nhà văn Vũ Thư Hiên có nói rằng sau khi bà Nông Thị Xuân bị ám hại, thì Nguyễn Tất Trung được giao cho Vũ Kỳ nuôi rồi sau đó không còn biết tin tức gì nữa. Tôi không hiểu tại sao cùng là hậu duệ của ông Hồ lại bị phân biệt đối xử như vậy, anh Trung cũng là con “Vua” như Nông Đức Mạnh, nhưng ông Mạnh lại được làm tổng bí thư, trong khi Trung lại quét lá đa. Cây đắng không thể sinh trái ngọt, hy vọng anh Nguyễn Tất Trung là trường hợp ngoại lệ". Dù không muốn làm mọi người thất vọng, nhưng Hoàng cũng phải nói thật điều này: LHA nói đúng: Cây đắng không thể sinh trái ngọt. Nguyễn Tất Trung không phải trường hợp ngoại lệ mà đã bị Đảng nhuộm đỏ từ đầu đến chân. Rất có thể Hoàng có lỗi trong việc này vì đã thông tin không đầy đủ đến bạn đọc, làm bạn đọc hiểu lầm. Thực tình, cũng như LHA và rất nhiều người Việt Nam khác, Hoàng cũng tràn trề hy vọng về một Tất Trung khác, một Tất Trung vì nỗi đau xé gan xé ruột của mẹ mình, của chú, dì, và họ hàng bên ngoại mà hành xử khác, biết phân biệt đâu là chính nghĩa, đâu là trọng tội, cho dù tội ác ấy được phủ bằng màu cờ đỏ sao vàng đi chăng nữa, thì bàn tay của kẻ cầm cờ chắc gì đã sạch? đã không nhuốm máu mẹ đẻ mình? Như bao nhiêu năm anh đã từng thét vào mặt họ: "Phải làm sáng tỏ cái chết của mẹ tôi, không thằng nào khốn nạn bằng thằng bố tôi, đẻ con ra mà không dám nhận con...v.v". Thật không ngờ Đảng đã “vững vàng đường lối, kiên trì quan điểm lập trường cách mạng” đến cùng để biến “Tất Trung” thành “Tất Nhụt”, thiếu hụt niềm tin và bản lĩnh chiến đấu, từ căm thù cái ác, cái xấu trở thành nguội lạnh vô cảm, vô đạo như hiện nay. Để giúp mọi người hiểu rõ về Nguyễn Tất Trung, cũng là thanh minh sự lầm lẫn của mình, Hoàng xin nói dông dài một chút như sau: Vì ảnh hưởng nghề nghiệp, trong khi chưa bị Đảng thiến hết nhân cách Hoàng vẫn lê la ở khu vực ga Trần Quý Cáp là nơi bà con từ 60 tỉnh thành trong cả nước đổ về, tụ tập, khiếu kiện vượt cấp, để tìm hiểu , hỏi han, tuy biết chẳng thể giúp được gì cho họ mà chỉ để tìm hiểu xem mức độ đểu giả độc ác của Đảng cộng sản đến đâu thôi? Trong một lần như vậy Hoàng ngồi nghỉ ở quán bia số nhà 62 cùng phố , được anh Mẫn (chủ quán) rỉ tai cho biết là Vũ Trung rất hay đến đây uống bia. Từ hôm đó Hoàng chủ động đến đó nhiều lần để chờ gặp cho bằng được con người huyền thoại này. Thú thật lần đầu nhìn thấy anh Trung dựng xe bước vào quán, Hoàng hồi hộp ghê lắm, tim đập, chân run, cái nhìn đầy tinh lực, chăm chú như thể của đôi tình nhân trong thơ Đàm Phố: "Yêu nhau mà mắt nhìn không chớp, thấy nhau rồi chỉ muốn nuốt trôi nhau". Sau cái mỉm cười xã giao, bắt tay với chủ quán, Trung lui về với cốc bia của mình, trở thành người khác hẳn, lặng lẽ u uẩn, câm nín, căm tức, căng thẳng. .. Về hình thể Trung rất đẹp, trẻ hơn cái tuổi 49, 50 của mình rất nhiều. Da trắng, sống mũi cao, lông mi cong vắt, môi đỏ, nói chuyện rất có duyên, miệng cười, mắt cũng cười theo. Nghiã là hoàn toàn giống mẹ, như trong "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên: "Cô Xuân 21 tuổi, khá đẹp, nước da trắng hồng, môi đỏ, nụ cười như hoa nở". Tuy cũng có dáng cao dong dỏng, nhưng không hề có dấu vết gì của ông Hồ kể từ dáng vẻ khuôn hình đến các nét trên gương mặt. Về trang phục, Trung ăn vận gọn gàng, lịch sự và bắt mắt, đến mức anh bạn đi cùng Hoàng - vốn quyền cao, chức trọng, phải thầm thì: "Thằng cha đẹp quá, mình mà là con gái, nhất định phải chửa hoang với nó, ít nhất là 7 lần". Qua nhiều lần bí mật quan sát, Hoàng cảm thấy bề ngoài Trung đóng vai lãng tử con nhà giàu, chịu chơi, nhưng bên trong là nỗi đau không lời, nỗi đau khấn bốn phương trời còn đau, thậm chí Hoàng chỉ có thể mượn thơ Thế Lữ để tả: "Ngậm một khối căm hờn trong tim óc..." Nghĩ mãi cuối cùng dịp may cũng đến, trong số bạn thân của Hoàng có một anh thuộc diện "con ông cháu cha" vốn trước học cùng trường trung học mang tên Nguyễn Văn Trỗi ở Trung Quốc với Trung. Thế là anh vui vẻ gọi điện thoại hẹn gặp và kéo cả Hoàng đi. Trong suốt buôỉ gặp mặt vui vẻ đó, Hoàng càng củng cố thêm nhận định của mình. Lần ấy đúng dịp ông Vũ Kỳ mất, Trung nhắc đến cái chết của bố nuôi đầy quyến luyến. Từ lúc ông bắt đầu trở bệnh, đến lúc phải thở bằng ô xy, rồi 20 ngày cuối, trong lúc cả nhà xúm vào săn sóc, ông yêu cầu đưa giấy bút, kiên quyết bắt rút ống thở để ra đi, hoàn toàn tỉnh táo, không một chút vật vã đau đớn. Ngay sau đó chính phủ đã ký duyệt cho gia đình 50 triệu để xây mộ ở nghĩa trang Mai Dịch… Trong câu chuyện hễ nhắc đến ông Hồ là Trung thay đổi thái độ, mặt cau có, căng thẳng. Mỗi khi anh bạn đưa ra những lời phủ nhận về một số phần tử "quá khích", "nói xấu" ông Hồ, Trung đều gạt đi, bảo: "Ông lạc hậu, quan liêu quá. Chịu khó lên mạng mà đọc đi, không thì nghe lời dân gian nói ấy, ông Hồ mất đi chỉ để lại: "Ba Đồng Chinh Bằng Tôn" (1) có ích mẹ gì đâu...Trong cuộc vui Trung còn đọc cả thơ "cửa mở" của Việt Phương (Thư ký riêng của Phạm Văn Đồng) cho cả hội cùng nghe (đại ý): Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ Mở đài địch như mở toang cách cửa, Nghe nó chửi mà thấy cả ngày mai… Sau này trong vài lần gặp lại, Hoàng có đặt thẳng vấn đề với Trung: - Trong cuộc đời có bao giờ anh cảm thấy mình bị đối xử tệ bạc không? Trung đáp không hề né tránh: - Có chứ, không phải chỉ một lần mà là thường xuyên - Và Trung kết luận: - Đến bom đạn thành cổ Quảng Trị còn không lấy nổi mạng mình, kể cũng lạ... Biết được điều lạ lùng này Hoàng vội vã thốt lên: - Tại sao anh phải đi lính, là con Bác Kỳ thì cùng lắm cũng chỉ là lính cậu, lính văn phòng thôi chứ, sao lại phải ra mặt trận ? Trung bảo: - Không có đâu, 10 năm trên khắp các chiến trường đông, tây, nam, bắc, nhưng căng thẳng nhất vẫn là thành cổ Quảng Trị và mặt trận Căm-pu-chia. Trong hai thời điểm khắc nghiệt ấy, trung bình mỗi ngày mình phải chia tay với vài chục thằng bạn, chúng nằm lại thành cổ, bên kia bờ sông Thạch Hãn, hoặc đạp phải mìn bị thương phải chuyển lên quân y viện... Hoàng thăm dò: - Có bao giờ anh nghĩ mình là con người của huyền thoại, luôn bao bọc quanh mình cả một lớp huyền thoại hư thực không? Trung trả lời, mắt như có lệ: - Mình cạn khô nước mắt khóc mẹ từ lâu rồi, đừng hỏi nữa. Lúc này Hoàng mới kịp nghĩ ra là trong tất cả những lần gặp gỡ, chưa khi nào Trung được phép đi một mình mà luôn luôn có các "ông bạn" cặp kè bên cạnh. Thú thật đêm đầu tiên sau lần gặp, Hoàng trằn trọc băn khoăn không ngủ nổi, càng lên mạng càng đọc được thông tin về ông Hồ, Hoàng càng mong muốn được gặp lại, thậm chí Hoàng đã nghĩ, dù có dao kề cổ Hoàng cũng phải viết về con người này... Tất nhiên ý nghĩ ấy là viễn vông ở Việt Nam, vì tất cả các tổng biên tập, các giám đốc nhà xuất bản đều đã nhận được một bài học nhớ đời sau vụ tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Minh Hạnh mất chức vì đã dại dột đăng tin về người vợ Trung Quốc của ông Hồ. Lần cuối cùng Hoàng gặp Trung tại quán cà phê bông giấy 2, đường Lê Thành Nghị, Hà Nội. Người Chủ quán là vợ Trung, trẻ, đẹp, duyên dáng tên Duyên. Tại đây, qua những lời bộc bạch chân tình của chị Duyên về sự quan tâm săn sóc của chú Khải, chú Lương, chú Mười, anh Mạnh v.v., Hoàng biết Trung đã bị Đảng dùng chức tước mua chuộc và bị nhuộm đỏ từ đầu đến chân, ít nhất là từ mười năm nay. Trước đó theo lời Trung thú nhận: anh luôn có "cận vệ" theo sát, cấm vận mọi điều, chỉ khoảng 10 năm trở lại đây mới được quyền đi đó đi đây vào Nam thăm bạn hay thăm lại đồng đội xưa", v.v. Hiện ngôi nhà cũng là quán cà phê của anh chính là nhà được phân theo tiêu chuẩn cấp tướng tá của Tổng cục 2, tương đương chức thứ trưởng các bộ, ngành, với diện tích 160 m2 (2). Điều đặc biệt quan trọng mà Hoàng biết được là sau khi gia nhập Tổng cục 2, Trung đã từng cùng Nguyễn chí Vịnh, con Nguyễn Chí Thanh tham gia các phi vụ mua bán máy bay, vũ khí đểu để trang bị cho Tổng Cục bằng nguồn vốn kếch sù của Bộ quốc phòng và phất lên nhanh chóng. Hiện tại Trung là một trong số 7 người giàu nhất Việt Nam (còn goị là nhóm G7) gồm Phan Minh Hoàn (con Phan văn Khải), Nguyễn Hoài Bảo (con bà Lê thị Hoài), Lê Khả Diễn (con Lê Khả Phiêu) v.v. Trong số 5 đứa con của ông Vũ Kỳ gồm: Nhung - Quang – Trung - Vinh - Minh, thì Trung giàu ức vạn lần, kể cả cậu Vinh đang ở Đức cũng chỉ có số tài sản bằng một phần nhỏ của Trung. Từ chỗ coi mình là người "ngoài luồng", không chịu mang họ Vũ, không muốn sống cuộc đời thứ 2, lúc nào cũng đòi được Đảng buông tha để đi khắp thế gian, la lớn cho cả thế giới biết về cái chết oan nghiệt của mẹ mình (“Tiếng oan dạy đất, oán ngờ loà mây”!), Trung đã bị Đảng trừng phạt nặng nề trong chính ngôi nhà 66 Thợ Nhuộm Hà Nội. Nào tống đi lính để thành "anh hùng thời đại", nào tiêm thuốc độc cho trí não u mê, tiêm thuốc triệt sản để thành một zôm-bi - vật vờ như một cái bóng, chỉ làm hùng hục như trâu (3) không có trí khôn để nhận biết mình là ai, cũng không biết ai ngoài mình, kể cả chuyện tình ái... Thấp tay và tàn bạo hơn hẳn các thầy pháp Châu Phi - điểm huyệt cho người chết sống lại để điều khiển, sai khiến như những zôm-bi, Đảng đã làm ngược lại, biến một cơ thể trẻ trung, khoẻ mạnh thành một xác chết biết đi... cho đến khi liều lượng của thuốc hết tác dụng, Đảng kịp thời dở lại chiêu bài dụ dỗ mua chuộc kèm doạ nạt, cưỡng bức... Sống giữa lòng Đảng, xa rời nhân dân, kết cục Trung đã được nặn tạo lại từ đầu, thành một quan chức cao cấp thành đạt trong quân đội, càng ngày càng cố hợp pháp hoá mình trong vai đứa con ngoan của Vũ Kỳ để yên bề, thoát hiểm, và làm giàu. Việc Trung đến các bậc lão thành cách mạng để tìm hiểu về cái chết của mẹ đẻ là việc hoàn toàn có thật, chính Hoàng đã gặp Trung trong ngôi nhà của ông Ngô Thế Nùng - một tướng lĩnh cũ trong quân đội. Chỉ vì anh rể là Hoàng Minh Chính mà cả hai vợ chồng ông Ngô THế Nùng bị trượt dài vì lý lịch, không sao leo lên được nữa. Hôm Hoàng đang ngồi với bác gái - nói chuyện về việc cụ Chính chuẩn bị sang Mỹ chữa bệnh thì Trung lò dò tìm đến, anh Hà ra mở cửa đưa vào, Hoàng vừa kịp nghe Trung nói: "Tôi phải gặp mẹ ông để tìm hiểu về cái chết của mẹ đẻ tôi", vì lý do tế nhị Hoàng buộc phải ra về, sau đó gặp lại ở quán cà phê... Khi đã phát hiện ra chân tướng thật của Trung thì không bao giờ muốn gặp lại nữa (trước đó hỏi về nghề nghiệp, lần nào Trung cũng bảo: Tự mở một công ty trách nhiệm hữu hạn, thu nhập bấp bênh và hoàn toàn không liên quan gì tới đám G7)... Bạn Nguyên Cam nhắn tin: Hoàng tìm cách chụp ngay một tấm hình của Nguyễn Tất Trung và chuyển ra hải ngoại để mọi người có thể nhìn thấy đứa con rơi của ông Hồ, hy vọng "Đàn chim Việt" sẽ là nơi đầu tiên đăng ảnh Nguyễn Tất Trung cho toàn thế giới biết... Điều này thật dễ lại thật khó, vì cả thế giới khi biết đến "tin mật" này trên mạng thì cánh "solôchôm" của chính quyền sẽ theo sát anh Trung từng bước và mạng sống của Hoàng rất có thể sẽ bị phơi trên "gác bếp" của Đảng ngay, chẳng thể "tung tăng" lên mạng mà tiếp tục gửi ảnh đâu. Hoàng đã nghĩ nhiều cách, kể cả nhờ các bậc bô lão vốn được anh Trung quý mến, tiếp đón niềm nở, nhưng họ cũng sợ lôi thôi với công an Việt Nam nên không dám chụp, đành chờ dịp khác vậy. Trong 4 triệu đồng bào Hà Nội, Hoàng nghĩ, nhất định sẽ có người thay Hoàng làm việc này, thậm chí cả quang cảnh quán cà phê "Bông giấy", cách bày biện trang trí trong nhà và cả gia đình anh Trung gồm chị Duyên và cháu Vũ Thành nữa. Thư đã dài, hy vọng lời nhắn của bạn Nguyên Cam sẽ sớm thành hiện thực: Ngày thần tượng Hồ Chí Minh sụp đổ cũng chính là ngày Đảng cộng sản Việt Nam sụp đổ vì họ không còn bám vào đâu được nữa. Còn cả 113 ý kiến tha thiết chân tình khác, từ Anh Đông (CHLBD) Trần Thế Hiển (USA) Martin Dang vandang123 (Germany), Lỗ Trí Thâm (Battlefield- USA), độc giả “Thế giới không cộng sản", Hồ Ngọc (San Diego) v.v mà Hoàng rất muốn trao đổi, tâm tình, đành chờ dịp khác vậy ... Gửi tới các bạn đọc lời chào chân tình. Hà Nội, 9/ 2005


Chánh phạm giết Nguyễn Thị Xuân là ai? Tác giả: Vĩnh Phúc 1. Chánh phạm giết Nguyễn Thị Xuân là ai? Trần Quốc Hoàn, quê ở xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; tên thật: Nguyễn Trọng Cảnh (1916 - 1986) Nguồn: nghean.gov.vn Vụ thảm sát cô Nguyễn Thị Xuân: chánh phạm là ai? Cách đây khoảng hơn một tuần lễ, tác giả Bùi Tín đã viết trên Đàn Chim Việt, đặt vấn đề về sự bất công kéo dài đã 51 năm đối với người con rơi Nguyễn Tất Trung mà ông Hồ Chí Minh đã có với người phụ nữ dân tộc Tày tên là Nguyễn Thị Xuân (tức Nông Thị Xuân). tác giả Bùi Tín đã nhắc lại vụ thảm sát cô Xuân ở Hà Nội vào đầu năm 1957, do tên Trần Quốc Hoàn chủ mưu, mà trực tiếp thực hiện là hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến, bảo vệ và lái xe cho ông Hồ. Ngược giòng thời gian, được biết rằng sau hiệp định Geneva 1954, khi ông Hồ đã về ở trong Bắc Bộ Phủ, theo ý kiến của Ban Lãnh Đạo đảng (?), cái-gọi-là Ủy Ban Bảo Vệ Sức Khỏe trung ương – mà nôm na là toán ma-cô chuyên đi tìm gái về để thỏa mãn dục vọng của bọn lãnh tụ cao cấp trong đảng cộng sản – được lệnh tìm một cô gái đẹp về để cho ông Hồ hành lạc. Sự thật bỉ ổi này được che phủ bằng lớp sơn hào nhoáng lý luận là “Bác cần phải giải quyết sinh lý điều hòa để tốt cho sức khỏe và công việc hoạt động của Bác được hiệu quả”. Thoạt đầu một phụ nữ nhan sắc mặn mà tên là Nguyễn Thị Phương Mai, được đưa từ Thanh Hóa về Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ. Cô này là Ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa. Nhưng cô đòi rằng phải tổ chức hôn nhân hẳn hòi. Dĩ nhiên, làm sao ông Hồ có thể chấp nhận chuyện ông công khai lấy vợ được, vì như thế thì còn chi là hình ảnh linh thiêng của vị lãnh tụ thần thánh suốt đời chỉ biết sả thân hy sinh phục vụ nhân dân, không phút nào nghĩ tới cá nhân mình! Chính ông lập luận rằng nếu ông không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị của ông hơn. “Bác và các anh (ý nói Bộ chính trị) cho rằng Bác không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị hơn” (Trần Danh Tuyên, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói với Nguyễn Minh Cần. Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chánh TP Hà Nội – Xem Công Lý Đòi Hỏi, Tg Nguyễn Minh Cần, Văn Nghệ xb 1997, tr. 321 ). Đây là một lập luận hoàn toàn sai lầm và đầy tính chất đạo đức giả. Thế cho nên chuyện tiến cử cô Nguyễn Thị Phương Mai đã không thành. Đầu năm 1955, tên Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần tìm được cô Nguyễn Thị Xuân (còn tên là Nông Thị Xuân) mới ngoài 20 tuổi, đang làm hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Ninh đưa cô Xuân về Hà Nội để phục vụ ông Hồ. Có lẽ vì là người miền núi vốn thực thà chân chất, không khôn lanh được như cô Nguyễn Thị Phương Mai, nên cô Xuân tin là được về làm vợ ông Hồ, ông Chủ tịch nước, thì còn gì danh giá và hân hạnh cho bằng (dù năm đó ông Hồ đã 65 tuổi, tức là hơn cô Xuân trên 40 tuổi – nếu lấy vợ sớm, ông Hồ có thể có cháu nội lớn bằng cô Xuân). Cô Xuân còn xin cho hai cô em họ là cô Nguyễn Thị Vàng và cô Nguyệt về ở cùng cho vui. Họ được bố trí cho ở trên lầu căn nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm Hà Nội. Nhà này thuộc Bộ Công An, và Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được ông Hồ giao cho nhiệm vụ quản lý cô Xuân và hai cô em họ kia. Mỗi tuần lễ, tên Trần Quốc Hoàn cho xe đến chở cô Xuân vào Phủ Chủ tịch, có lần ở lại qua đêm, có lần ở lại hai – ba ngày. Và ông Hồ tỏ ra hài lòng về cô lắm. Đến cuối năm 1956, cô Xuân sinh cho ông Hồ được một bé trai và ông đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Như đã nói ở trên, cô Xuân vốn ngây thơ, dễ tin người, nên cứ tưởng rằng cô được ông Hồ coi là vợ chính thức. Bởi vậy sau khi sinh con trai rồi, một hôm cô nói với ông Hồ đại khái là “nay đã có con trai rồi, xin cho ra công khai” — nghĩa là cô đinh ninh tin rằng mình đã có công sinh cho ông Hồ một mụn con trai để “nối ngôi” thì hẳn công trạng của cô phải lớn lắm, và ông Hồ vui lắm. Nhưng cô có ngờ đâu rằng lời xin “được ra công khai”, tức là xin ông Hồ chính thức hóa chuyện hôn nhân với cô, công khai nhận cô là vợ, và nhận cậu con trai mà cô mới sinh, là một hành động vô cùng nguy hiểm: chính là cô vừa mới dại dột xin chịu bản án tử hình! Nghe cô Xuân xin như vậy, ông Hồ đã ngọt ngào trả lời: “Cô xin như vậy là hợp tình hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó, cô đành phải chờ một thời gian nữa.” (Trích lá thư tố cáo của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng, đề ngày 24/07/1983 gửi ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội -- Sách Công Lý Đòi Hỏi, Văn Nghệ xb 1997, Nguyễn Minh Cần). Sau đó, vẫn theo lời tố cáo của lá thư viết bằng máu hòa nước mắt 25 năm sau, tên Trần Quốc Hoàn đã cưỡng hiếp cô Xuân ở ngay số 66 Hàng Bông Nhuộm. Rồi tối 11/02/1957, tên Ninh xồm, bảo vệ của ông Hồ, cùng tên Tạ Quang Chiến, lái xe cho ông Hồ, đem xe đến chở cô Xuân, bảo là lên gặp ông Hồ. Sáng hôm sau, 12 / 2 / 1957, người ta phát giác xác cô Xuân bị xe cán ở dốc Cổ Ngư lên Chèm Công an báo cáo là nạn nhân đã chết trước khi bị xe cán . Nói khác đi, đây là vụ ngụy tạo ra một tai nạn xe hơi. Bác sĩ khám nghiệm tử thi xác nhận nạn nhân bị chùm chăn và đập vỡ sọ bằng búa. Nhưng Trần Quốc Hoàn ra lệnh đem chôn gấp, không cho mổ tử thi giảo nghiệm. Vẫn theo báo cáo của công an, chiếc xe gây tai nạn chạy từ Phủ Chủ tịch ra Và sau đó vụ án mạng man rợ này đã được cho “chìm xuồng “, không ai dám nhắc nhở đến nữa! Tất nhiên dân chúng không ai biết, vì báo chí có được phép loan tin đâu. Chỉ có một vài cán bộ cao cấp thuộc hàng trung ương mới biết, nhưng cũng chỉ dám xì xào trong chỗ rất riêng tư thôi. Không ai dám hé răng vì nếu lỡ biết mà không kín miệng thì dễ mất mạng lắm. Theo lá thư tố cáo của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng, sau đó cả cô Vàng, cô Nguyệt và những người họ hàng, bạn bè các cô biết được chuyện rùng rợn này nhưng không kín miệng, đều bị giết chết hết, bằng cách này hay cách khác. Tại sao tên Trần Quốc Hoàn dám làm một việc táo tợn ngoài sức tưởng tượng của mọi người, là cưỡng hiếp vợ (cứ tạm gọi như vậy) của Chủ tịch nước, người quyền uy tối thượng lúc bấy giờ? Tại sao hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến là bảo vệ và lái xe – tức là người rất thân tín của ông Hồ – lại dám ra tay giết vợ của chủ mình? Và, điều vô cùng quan trọng là: Ông Hồ có biết vụ thảm sát man rợ này không? Tại sao không thấy ông ra lệnh điều tra vụ án? Chẳng cần phải có tài điều tra như thám tử lừng danh Sherlock Holmes hay những nhân viên thượng thặng của FBI, người ta cũng thấy ngay những sự kiện rành rành trước mắt để cho một người với một trí thông minh trung bình có thể đi đến kết luận về những kẻ tòng phạm và chánh phạm trong vụ án mạng này. Trước hết là thái độ thờ ơ, ù lỳ, lãnh đạm của ông Hồ sau cái chết thê thảm của cô Xuân, một người mà ông đã từng ăn nằm với người ta trong hai năm trời, với kết quả là một đứa con trai ra đời. Khi một người bình thường thấy bỗng nhiên một vật mình thường dùng bị mất – một chiếc khăn lau mặt một đôi vớ… chẳng hạn – thì cũng phải thắc mắc là “tại sao không thấy nó?” Huống hồ đây là một cô gái đẹp mà ông từng ôm ấp trong 2 năm và đã có con với ông. Vậy mà khi cô Xuân biến mất, ông Hồ không thắc mắc? Nếu ông có thắc mắc thì ông đã làm gì? Có ra lệnh điều tra không? Và kết quả điều tra ra sao? Chỉ biết rằng tên Trần Quốc Hoàn vẫn làm Bộ trưởng Công an và có chân trong Trung ương đảng, tên Tạ Quang Chiến về sau lên tới chức Tổng cục phó Tổng cục Thể dục thể thao. Có thể có người nêu giả thuyết “Hay là hồi đó ông Hồ cũng phải kiêng dè tụi nó? Ông ở thế yếu nên đành phải im miệng?” Điều này hoàn toàn không đúng. Vì vào khoảng thời gian những năm 1955 – 56 – 57 uy quyền của ông Hồ còn rất lớn. Sau vụ cải cách ruộng đất làm cho bao nhiêu ngàn dân vô tội mất mạng và mất nhà mất cửa do lỗi của chính ông Hồ (xin đọc Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Văn Nghệ xb, tr. 222), rồi ông đưa Trường Chinh ra làm con dê tế thần để nhận tội thay cho ông. Thời gian này phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ vẫn chưa cấu kết được với nhau và chưa có quyền. Ngày 30/10/1956 báo Nhân Dân loan tin tại hội nghị đảng lần thứ X (tháng 9/1956) Hồ Chí Minh quyết định cất chức Tổng bí thư của Đặng Xuân Khu rồi tự kiêm nhiệm luôn chức vụ này. Những tay chân thân tín của Khu như Lê Văn Lương, và Hồ Viết Thắng cũng bị hạ bệ. Thắng bị ra khỏi BCHTU, và Lương chỉ còn chân dự khuyết. Lương còn phải từ bỏ chức vụ Thứ trưởng Nội vụ và Phó Chủ nhiệm Phòng Nội chính Phủ Thủ tướng. Đồng thời, Lê Duẩn, Bí thư Đảng bộ Miền Nam, được đưa ra Hà Nội vào năm 1957 để chuẩn bị thay thế Khu (Xem: VN Niên Biểu Nhân Vật Chí, Văn Hóa xb, tr.166, Chánh Đạo). Như thế, cái lý do mà ông Hồ đưa ra “… phải được Bộ chính trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý thì mới được “ để không chịu cho mẹ con cô Xuân ra công khai và bảo cô “đành phải chờ một thời gian nữa…” là không hợp lý, không đúng sự thật. Chẳng qua, ông Hồ chỉ coi cô Xuân như một thứ đồ chơi, để cho ông thỏa mãn lòng dâm dục mà thôi. Phần cô Xuân thì quá dại, quá ngây thơ, cứ tưởng rằng cô được làm vợ ông Hồ thật. Cho nên khi bị tên Trần Quốc Hoàn giở trò sàm sỡ dâm ô, cô đã mắng hắn: “Không được hỗn! Tôi là vợ ông Chủ tịch nước!”. Bị cảnh cáo như vậy, tên Hoàn chẳng những không tỏ ra sợ, trái lại còn cười vào mặt cô Xuân và nói mỉa: “Tôi biết bà to lắm! Nhưng tính mạng bà nằm trong tay tôi”. Rồi hắn ngang nhiên cưỡng hiếp cô. (Công Lý Đòi Hỏi, Văn Nghệ xb, tr.322, Nguyễn Minh Cần). Tại sao tên Trần Quốc Hoàn dám lộng hành như vậy? Hiếp vợ Chủ tịch nước đầy uy quyền, trước đó còn nói mỉa mai và cho biết “tính mạng bà nằm trong tay tôi.” Tại sao hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến dám giết vợ Chú tịch nước ? Ông Hồ có thuộc hạng người nhẹ dạ, cả tin, để sử dụng những quân phản phúc làm cận vệ, giao sinh mạng mình cho chúng? Vậy thì câu trả lời là: ba tên này dám lộng hành như vậy, mà còn tỏ ra tự tin khi ra tay hành động, chẳng hạn như lời lẽ của tên Hoàn, và sự kiện chúng không cần che dấu hành tung mà ngang nhiên dùng xe của Phủ Chủ tịch đem vứt xác cô Xuân để cho người ta trông thấy. Như thế rõ ràng chúng đã nhận được tín hiệu từ chủ nhân của chúng, để mà hành động. Dĩ nhiên một người thủ đoạn, khôn ngoan, thâm hiểm như ông Hồ, ông không dại gì mà ra lệnh – dù là khẩu lệnh – cho chúng. Nhưng ông thiếu gì cách? Chỉ cần một vài thái độ, một vài lời nói, cũng đủ cho lũ côn đồ này hiểu là chủ của chúng đã “bật đèn xanh” rồi, chủ của chúng muốn chúng làm gì, nên chúng thản nhiên hành động mà không sợ bị trừng trị. Ông Hồ không chỉ tàn nhẫn bất nhân đối với cô Xuân, một phụ nữ ngây thơ hết lòng tôn thờ phục vụ ông. Ông tàn nhẫn, vô lương tâm đối với cả đứa con nhỏ của ông. Cô Xuân bị giết một cách man rợ, ông lờ đi không cần biết, coi như không có chuyện gì xảy ra cả. Ông còn lờ luôn giọt máu của ông. Nguyễn Tất Trung sau khi ra đời được mấy tháng thì mất mẹ. Cha là ông Chủ tịch nước đầy quyền uy – một ông vua đang trên ngôi – còn sờ sờ ra đấy, nhưng không hề hỏi han tới. Mãi ít lâu sau mới có một tên công an đến đem đứa bé giao cho ông Nguyễn Lương Bằng nuôi. Vài tháng sau cậu bé lại được chuyển cho vợ chồng tướng Chu Văn Tấn nuôi mấy năm trên Thái Nguyên. Rồi sau đó các bà trong hội Phụ nữ cứu quốc trung ương đưa Trung vào trại mồ côi của hội, rồi vào trường Nguyễn Văn Trỗi dành cho con liệt sĩ. Và sau khi ông Hồ chết (1969) thì Trung được ông Vũ Kỳ, cựu thư ký riêng của ông Hồ, đem về nuôi và đặt tên là Vũ Trung (xem bài Không Thể Bất Công Kéo Dài Đến Vậy, Bùi Tín, Đàn Chim Việt Online). Nếu ông Hồ còn một chút lương tâm tối thiểu, còn nghĩ tới giọt máu rơi, hoặc ít nhất còn biết rủ lòng thương đối với một đứa trẻ thơ mất mẹ trong hoàn cảnh thật thê thảm, thì ông chỉ cần ra một lệnh, tất nhiên cậu Trung đã được nuôi nấng rất đàng hoàng. Nếu ông chỉ cần làm một chuyện nhỏ đó, Nguyễn Tất Trung hẳn đã được học hành nên người, chứ đâu có phải sống lây lất, khốn khổ, nay ở với người này, mai ở với người khác, rồi vào viện mồ côi, không được học hành đến nơi đến chốn. Nếu ông còn có tình thương cha con mà nhìn nhận Trung – dù là ngấm ngầm – thì đâu đến nỗi khi trưởng thành Trung phải làm công việc coi kho để kiếm sống? Ở đời này, may mắn là không có nhiều người cha tàn nhẫn như vậy. Một con người vô lương tâm, tàn nhẫn đối với người mình đã từng ôm ấp, người đã từng tôn thờ phục vụ mình, tàn nhẫn với cả đứa trẻ thơ vô tội mồ côi mẹ lại là con của mình – một người lòng dạ như vậy mà vẫn vỗ ngực tự nhận là đạo đức, nhân ái, thương người … thì liệu có thể tin được không? Nguồn trích : vantuyen.net


DefaultNguyên văn bức thư tố cáo gởi : Nguyễn Hữu Thọ


Cao Bằng ngày 29 tháng 7 năm 1983. Kính gởi: Ông Nguyễn hữu Thọ Chủ tịch quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam . Tôi là một thương binh đã 25 năm nay vô cùng đau khổ, không dám hé răng với ai. Không phải chỉ vì vết thương bom đạn, chiến tranh mà là một vết thương lòng vô cùng nhức nhối. Nay tôi sắp được từ giã cái xã hội vô cùng đen tối này đi sang thế giới khác, tôi phải chạy vạy rất khó khăn mới viết được bức thư này lên Chủ tịch, hy vọng ông còn lương tri, lương tâm đem ra ánh sáng một vụ bê bối vô cùng nghiêm trọng tàn ác, mà người vợ chưa cưới của tôi là một nạn nhân. Nay tôi hy vọng những tên hung thủ được lột mặt nạ trước công chúng, không để cho chúng ngồi trên đầu trên cổ nhân dân. Nguyên từ năm 1954 tôi có người yêu tên Nguyễn thị Vàng, 22 tuổi quê làng Hà Mạ, Xã Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Cô Vàng có người chị họ là Nông thị Xuân, tên gọi trong gia đình là cô Sang tức Minh Xuân. Tôi nhập ngũ đi bộ đội cuối năm 1952. Cô Vàng và cô Xuân tình nguyện vào công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhụ. Ðược mấy tháng sau ông Trần Ðăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần mấy lần đến gặp cô Xuân. Ðầu năm 1955 thì đem xe tới đón về Hà Nội, nói là để phục vụ Bác Hồ. Ðược mấy tháng sau thì cô Xuân cũng xin cho cô Vàng về Hà Nội, ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm với cô Xuân và cô Nguyệt con gái ông Hoàng văn Ðệ cậu ruột cô Xuân. Ðã luôn 2 năm tôi chỉ được tiếp thư chứ không được gặp cô Vàng, người yêu của tôi. Nhưng khoảng tháng 10 năm 1957 tôi bị thương nhẹ được đưa về điều trị tại bệnh viện Huyện Hoà An. Chúng tôi vô cùng sung sướng lại được gặp nhau. Trong một tuần lể cô Vàng kể lại mọi nỗi đau xót cô đã gặp phải cho tôi nghe. Tôi xin ghi lại tỉ mỉ những lời cô Vàng tâm sự với tôi, mà không bao giờ tôi có thể lãng quên đi được. Vàng kể: Ðầu năm 1955 cô Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy cô Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở. Vì các lãnh đạo không cho chị Xuân cùng ở với Bác trên nhà chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng bộ Công an trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về ở 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của Công an. Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con traị Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu. Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô xầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn. Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. Em hỏi nó nắm tay chị, sao chị không văng vào mặt nó để nó dắt đi? Chị Xuân vừa nức nở vừa nói: Ðau khổ nhục nhả lắm. Chị phải nói hết để các em tha tội cho chị. Từ hôm chị mới về nhà này, có một bà già độ 60 tuổi ở một buồn dưới nhà, vợ một cán bộ Công an đã chết, lên thân mật nói chuyện với chị rằng: Sao cô ở đây một mình? Bạn đàn bà để tôi nói thật cho cô biết. Cái lão đem cô về đây là một tên côn đồ lưu manh, dâm ô tàn ác vô kể. Tôi xin kể một vài chuyện cho cô nghe. Ông Lương Khánh Thiện, một Uỷ viên Trung ương, bị đế quốc Pháp giết có con gái tên là Bình. Chị Ðường, vợ anh Thiện đem con gái gởi bác Hoàn nhờ bác tác thành cho. Lão Hoàn đã hiếp nó, nó chửa rồi chọn một tên lưu manh vào làm Công an để gả cô Bình làm vợ. Lão lại đem một cô gái có nhan sắc nhận là cháu, cũng hiếp cô gái này cho tới chửa, rồi giết chết quăng xác xuống hồ Ha Le để khỏi mang tiếng. Cán bộ Công an nhiều người biết chuyện của nó, nhưng không ai dám hở răng, vì sợ lão vu cho tội gì bắt giam rồi thủ tiêu. Nghe chuyện đó chị cũng khủng khiếp, nhưng lại nghĩ là nó đối với mọi người khác, còn đối với mình thì nó đâu dám. Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xõ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Chị xô nó ra nói: “Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”. Nó cười một cách nhạo báng: “Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”. Rồi nó lại nói: “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tuỳ ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi”. Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. Chị ngồi xụp xuống ghế nói: “Anh cứ bắn đi”. Nó cười khì khì : "Tôi chưa dại gì bắn. Tôi tặng bà vật khác". Nó dắt súng vào túi quần rồi rút ra một sợi dây dù to bằng chiếc đũa, đã thắt sẳn một cái thòng lọng. Nó quàng cái tròng vào cổ chị rồi kéo chị đi lại cái giường kia, đẩy chị nằm xuống, rồi đầu sợi giây nó buộc vào chân giường. Chị khiếp sợ run như cầy sấy. Nó nói “Bây giờ bà muốn chết tôi cho bà chết“. Rồi nó lột hết quần áo chị, nó ngồi xuống nó ngắm nghía ngâm nga: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây? Phẩm tiên đã đến tay phàm, thì vin cành quýt cho cam sự đời. Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay chị nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái “. Xong nó cởi thòng lọng cho chị, rồi nó ngồi bên chị tán tỉnh hàng giờ: "Anh thương em lắm. Người ta gặp hạnh phúc phải biết hưởng hạnh phúc. Nếu em thuận tình thì muốn gì cũng có. Nó đeo vào tay chị một chiếc nhẫn vàng, chị đã ném vào nhà xí. Nó lại dặn: “Việc này phải tuyệt đối bí mật, nếu hở ra thì mất mạng cả lũ và tôi nói cho cô biết ông cụ tin tôi hơn cô" . Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mâỵ Nó muốn làm gì thì tuỳ ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó. Nhưng những hôm Công an gọi các em đi làm hộ khẩu, đi làm chứng minh thư lâu hàng buổi là nó tới hành hạ chị. Nó bảo chị phải nói cho hai em biết. Phải biết câm cái miệng nếu bép xép thì mất mạng cả lũ. Hôm nay nó lại đây trắng trợn như vậy vì nó tưởng chị đã dặn hai em rồi. Bây giờ việc đã xẫy ra chị thấy rất nguy hiểm. Em nói: “Hay là chị em ta trốn đi”. Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai”. Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Ðức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa”. Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”. Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu”. Bác nói: Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối. Chị suy nghĩ mãi mới thấy rõ, nó muốn vu cáo chị em ta liên hệ với gián điệp hoặc đặc vu gì đó để định kế thoát thân nếu việc của nó bị bại lộ Bây giờ ta trốn cũng không làm sao thoát khỏi tay nó, mà nó còn vu cáo giết hại ba chị em chúng ta. Chị Xuân lại nói: “chị bị giết cũng đáng đời, chị rất hối hận xin hai em về đây để chịu chung số phận với chị”. Em thấy nguy hiểm vì tên Hoàn đã nổi tiếng ở Bộ Công an là một tên dâm bôn vô cùng tàn ác. Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đị Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Da dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm. Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nức. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. Ðây là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp của nhiều nước đã xử dụng. Em vô cùng đau khổ chạy về kể chuyện lại cho chị Nguyệt nghe để hai chị em cùng khóc. Ít lâu sau một cán bộ Công an đến bế cháu Trung đi, chúng em không được biết đem đi đâu. Rồi em thì được đi học một lớp y tá của khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên. Chị Nguyệt không biết họ cho đi đâu sống chết thế nào. Học mấy tháng thì em được chuyển về bệnh viện Cao Bằng, em khóc luôn, họ cho là em bị thần kinh nên cho về đây điều trị. May lại được gặp anh kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Em nghĩ anh chỉ bị thương nhẹ, anh còn sống được lâu anh sẽ nói rõ cho toàn dân biết được vụ bê bối này. Còn em thì chắc chắn sẽ bị chúng giết vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết. Bọn hung thủ còn theo dõi em. Ở Cao Bằng có hôm em thấy thằng Ninh xồm tới gặp ông bác sĩ bệnh viện trưởng, được ít hôm họ tuyên bố em bị thần kinh được chuyển về điều trị tại Hoà An. Tôi chỉ được gặp Vàng em tôi có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957 cô Vàng đi về thăm ông cậu Hoàng văn Ðệ. Hung thủ đi theo rồi giết chết em tôi quăng xác xuống sông Bằng Giang đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ. Tôi được tin sửng sốt chạy về cầu Hoàng Bồ thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồị Nghe dư luận xôn xao bị đánh vở sọ, đồng hồ vẫn còn nguyên và người nhà đã nhận về chôn cất. Tôi đâm bổ về Hà Nội liên lạc được với một cậu bạn cùng học làm việc ở Toà án Hà Nội. Tôi kể vụ án em tôi bị giết thì bạn tôi sao cho tôi một bản Công Văn Viện Kiểm sát hỏi toà án về vụ em tôi và cô Xuân bị giết. Tôi xin sao bản văn đó trình ông để tiện việc điều trạ Vụ này nhiều người bị giết. Cô Xuân, vợ cụ Hồ Chí Min h, cô Vàng, vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở Trường y tá Thái Nguyên nghe chuyện Vàng kể đi nói chuyện lại cũng bị giết lây. Mấy chục năm nay tôi tim gan thắt ruột, nghĩ cách trả thù cho em tôi nhưng sức yếu thế cơ đành ngậm hờn chờ chết. Theo Vàng dặn lại, tôi liên hệ với một số cán bộ về hưu Công an, kiểm sát họ cho tôi biết cậu Trung ngày đó đã được đưa về cụ Bằng nuôi. Ðộ 4, 5 tuổi thì gửi cho Chu Văn Tấn, đến năm 13 tuổi là năm 1969 ngày Bác Hồ mất thì giao cho ông Vũ Kỳ, nguyên Thư Ký của Bác, nay là Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ chí Minh làm con nuôi. Vũ Kỳ có 2 con đẻ là Vũ Vinh và Vũ Quang, còn Vũ Trung là con nuôi; là con chị Xuân với Bác Hồ. Tôi một thương binh sắp đi qua thế giới khác, máu hoà nước mắt viết thư này nhờ một người bạn chí tình, thành tâm bảo vệ lẽ phải, đánh máy bức thư gởi tới trình ông. Mong ông lưu ý xét cho mấy việc: 1- Các ông sẵn lòng bảo vệ chân lý điều tra cho ra những đứa thủ mưu, thủ ác, chứ không truy xét những người có lương tâm phát hiện lũ tàn ác. 2- Ở xã Hồng Việt bà con bạn hữu chị Xuân vào trạc tuổi 45 trở lên còn khá nhiều đều biết rõ ràng cô Vàng, cô Xuân, cô Nguyệt và chắc gia đình của cô Xuân còn khá nhiều di vật của cô Xuân. Nhưng tất cả mọi người đều khiếp sợ, không dám hé răng. Mong ông cho điều tra thận trọng, bí mật, vì việc điều tra này bị lộ thì cả lô bà con này bị thủ tiêu. 3- Cậu Nguyễn Tất Trung còn sống khoẻ mạnh nhưng việc điều tra lộ ra thì cậu cũng dễ dàng bị thủ tiêụ Tên hung thủ lái xe đón bà Xuân đi giết là Tạ Quang Chiến hiên nay là Tổng cục Phó Tổng cục Thể dục Thể thaọ Còn tên Ninh xồm thì chúng tôi không hiểu đã leo lên chức vụ nào rồi. Từ thế giới khác kính chúc Ngài nhiều hạnh phúc. chồng Nguyễn thị Vàng

DefaultLịch sử đảng ghi : HCM hiến dâng cả đời vì dân vì nước,không có vợ ! Đúng hay sai ?.


Nhất ngôn cuồng xuất.Tứ mã nan truy-Ngạn ngữ Nguyễn Thị Minh Khai Những người vợ chính thức của Hồ Chí Minh 1. Nông Thị Xuân Năm 1930 Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương theo chỉ thị của Liên Xô, được Liên Xô và Trung Quốc tài trợ vũ khí tiền bạc và đã hoạt hoạt động trong rừng Việt Bắc ở hang Pắc Pó. Thời gian hoạt động trong mật khu rừng Việt Bắc, năm 1950 Hồ Chí Minh có si tình một cô gái người Tày tên là Nông Thị Xuân. Năm ấy (1950) Nông Thi Xuân được 14 tuổi, Hồ Chí Minh đem lòng si mê cô gái miền núi có nhan sắc tuyệt đẹp nầy. Năm 1956 Hồ Chí Minh được làm chủ tịch nước ở Miền Bắc, lúc nầy Hồ được 66 tuổi và ông ta chỉ thị cho trung ương Đảng đến Cao Bằng đem Nông Thị Xuân về Hà Nội làm hộ lý cho ông ta. Đến năm 1957 Nông Thị Xuân sanh được một đứa con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Cô Nông thị xuân lúc nầy được 21 tuổi và cô ấy sống ngoài phủ chủ tịch ở một ngôi nhà của Trần Quốc Hoàn bộ trưởng Công an. Hằng đêm Hồ Chí Minh cần giải quyết sinh lý thì sai bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn chở Nông Thị Xuân vào phủ chủ tịch cho Hồ Chí Minh thỏa mản. Sau khi sanh được đứa con trai với Hồ Chí Minh, Nông thị Xuân đề nghị Hồ Chí Minh phải công khai thừa nhận và công bố cho mọi người biết là vợ chồng chính thức cho danh chính ngôn thuận. Hồ Chí Minh có đem việc nầy bàn với Lê Duẫn và Trường Chinh, nhưng bộ chính trị bàn rằng để giữ thần tượng suốt đời Vì Dân Vì Nước không vợ không con là Cha già Dân tộc. Vì vậy Hồ Chí Minh phải giết Nông Thị Xuân để bịt miệng. Hồ Chí Minh ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn bộ trưởng Công an giết Nông Thị Xuân. Trần Quốc Hoàn động lòng trước nhan sắc người đẹp nên sẵn dịp tùng dịp thừa cơ hãm hiếp Nông Thị Xuân sau đó lấy dây thắt cổ,trùm mền lấy búa đập đầu Nông Thị Xuân cho đến chết rồi sai lính khiêng xác ra ngoài cho xe cán lên và nói rằng Nông Thị Xuận bị tai nạn xe đụng chết. 2. Tăng Tuyết Minh Tính đến mùa xuân năm 1927, Hồ Chí Minh đã lưu lại ở Quảng Đông hơn hai năm. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh đã trở thành một một thành viên nổi tiếng và có uy tín trong những người hoạt động cộng sản, và đã có quan hệ mật thiết với Chu Ân Lai và một số thành phần khuynh tả của Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Cuộc sống của ông lúc này tương đối ổn định, và có lẽ vì lý do này, ông có ý định lập gia đình. Hồ Chi Minh bàn với Lâm Đức Thụ về ý định lập gia đình, và nhờ Thụ tìm làm mai mối. Sau đó một thời gian, vợ của Lâm Đức Thụ giới thiệu cho Hồ Chí Minh một phụ nữ trẻ tên là Tăng Tuyết Minh, con gái của một gia đình buôn bán giàu có trong vùng. Thân mẫu của Tuyết Minh là vợ thứ ba của thân phụ cô ta, vì thế cô không được yêu quí trong gia đình. Sau khi thân phụ của Tuyết Minh qua đời, cô bị đuổi ra khỏi nhà. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng như thế, khi được vợ của Lâm Đức Thụ mai mối cho Hồ Chi Minh, Tuyết Minh nhận lời ngay. Tuy nhiên, Tuyết Minh là người ít học, do đó một số đồng chí của Hồ Chi Minh tỏ vẻ không đồng ý cho cuộc hôn nhân này. Mẹ của Tăng Tuyết Minh cũng không hài lòng vì thấy Hồ Chí Minh là một người hoạt động cộng sản, nay đây mai đó, và sợ con gái bà sẽ khổ vì phải xa cách chồng. Nhưng người anh cả của Tăng Tuyết Minh thì lại rất muốn gả cô cho Hồ Chí Minh và khuyến khích cuộc hôn nhân. Sau ngày thành hôn, hai vợ chồng Tăng Tuyết Minh và Hồ Chi Minh sống chung trong một villa của Borodin. Nhưng sáu tháng sau khi thành hôn, khi nghe tin mật thám ruồng bắt, Hồ Chí Minh bí mật rời Quảng Đông bằng xe hỏa để đi Hồng Kông, bỏ vợ lại Quảng Đông. Quan hệ giữa Tăng Tuyết Minh và Hồ Chí Minh trong thời gian sau đó không được rõ ràng. Có thể là kể từ ngày Hồ Chí Minh rời Quảng Đông, mối tình coi như chấm dứt. Tuy nhiên, sau khi rời Quảng Đông một năm, Hồ Chí Mnh có viết cho Tăng Tuyết Minh một lá thư riêng mà Lâm Đức Thụ trao lại cho mật thám Pháp; trong thư Hồ Chí Minh viết: "Tuy rằng chúng ta đã xa cách nhau gần một năm rồi, tình cảm chúng ta dành cho nhau vẫn còn nguyên vẹn, dù không nói ra. Anh muốn nhân cơ hội này gửi đến em vài lời cam đoan và mong em vững lòng. Anh cũng muốn nhờ em gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến mẹ em". Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy hai người tình cờ gặp nhau ở Hồng Kông vào năm 1930. Theo một sử gia người Trung Quốc, sau này khi công sản nắm chính quyền và trở thành chủ tịch nước, Hồ Chí Minh có tìm cách liên lạc với Tăng Tuyết Minh, nhưng mọi thư từ đều không tới tay bà. 3. Nguyễn Thị Minh Khai Năm 1931, lúc còn lưu lại ở Hồng Kông, Hồ Chí Minh bắt đầu một cuộc tình mới với một phụ nữ người Việt Nam trong nhóm hoạt động cộng sản của ông. Người phụ nữ đó là Nguyễn Thị Minh Khai, là chị của Nguyễn Thị Minh Thái. (Minh Thái là vợ của tướng Võ Nguyên Giáp, một đồng chí trẻ tuổi của Hồ Chí Minh). Minh Khai là một phụ nữ trẻ đẹp, lanh lợi, thông minh, và rất nhiệt tình với phong trào cộng sản. Minh Khai xuất thân từ một gia đình có tiếng ở Hà Đông, là con của cụ Nguyễn Văn Bình, một nhà nho đậu phó bảng, nhưng sau này làm công chức cho Pháp. Mối tình giữa Minh Khai và Hồ Chí Minh không được rõ ràng, và bằng chứng còn lại chỉ là gián tiếp, chứ không cụ thể. Trong một lá thư viết cho Noulens, Hồ Chí Minh xin phép làm lễ thành hôn với Minh Khai, song Noulens trả lời là ông ta cần phải biết trước hai tháng để chuẩn bị. Tuy nhiên, sau đó không lâu, Minh Khai đã bị cảnh sát Anh bắt vì tội hoạt động cộng sản. Sau khi bị giam vài tháng, và không đủ chứng cớ, Minh Khai được trả tự do. Sau này, Nguyễn Thị Minh Khai lập gia đình với Lê Hồng Phong (một cán bộ cao cấp trong Đảng Cộng sản Đông dương) tại Moscow . Mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Minh Khai là một khía cạnh không rõ ràng trong cuộc đời của Hồ Chí Minh. Không có những tài liệu chính thức nào từ Moscow , Trung Quốc, hay Hồng Kông để có thể kết luận rằng hai người là chồng vợ. Tuy nhiên, một số thư từ và báo cáo mật trong nội bộ Đảng Cộng sản Đông dương đề cập đến Nguyễn Thị Minh Khai như là "vợ của Hồ Chí Minh", và dữ kiện này cho các nhà sử học Tây phương một chứng cớ để cho rằng hai người có quan hệ tình cảm vợ chồng. Trong một tờ khai lý lịch đảng viên bằng tiếng Nga của Nguyễn Thị Minh Khai còn lưu trữ tại Moscow, trong phần gia đình, bản lý lịch ghi chồng là Hồ Chí Minh (lúc đó có tên là Nguyễn Ái Quốc), nhưng có dấu viết gạch bỏ lời khai này. 4. Nông Thị Ngát Trước năm 1940 Hồ Chí Minh hoạt động ở rừng Việt Bắc, thời gian nầy Pháp thường truy đuổi đám giặc cướp thổ phỉ theo chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh. Ông ta phải rút vào rừng sâu ở gần biên giới Việt-Hoa và ẩn trốn trong hang Pắc Pó. Hồ Chi Minh được sự chăm lo của một nữ hộ lý nười dân tộc Tày tên Nông Thị Ngát (Hồ Chí Minh sửa tên cho bà ta là Nông thị Trưng). Hồ Chí Minh quan hệ tình dục với Nông Thị Ngát thường xuyên vì Ngát ở chung với Hồ trong hang Pắc Pó. Năm 1940 Nông Thị Ngát sanh được đứa con trai là đặt tên là Nông Đức Mạnh đương kiêm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. ............ ......... ......... ......... ......... .. ...... Hồ Chí Minh và những sự thật Hồ Chí Minh được Trung ương Comintern (Cộng sản Đệ tam Quốc tế) cưới cho một bà vợ người Nga và Hồ Chí Minh đã ăn ở với người đàn bà người Nga này sinh được một người con gái, hồ sơ lưu nầy còn lưu trử ở Moscow. Trong cuốn sách “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên, tác giả cho biết ông Hồ còn có ăn ở với một phụ nữ dân tộc Tày/Nùng tên là Nông Thị Xuân, và sau này bị Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Nội vụ, chủ mưu giết chết. Tuy nhiên, đây cũng là một sự thật mà bộ chính trị cộng sản che đậy. Có thể nói ngay rằng câu chuyện cô Xuân và ông Hồ có xuất xứ bằng chứng rõ ràng, Trong bài viết của Nguyễn Minh Cần, ông cho biết là ông lấy thông tin từ lời kể của Vũ Thư Hiên, và từ một số người mà ông viết là "người ta kể cho tôi", trong đó, có thể kể cả "một bức thư dài 5 trang đánh máy của người chồng chưa cưới của cô Vàng đã bị giết, viết ngày 29 tháng 7 năm 1983" nhưng ông không được quyền công bố bức thư này. Còn ông Vũ Thư Hiên thì chỉ viết theo lời kể của ông Nguyễn Tạo và một số lời nói của ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên bí thư riêng của ông Hồ (ông Huỳnh còn là thân phụ ông Vũ Thư Hiên). Ngoài ra, trong cuốn hồi ký ngắn, “Dọc đường gió bụi,” ông Trần Trọng Kim viết rằng ông Hồ còn có quan hệ tình dục và có con với một người tên là Đỗ Thị Lạc. Đảng Cộng sản cố giấu và lừa gạt nhân dân về những sự thật nầy để cố tô vẽ thần tượng Hồ Chí Minh như một vị thánh sống với khẩu hiệu: "Học tập theo gương bác Hồ vĩ đại" ! Nguồn trích : Sưu tầm


DefaultSự Thật Về Hồ Chí Minh


Nong Duc Manh Sự thật về Hồ Chí Minh Tác giả: Trần Khải 1. Sự thật về Hồ Chí Minh Chúng ta có thói quen nghĩ rằng đảng CSVN đã bưng bít thông tin thì sẽ không có một con ruồi nào bay qua lọt. Đúng vậy, đó chỉ là một sự thật biểu kiến, tưởng vậy mà không phải vậy. Chúng ta lại có thành kiến rằng Dân vùng Thanh Nghệ Tĩnh, nơi phát khởi đầu tiên cuộc nổi dậy đầu thế kỷ 19 phong trào có tên là Xô Viết Nghệ Tĩnh, dự kiến theo mô hình CS kiểu Lenin ở Nga, thế nào cũng tin tưởng Ông Hồ tới mê tín thờ phượng. Nhưng sự thật đó cũng chỉ là biểu kiến. Hãy nghe tiếng nói của một người ở quê ông Hồ, một người tự kể là rất nghèo, đã phải dùng bút danh “Phạm Hồng Đức“ để gửi 1 cuốn sách ra toàn cầu để tâm sự rằng chủ nghĩa CS bạo ác thì toàn Dân biết rồi, chỉ trừ vài Dân quê còn mê tín. Sự thật là Đất nước cần Dân chủ pháp trị... Tác phẩm dày gần 80 trang đánh máy, tựa đề "Con đường đoàn kết hòa hợp Dân tộc để đưa Việt Nam đi lên Dân chủ - giàu mạnh thật sự" gửi qua mạng Internet, hiện đã đăng trên nhiều trang web, có các đoạn chót như sau: “...Tôi viết cuốn sách này hoàn toàn là sự thật và chắc chắn là rất có lợi cho Đất nước và Dân tộc Việt Nam . Nhưng tôi biết dù đây là những ý kiến góp ý cho đảng CSVN nhưng nếu ĐCS biết tác giả thì họ vẫn sẵn sàng đàn áp và bắt bỏ tù tôi. Vậy tôi tạm thời chỉ lấy bút danh, mong bạn đọc thứ lỗi. Nếu các bạn muốn liên hệ xin gửi về các địa chỉ của các nhà tranh đấu Dân chủ có tên tuổi trong Nước như các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Hoàng Tiến, Nguyễn Khắc Toàn, Trần Khuê, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Đài .v.v… thì chắc chắn tôi đều nhận được. Trong thời gian tới tôi sẽ công bố tên tuổi và địa chỉ nơi ở của tôi và số điện thoại của tôi để bạn đọc, dư luận đồng bào trong Nước, bà con hải ngoại, các cơ quan bảo vệ nhân quyền trên Thế giới biết để bảo vệ một người cầm bút và có ý kiến bất đồng với ĐCS VN như tôi. Cuối cùng xin chân thành cám ơn các Quí vị đã quan tâm và đọc bài viết này của tôi và rất mong muốn có nhiều ý kiến xây dựng và trao đổi với nhau. Hà Nội, ngày 29 tháng 2 năm 2006 Cựu chiến binh - Công dân Phạm Hồng Đức Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An Ghi chú: Do hiện nay hoàn cảnh tôi quá nghèo khổ, điện thoại cố định và Mobile cá nhân không có phải dùng nhờ điện thoại của bà con hàng xóm. Nên mong các bạn thông cảm và tạm thời liên lạc về Email : thaibinhnoiday1997@ yahoo.com Một lần nữa xin chân thành cám ơn các bạn.” Sự thật thế đấy. Không phải người Dân Thanh Nghệ Tĩnh nào cũng bị bưng bít thông tin, không phải ai ở vùng sâu, vùng xa là bị mê tín thờ phượng Bác. Hãy nghe người quê Bác có bút danh Phạm Hồng Đức kể về chủ nghĩa CS: “...Mao Trạch Đông giết oan 50 triệu người Trung quốc. Stalin giết oan 20 triệu người Liên xô. Khơme đỏ giết oan 2 triệu người Campuchia. Hồ Chí Minh thời cải cách giết oan 9 vạn người Việt nam...(...) Vì sao loài người lại tàn ác như vậy ?” Câu hỏi mà toàn Dân có thể thắc mắc: Người quê Bác Hồ nghĩ gì về Bác Hồ? Xin mời nghe tiếp: “...Chúng ta biết rằng ngày 3 - 2 - 1930 ĐCSVN ra đời. Trong năm đó và đầu năm 1931 đảng đã làm nên xô viết Nghệ Tĩnh. Đảng đã lấy câu "Trí, Phú, địa cường hào đào tận gốc, bốc tận rễ" trong giai đoạn này đảng cũng đã bí mật giết rất nhiều người vô tội. Rồi đảng làm tiêu thổ kháng chiến phá các công sở, các chùa, đường sắt, cầu...đến ngày 2-9-1945 thì Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập ở Ba Đình và lúc này thì các đảng bộ, các chi bộ của ĐCS có ở khắp mọi nơi trên Đất nước Việt nam và thực tế họ đã nắm được chính quyền trong một thời gian ngắn. Cũng trong năm 1945 Hồ Chí Minh đã cho bắt và giết nhiều nhà chí sỹ yêu nước như Tạ Thu Thâu người Quảng Nam (ông Thâu là người theo chủ nghĩa cọng sản của phái Tơ Rốt Kít) và còn giết một số tu sĩ của đạo Hoà hảo .v.v. Trong giai đoạn này nước Việt nam còn có ba đảng chính trị khác hoạt động là đảng Quốc dân đảng, đảng Tân Việt, đảng Việt cách họ đều là những người chống Pháp để giành độc lập cả. Nhưng thực tế thì ĐCS đã có thời thế thuận lợi hơn và được nhiều người theo hơn. Đến năm 1952 thì đảng thực hành giảm tô, đến năm 1953 thì ở Thái Nguyên đảng đã bắn bà Nguyễn Thị Năm một địa chủ kháng chiến yêu Nước. Bà Năm trước đó đã cống cho ĐCS 100 cây vàng và nhiều lương thực cho bộ đội. Đến năm 1954 thì ĐCS mới thực sự nắm được chính quyền ở miền Bắc. đến cuối năm 1955 thì đảng bắt đầu làm cuộc cải cách, đảng đã giết oan khoảng 9 vạn người vô tội trong đó có 2 vạn là đảng viên ĐCS và đồng thời có khoảng 6 vạn người nữa do sợ quá đã tự tử. Lúc cải cách đội cải cách cho lấy khẩu hiệu "Nhất đội nhì trời". Đội đã quy định theo số Dân và quy định một làng giết bao nhiêu người đội đã định trước. Vì vậy khi về các xã, các cán bộ cơ sở đội đã cách chức hầu hết. Sau đó đội đã huấn luyện cho những người nghèo, những người đội tự chọn trước rồi đội tập trung họ lại và bày cho họ cách đấu tố, vu khống. Bởi vậy trong cải cách đã có nhiều người con đấu cha, vợ đấu chồng, anh em nội thân đấu tố lẫn nhau rất là thương tâm và phi đạo đức. Lúc này các nhà tư sản địa chủ đảng đã bắn người, tịch thu tài sản. Nhưng ai còn sống sót thì đảng không cho Nhân dân, anh em hay láng giềng quan hệ, giao tiếp với họ vì vậy đã có một số chết đói, một số nữa thì ăn rau má, ăn khoai rện và các loại hoa quả mới tồn tại được đến bây giờ. Trong giai đoạn 1957 - 1958 thì đảng bắt đầu cho bắt các linh mục, các giám mục, các thầy tu, các nhà sư và những người tri thức và những cán bộ đảng viên trung cao cấp của đảng có xu hướng tự do như nhóm nhân văn giai phẩm chẳng hạn. Những người này hầu hết án chỉ 3 năm kỷ luật, thế mà đảng đã giam họ trên 15 năm tù cả. Chẳng hạn như ông Nguyễn Hữu Đang là trưởng ban tổ chức của đảng ngày 2-9-1945 đã bị giam hơn 18 năm. Hoặc nhà thơ Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt....đều đã bị giam trên 20 năm cả….(...) “Chế độ phong kiến chuyên chế dù quyền con người có bị hạn chế nhưng các quan lại từ cấp huyện trở lên thì phải có bằng cử nhân thì mới bổ làm quan. Còn quan cộng sản thì chả cần học hành gì mấy cũng làm quan được miễn là họ biết nghe theo những lời của đảng và làm theo đảng là được.. “...Ông Hồ làm lãnh tụ đảng ông ta đã cho báo chí, đài truyền thanh, các văn nghệ sỹ luôn ca ngợi như một vị thánh sống, rồi khi ông Hồ chết đảng đã cho làm lăng, viện bảo tàng, các đền, các tượng đài... và ... nhưng cuộc đời thực của ông Hồ thì thật là bi đát. Trước hết năm 1927 ông Hồ có lấy bà Tuyết ở Trung Quốc và đã có 2 người con. Hai người này hiện vẫn sống ở Trung quốc. Ông Hồ về Cao bằng năm 1941 thì đến năm 1942 bà Dền lại đẻ cho ông Hồ người con là Nông Đức Mạnh hiện nay. Sau năm 1954 về Hà Nội ông Hồ nằm với cô Xuân từ Cao Bằng đưa xuống phục vụ Bác Hồ đã đẻ ra Hồ Tất Trung. Hồ Tất Trung hiện nay sống ở Sài Gòn. Thế mà những người con của ông Hồ chả ai được nhận cha cả. Cái bi đát nữa là bà Nguyễn Thị Xuân đã bị Trần Quốc Hoàn bộ trưởng bộ nội vụ hiếp sau đó được sự đồng ý của ông Hồ nên đảng đã giết bà Xuân và hiện tại anh Hồ Tất Trung đòi hỏi đảng cho anh ta biết mộ bà Xuân ở đâu ? Nhưng đảng vẫn giữ bí mật không cho biết. Như vậy thì những người con ông Hồ đều có cha nhưng vì ông Hồ và đảng muốn thần thánh hoá ông Hồ để đảng lừa Nhân dân nên những người con của ông Hồ đã bị mồ côi vậy. Cái bi đát hơn nữa là do tranh giành, do phe cánh nên đến năm 1960 thì ông Duẩn lên làm tổng bí thư và thực tế lúc này ông Hồ chỉ còn bù nhìn mà thôi và chính ông Duẩn, ông Lê Đức Thọ đã mưu giết ông Hồ năm 1968 và có lúc ông Duẩn đã gọi ông Hồ là "lão già cổ lỗ hủ" trước các cán bộ TW đảng. Sau đó khi ông Hồ chết Lê Duẩn đã sửa lại di chúc của ông Hồ. Như vậy cuộc đời của ông Hồ được cái gì đây?(...) “... Tệ hại hơn nữa là các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh sau đó đều đã bị tổng cục II do Lê Đức Anh cầm đầu có âm mưu giết họ và hiện nay mồ mả các ông Duẩn, Chinh, Lê Đức Thọ .... con cháu họ đã cất đưa về quê vì Dân Hà Nội cho phân vào bao bóng rồi vứt đầy lên mộ, như thế thì mộ họ còn nhưng chỉ là mộ giả mà thôi. Vậy thì các ông Chinh, Duẩn, Đồng, Giáp, Linh.... đã hy sinh cho lý tưởng cả đời mà cuối cùng thu được cái gì? (...) “...Thế mà đến năm 2000 ký hiệp định biên giới biển Vịnh Bắc Bộ ĐCS Việt Nam còn nhường cho Trung Quốc 720 km2 đường biên và 12000 km2 bờ biển. Như vậy thì ĐCS Việt Nam không phải là những kẻ bán Nước hay sao? Họ thực sự là những người không biết xấu hổ với lịch sử, với truyền thống cha ông....” “...Còn ngày nay ai cũng biết chủ nghĩa Mác- Lê Nin và các ĐCS đã đến hồi kết thúc, thì những ông cộng sản từng giữ chức vụ cao trong đảng, trong chính phủ từng sống với ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn bây giờ lại viết hồi ký phơi bày ra các sự thật của những người mà đảng và Nhân dân đã từng hết lời "nào là cha già Dân tộc, là học trò xuất sắc của Bác"....và.... Như hồi ký của Trần Quỳnh (Trần Quỳnh là phó thủ tướng thời Lê Duẩn) hoặc các bài của Vũ Thư Hiên .v.v. và ở Hà Nội hiện có ba bài viết về Hồ Chí Minh là "Tội ác Hồ Chí Minh" "lột mặt nạ huyền thoại Hồ Chí Minh" "bức thư tuyệt mật liên quan đến cuộc đời Hồ Chí Minh...” Ai dám nói là Dân mình chưa biết mặt thật ông Hồ? Có vẻ như đa số Dân trong Nước Việt mình đều biết nhiều sự thật về ông Hồ rồi vậy. Không ai bưng bít nổi nữa. Trần Khải Nguồn Trích : vantuyen.net


DefaultTuổi trẻ VN hãy tìm hiểu sự thật về HCM


------------ --------- --------- --------- Viết Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh Tác giả: Phương Nam Thể lọai: Hồ Chí Minh 1. 1 ‘‘Bao nhiêu sao sáng bấy nhiêu anh hùng vì dân, mà bác Hồ ngôi sao sáng vô ngần, cuộc đời của bác chói ngời gương người cộng sản, quyết làm theo lời bác dạy khuyên. Quê hương yêu dấu Bắc – Nam chung một dòng máu, đoàn kết bên nhau đàn cháu ngoan của bác Hồ,…, nguyện xứng cháu của bác Hồ Chí Minh!’’. Có thể nói rằng không ai là người Việt Nam lại không biết đến CT HỒ Chí Minh, các thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng lại càng được giáo dục kỹ lưỡng về ông. Những bài hát như trên là xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, dù ông mất đã hơn 30 năm nay. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách giáo khoa các cấp cũng luôn nói tới ông từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Tất cả đều nhằm mục đích làm cho mọi người hiểu rằng: không bao giờ được quên công lao to lớn của ông đối với dân tộc và kêu gọi hãy ‘‘Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.’’. Tài Liệu Giáo Dục Công Dân lớp 7, Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm 1997, trang 53 có một bài đọc thêm nhan đề: Tinh Hoa Của Dân Tộc Việt Nam Góp Phần Vào Tinh Hoa Thế Giới, nội dung khẳng định một sự kiện là: vào năm 1990, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Hồ Chủ Tịch, Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc, tức UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) , đã ra một nghị quyết công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới. Trong đó có đoạn: ‘‘Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng cho nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ…’’. (trích nghị quyết UNESCO, sách đã dẫn.). Trong bài Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Danh Nhân Văn Hóa Của Nhân Loại, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên, nguyên chủ tịch ủy ban UNESCO Việt Nam , viết vào tháng 5 năm 2000 vừa qua cũng tiếp tục khẳng định như vậy. (xem website : http://www.cpv. org.vn/ hochiminh/cuocdoisu nghiep/ docs/nguyendynien_ danhnhan vanhoa.htm). Dù có ý đọc kỹ nhưng tôi không thấy cả hai bài viết trên ghi cụ thể đấy là nghị quyết số mấy? Ký ngày nào và ai đã ký nó? như thông thường đối với việc trích dẫn một nghị quyết quan trọng như thế. Tuy nhiên ở nước ngoài, vì có điều kiện được tiếp cận với những nguồn tài liệu khác thì tôi lại thấy những bài viết quả quyết rằng: không hề có một nghị quyết nào như vậy cả! Ðiều đó có nghĩa là CT Hồ Chí Minh chưa bao giờ được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, mà ông mới chỉ có tên trong danh sách được đề cử, rồi dừng lại ở đó thôi. * Nhận thấy đây là một vấn đề lớn nên làm rõ, vì dù ai có chấp nhận hay không thì trong thực tế ông cũng đã là nhân vật lịch sử của Việt Nam trong thế kỷ thứ 20 vừa qua. Còn cái lịch sử ấy đã và sẽ tiếp tục diễn ra như thế nào? Tốt hay xấu? v.v… thì đó không phải là mục đích chính mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này. Ngoài ra còn là vấn đề bức xúc hơn, nó liên quan đến sự nghiệp trồng người của dân tộc: những học sinh lớp 7 kia rồi sẽ lớn lên và với thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, thì việc các em được tiếp cận với những nguồn tài liệu khác là rất dễ dàng. Khi ấy liệu các em còn biết tin vào đâu? Nguồn nào đúng, còn nguồn nào sai? Nếu chúng tự phát hiện ra sự thật lại ngược hẳn với những gì đã được dạy dỗ từ nhỏ đến lớn thì sao? Từ đó rất có thể chúng sẽ oán trách các thế hệ cha anh đã lừa dối chúng, rồi cứ theo cái vết mòn ấy, biết đâu chúng lại đi lừa dối tiếp những thế hệ sau, thì hậu quả sẽ tai hại biết nhường nào? Cả một dân tộc cứ đi lừa dối lẫn nhau mãi như vậy thì dân tộc ấy sẽ đi về đâu? Chính vì những lý do trên mà ở phần dưới đây, tôi xin được nêu ra một số câu hỏi liên quan đến thân thế và sự nghiệp của CT Hồ Chí Minh, nhưng đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tôi rất mong các nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước, vốn quan tâm đến lịch sử Việt Nam hiện đại, nhất là đến thế hệ trẻ Việt Nam tương lai hãy giải đáp giúp. Tôi nghĩ rằng đây không chỉ đơn thuần là mối quan tâm của riêng tôi - một độc giả, mà còn là của hàng chục triệu phụ huynh học sinh đang có con cháu mình đi học ở Việt Nam . Mặt khác theo tôi, nếu những việc mới diễn ra trong thế kỷ 20 vừa qua, thậm chí chỉ mới 11 năm nay thôi mà chúng ta không làm rõ được, thì nói gì đến việc đi tìm hiểu, xác minh những chuyện lịch sử xa vời có từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước? Những câu hỏi của tôi là: Có phải trước khi xuống tầu buôn Pháp làm phụ bếp... Có phải trước khi xuống tầu buôn Pháp làm phụ bếp vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, thì chàng trai 21 tuổi Nguyễn Tất Thành, với tên mới là Văn Ba đã có sẵn ý định ra đi tìm đường cứu nước hay chưa? Nếu anh Ba đã có sẵn mục đích rõ ràng như sau này anh kể lại: ‘‘…Tôi muốn được đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta…’’ thì thật đáng quý biết bao. Tuy nhiên nó lại mâu thuẫn với một sự kiện sau do những tài liệu ở nước ngoài viết rằng: Ngày 15.9.1911, khi vừa đặt chân đến cảng Mác-Xây (Marseille) – Pháp, tức là chỉ hơn 3 tháng sau khi rời bến Nhà Rồng - Sài Gòn, thì anh Thành đã vội vàng viết đơn xin được vào học nội trú Trường Thuộc Ðịa (Ecole Coloniale). Nhưng đã bị nhà trường từ chối với lý do: Ðơn không được xét vì anh là đối tượng di chuyển tự túc đến Pháp chứ không phải được tuyển chọn từ xứ Ðông Dương sang, theo như quyết định ban hành ngày 30.4.1910 của Bộ Thuộc Ðịa Pháp. (lá đơn này do ông Nguyễn Thế Anh sưu tầm được trong văn khố Pháp ngày 2.2.1983, có sao chụp lại cẩn thận. Cũng cần lưu ý rằng theo những tài liệu trong nước thì: Trường Thuộc Ðịa là nơi chuyên đào tạo những tên Việt gian phản động, tay sai của thực dân Pháp lúc bấy giờ.). Giả sử câu chuyện trên là có thật thì sẽ có thêm một câu hỏi hệ quả là: nếu năm 1911 Trường Thuộc Ðịa chọn anh Thành, thì 9 năm sau anh có còn chọn con đường của Lênin cho cách mạng Việt Nam nữa hay thôi? (theo suy luận chủ quan của tôi thì có lẽ là anh Thành sẽ thôi!). Phải chăng lý do chính rời nước ra đi của anh Thành là bởi... Phải chăng lý do chính rời nước ra đi của anh Thành là bởi trước đó một năm, trong gia đình anh đã có một biến động lớn diễn ra? Ðó là: năm 1910, cha anh là ông Nguyễn Sinh Huy, tức cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1863 – 1929), tri huyện Bình Khê - Bình Ðịnh, trong một cơn say rượu đã sai người đánh chết anh nông dân tên là Tạ Ðức Quang bằng roi và gậy. Sở mật thám Pháp sau khi điều tra xong đã kết ông vào tội ngộ sát khi đang say rượu. Hội Ðồng Nhiếp Chánh tại Huế sau đó đã ra quyết định kỷ luật: hạ bốn bậc trong ngạch quan lại thời bấy giờ, bị triệu hồi về Huế, rồi cuối cùng là ông bị sa thải luôn. (bà Thanh con gái ông cũng kể : ông là người nghiện rượu nặng, hồi nhỏ bà vẫn thường bị bố đánh rất đau bằng roi, có khi lại còn quẳng cả roi đi để đánh bằng tay.). Một số tài liệu lịch sử trong nước thì viết rằng: “…Cụ Sắc nhà nghèo, ham học, thông minh, thi đậu phó bảng,‘‘bị ép’’ ra làm quan. Có lần cụ nói:“ Quan trường là chốn nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn.”. Cụ thường làm những việc trái ý bọn quan lại, nên bị cách chức.”(!?). Như vậy là giữa hai nguồn tài liệu đã có những điểm mâu thuẫn lớn cần làm rõ, nhất là lý do ra khỏi chốn quan trường của ông: phải chăng ông ra khỏi đấy vì như ông nói là không muốn bị ‘‘nô lệ hơn’’ trong số những người nô lệ? Hay là bởi rượu đã đưa ông ra? Và vì bị ra khỏi chốn ấy nên ông lại càng uống nó nhiều hơn?(nếu đúng là do say rượu làm chết người ta, thì cũng khó lòng mà phải ý ai được lắm!). Cũng qua những sách báo ở trong nước kể lại thì : khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ (tháng 10.1954), ông đi thăm rất nhiều vùng quê trên miền Bắc, đi ra nước ngoài, v.v… Nhưng riêng quê ông thì mãi tới ngày 16.6.1957, tức là phải gần 3 năm sau ông mới về thăm lần đầu. Có một cái gì đó không ổn trong tinh thần vì nước quên … quê của ông không? Hay ông ngại cán bộ, chiến sỹ và nhân dân biết tấn bi kịch trên của gia đình mình? Ai là người đã viết cuốn Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch? Ai là người đã viết cuốn Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch vào mùa xuân năm 1948? Cuốn sách ghi tác giả tên là Trần Dân Tiên. Năm 1985, giáo sư Hà Minh Ðức đã xuất bản cuốn Những Tác Phẩm Văn Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn: ‘‘…Ðáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào và bạn bè trên thế giới. Hồ Chủ Tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch…’’. (Hà Minh Ðức, sách đã dẫn, Tr 132, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1985). Như vậy có nghĩa là tác giả Trần Dân Tiên và Hồ Chủ Tịch thực ra chỉ là một người. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, người biết rất rõ ông từ những năm 30, khi cả hai cùng học tập và làm việc ở Liên Xô đã viết lời tựa cho cuốn sách cũng đã khẳng định như vậy. Tôi tin là hai giáo sư ấy viết đúng, vì 2 lẽ: Thứ nhất, đó là việc rất quan trọng mà nếu nói sai thì chính hai giáo sư có thể sẽ bị mang họa, chắc chắn là hai ông đã cân nhắc rất kỹ trước đó. Thứ hai, cứ theo tư duy lôgic mà suy luận: nếu ông Trần Dân Tiên và cụ Hồ là hai người thì nay ông Trần Dân Tiên kia đâu? Còn sống hay đã chết? Nếu sống thì bao nhiêu tuổi rồi? Vợ, con ra sao? Nếu chết thì chết vào năm nào? Hiện chôn ở đâu? v.v… Còn một khi lại chỉ là một người thì xét theo khía cạnh nào cũng đều không ổn. Chúng ta hãy nghe một vài đoạn Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết về … Hồ Chủ Tịch như sau : ‘‘…Bác Hồ của chúng ta vô cùng khiêm tốn; Bác không muốn kể cho ai nghe về hoạt động của mình; rồi Bác Hồ được nhân dân ta coi là cha già của dân tộc; Bác còn vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Ðạo vì đã đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa…’’! và nữa: ‘‘…Một người như Hồ Chủ Tịch của chúng ta với đức tinh khiêm tốn nhường ấy và đang lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi nghe bình sinh của Người được?…’’! (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn). Cũng cần lưu ý rằng vào năm 1948 thì ‘‘vị cha già của dân tộc’’ ấy mới có 58 tuổi! Trong thực tế nhân loại cũng đã có những người dùng quyền lực hay tiền bạc để bắt người khác ca ngợi mình. Nhưng nếu Hồ Chủ Tịch lại tự mình đứng ra làm việc đó thì quả là chuyện … xưa nay hiếm! Theo tôi chỉ với một‘‘đóng góp’’ấy thôi thì cũng đủ để ông vi phạm hàng loạt những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ bao đời nay vẫn hằng nâng niu, trân trọng. Tôi cũng không rõ là những người đang‘‘giữ gìn và bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh’’có coi đây như là một trong những‘‘yếu tố cấu thành’’ nên tư tưởng của ông hay không? Và giả sử ở dưới cõi âm kia, nếu ông gặp các vị cách mạng đàn anh khác như Stalin, Mao Trạch Ðông, v.v…thì không nói. Nhưng nếu không may, ông lại gặp Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi thì biết ‘‘ăn, nói’’ thế nào cho phải với những vị anh hùng chân chính của dân tộc ấy đây? Một điều nữa đáng lo ngại hơn: trong cuốn Dàn Bài Tập Làm Văn lớp 7 (NXB Giáo Dục 1997, Tr 39). Tức là 12 năm, sau khi tác phẩm của giáo sư Hà Minh Ðức nói trên được xuất bản, thì các tác giả biên soạn cuốn sách giáo khoa kia vẫn tiếp tục mập mờ, mà không chịu viết thẳng ra đấy là hai hay chỉ có một người. Nếu cứ cung cấp thông tin và bắt các thầy cô giáo dạy học sinh theo kiểu này, thì đến ngay như người lớn cũng còn bị nhiễu loạn chứ nói gì đến trẻ con? Hồi đất nước còn chiến tranh, tôi đã được một sỹ quan QÐND Việt Nam cho xem cuốn nhật ký của anh, trong đó có đoạn: ‘‘Ngày 2 tháng 9 năm 1969. Hôm nay Ðài Tiếng Nói Việt Nam báo tin Bác Hồ bị bệnh nặng. Bác ơi! Chúng cháu hiểu là chúng cháu thật có lỗi với Bác, vì đất nước đến lúc này vẫn còn bị chia cắt. Ðơn vị của chúng cháu đã được vinh dự nhận lệnh vào miền Nam chiến đấu, chỉ vài hôm nữa thôi là lên đường. Cháu xin hứa với Bác rằng: dù phải trải qua gian khổ, hy sinh đến đâu thì chúng cháu cũng quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ mà đảng và quân đội giao phó; góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, để sớm được đón Bác vào thăm đồng chí, đồng bào trong ấy…’’. Cũng cùng một tinh thần đó, từ miền Nam , nhà thơ Lê Anh Xuân viết ra: Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy Ðang xông lên chống Mỹ tuyến đầu… Nghĩa là tất cả đều hướng lên Ba Ðình tràn đầy một niềm tin trong sáng, một niềm kính trọng vô biên. Bởi vì ở nơi ấy ‘‘có Trung Ương Ðảng, có bác Hồ’’ luôn chỉ lối dẫn đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên. Theo tôi, nếu trong một cuộc chiến tranh, giả sử tất cả những yếu tố khác đều ngang nhau, thì bên nào có thêm yếu tố tin tưởng và kính yêu lãnh tụ như trên là sẽ rất có lợi thế để giành chiến thắng. Thế nhưng, nếu vì muốn trở thành một‘‘ngôi sao sáng vô ngần’’ mà chính vị lãnh tụ lại cho ra đời một sản phẩm kiểu như Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch, thì lại là điều không thể chấp nhận được. Bởi vì đó thực chất là quan điểm giành chiến thắng bằng mọi giá, mọi cách. Kể cả những cách rất thiếu tử tế: chủ động đi hủy hoại những giá trị văn hóa của nhân loại nói chung và dân tộc nói riêng mà hậu quả để lại sẽ rất nặng nề cho hậu thế. Bằng cách đó ở một giai đoạn nhất định, có thể ông cũng tự đưa được uy tín của mình lên vị trí rất cao trong lòng một bộ phận dân tộc. Xong nếu xét về lâu về dài, khi phần lớn đã nhận ra sự thật thì cái hình ảnh: ‘‘Cả đoàn quân tiến theo Người như thác đổ’’ sẽ trở nên phũ phàng và thật đáng xấu hổ với bạn bè thế giới. Tôi cũng được biết một câu chuyện sau: gia đình ấy có 2 anh em; người anh đi bộ đội, còn người em gái ở lại nhà và lấy chồng. Năm 1954 khi người anh từ chiến khu trở về thì em gái mình đã cùng chồng di cư vào Nam . Sau gần 30 năm xa cách, hai anh em mới được gặp lại nhau, khi người em ra Bắc bốc mộ cho chồng; ông bị chết trong thời gian học tập cải tạo ở ngoài ấy. Cô em nói trong nước mắt giận hờn: ‘‘ Tại anh và những người cộng sản như anh nên bây giờ em gái anh khổ, các cháu của anh phải mồ côi cha.’’. - Xúc động không kém, người anh nói: ‘‘ Thôi em ạ, đằng nào thì mọi việc cũng lỡ rồi. Em cứ nghĩ thế này: nếu một người em không hề tin yêu, kính trọng mà làm em đau khổ thì đấy chỉ là một nỗi khổ đau. Nhưng nếu đấy lại là người em hằng kính trọng, tin yêu bao năm trời, kể cả sẵn sàng đem cuộc đời của mình ra để hy sinh, cống hiến, mà nay em lại phát hiện ra rằng thực chất sự tin yêu, kính trọng ấy của mình lại bắt nguồn từ sự giả dối của người kia, thì lúc ấy nỗi đau khổ trong em sẽ phải nhân lên gấp 5, gấp 10. Ðấy chính là tâm trạng của anh lúc này, em ạ.’’. Trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta trong hơn nửa thế kỷ qua, đã có bao nhiêu con người và gia đình phải lâm vào hoàn cảnh tương tự như vậy? Nguồn trích :banconong.com * Tổ Chức UNESCO Không Vinh Danh Hồ Chí Minh Tác giả: Trần Gia Phụng Thể lọai: Tài liệu 1. 1 Theo tài liệu được đưa lên Internet vào cuối tháng 5-2005 của tiến sĩ Phan Văn Song, hiện cư ngụ tại Paris, thì vào năm 1987, do sự vận động của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và những thành phần thiên tả trong UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc), ông Hồ Chí Minh (1890-1969) được đề cử vào "Danh sách danh nhân văn hóa thế giới“ của tổ chức UNESCO, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm sinh niên nhà chính trị nầy (1990). Lúc đó, Tổng giám đốc UNESCO là ông M'Bow, người Phi Châu. Quyết định đề cử Hồ Chí Minh vào "Danh sách danh nhân văn hóa thế giới“ bị cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối khắp nơi trên thế giới. Riêng tại Paris , nơi đặt trụ sở của UNESCO, Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh được thành lập, do ông Nguyễn Văn Trần làm Tổng thư ký. Uỷ ban nầy đã hoạt động tích cực như sau: 1) Vận động người Việt và báo chí Việt ngữ ở hải ngoại (Bắc Mỹ, Úc Châu, Âu Châu, Nhật Bản) viết thư cho UNESCO vạch trần tội ác của Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản trong nước, đồng thời phản đối việc đề cử Hồ Chí Minh vào danh sách danh nhân văn hóa thế giới. Ý kiến phản đối lên đến khoảng 20,000 thư, đều được Giám đốc phụ trách vùng Đông Nam Á của UNESCO chuyển cho Đại diện của Hà Nội tại UNESCO. Ngoài ra, có người còn viết sách tố cáo ông Hồ đã ăn cắp thơ (đạo thơ) của người khác làm thơ của mình trong sách Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). (Lê Hữu Mục, Hồ Chí Minh không phải là tác giả „Ngục trung nhật ký“, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Canada, 1990.) 2) Liên lạc và kêu gọi Uỷ Ban Tương Trợ Việt-Miên-Lào và Hội Cựu Chiến Binh Đông Dương lên tiếng tố cáo Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền đối với tù binh Pháp sau chiến tranh Đông Dương. 3) Liên hệ với Thị xã Paris và một số dân biểu, nghị sĩ Pháp để đề nghị họ đưa vấn đề ra trước Quốc hội Pháp, nhắm yêu cầu chính phủ Pháp có ý kiến với UNESCO về đề nghị vinh danh HCM, vì trụ sở của tổ chức nầy đặt tại Paris. Trong lúc cuộc vận động đang diễn tiến, thì vào cuối thập niên 80, có ba sự kiện quan trọng xảy ra: 1) Trong nội bộ UNESCO, ông tổng thư ký M'Bow, thôi giữ chức tổng giám đốc, và ông Frédéric Mayer, người Tây Ban Nha đắc cử chức Tổng giám đốc. Ông Mayer không ủng hộ nhóm thiên tả, và không ủng hộ việc đề cử Hồ Chí Minh vào „Danh sách danh nhân văn hóa thế giới“. 2) Tại Việt Nam , số người vượt biên càng ngày càng cao. Từ năm 1975 đến năm 1989 (trước thời điểm Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ra lệnh khóa sổ các trại tỵ nạn, không nhận người vượt biên), số người vượt biên đến được nơi tạm dung lên đến khoảng 900,000 người, không kể số người tử nạn trên đường vượt biên.(theo thống kê do Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, được nhà báo Giao Chỉ ghi lại trong bài „Lịch sử 30 năm định cư tỵ nạn 1975-2005“, nhật báo Người Việt Online, ngày 1-4-2005.) 3) Các nước cộng sản Đông Âu bắt đầu lung lay và sụp đổ từ cuối năm 1989. Cuộc vận động của Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh, phản ứng của Cộng đồng người Việt khắp thế giới, và ba sự kiện trên đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến UNESCO và cuối cùng UNESCO quyết định không thi hành việc đề cử Hồ Chí Minh vào „Danh sách danh nhân văn hóa thế giới“. UNESCO cũng thông báo cho nhà cầm quyền Hà Nội biết, đại để như sau: - UNESCO không tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh niên của Hồ Chí Minh tại Paris , cũng thư tại Hà Nội. - Thuận cho Tòa Đại sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ở Paris thuê một phòng tại trụ sở UNESCO để tự tổ chức, nhưng UNESCO không cử đại diện tham dự lễ. - Trong buổi lễ, ban Tổ chức không được tuyên truyền rằng UNESCO đã đề cao Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, không được treo ảnh Hồ Chí Minh trong hội trường. - Thiệp mời chỉ được ghi là "tham dự buổi văn nghệ". Tuy UNESCO quy định như vậy, nhưng theo cung cách cộng sản, tòa Đại sứ CHXHCNVN vẫn lén lút làm giấy mời có nội dung vinh danh Hồ Chí Minh để gởi cho người Việt, còn in 100 giấy mời chính thức đề là "tham dự buổi văn nghệ" để gởi người ngoại quốc, nhắm tránh bị UNESCO khiển trách. Trong cuộc nói chuyện trước Cộng đồng Việt Nam tại Montreal, vào ngày Chủ nhật 25-4-2004, bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, một nhà hoạt động chính trị kỳ cựu tại Paris, đã cho biết rằng sau khi UNESCO quyết định như trên, để vớt vát, tòa Đại sứ CHXHCNVN tại Paris đã thuê một phòng tại trụ sở UNESCO ở Paris để tổ chức buổi trình diễn văn nghệ vào ngày 12-5-1989, đúng một tuần lễ trước sinh nhật của Hồ Chí Minh. Trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, có khoảng 70 người hiện diện, bao gồm cả ban tổ chức và nhóm "Việt kiều Yêu nước" là tổ chức do CSVN lập ra. UNESCO và Pháp không cử đại diện đến dự. Chỉ có hai nước gởi người đến tham dự là Cambodia và Lào. Trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, ông Đại sứ CHXHCNVN tại Pháp là Phạm Bình không đọc diễn văn, mà chỉ có ông Nguyễn Kinh Tài, đại diện CHXHCNVN tại UNESCO đọc bài viết ngắn về ý nghĩa buổi lễ, ca tụng sự nghiệp của Hồ Chí Minh, nhưng theo đúng tinh thần quyết định sau cùng của UNESCO, là không đề cập gì đến vấn đề danh nhân văn hóa thế giới. Trong lúc đó, trong khi phía CSVN đang trình diễn văn nghệ, thì phái đoàn của Uỷ Ban Quốc Tế Trần Văn Bá do ông Trần Văn Tòng, Chủ tịch UBQTTVB, cùng với các học giả Olivier Todd, Jean Francois Revel, thành viên sáng lập UBQTTVB và bà Anne Marie Goussard, Tổng thư ký Hội Quốc tế Nhân quyền, đến gặp ban Giám đốc UNESCO để hỏi rõ mục đích và ý nghĩa của buổi sinh hoạt văn nghệ nầy tại một phòng họp của UNESCO. Đại diện UNESCO xác nhận với phái đoàn Uỷ ban Quốc tế Trần Văn Bá rằng, đây là buổi văn nghệ do Tòa Đại sứ CHXHCNVN tổ chức, chứ không phải là lễ vinh danh Hồ Chí Minh của UNESCO. Sau khi ban Giám đốc UNESCO xác nhận như trên, trong cuộc họp của Uỷ ban Quốc tế Trần Văn Bá tại trung tâm Maubert Mutualité (Paris 5ème) vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày 12-5-1989, ông Olivier Todd đã lên diễn đàn tường trình lại cuộc tiếp xúc với Ban Giám đốc UNESCO. Trong khi tường trình, ít nhất ông Olivier Todd đã hai lần nói rõ rằng Ban Giám đốc UNESCO xác nhận rằng UNESCO không tổ chức vinh danh Hồ Chí Minh, và cũng cho biết buổi trình diễn văn nghệ nhân kỷ niệm một trăm năm sinh niên Hồ Chí Minh vào chiều hôm đó, là do sáng kiến của Tòa Đại sứ CHXHCNVN mà thôi. Sự kiện UNESCO không tổ chức lễ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới là thành quả của những vận động của cộng đồng Việt Nam hải ngoại và nhất là Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh tại Paris . Điều nầy cho thấy cộng đồng người Việt hải ngoại là một đối lực chính trị quan trọng đối với chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước. Chỉ tiếc là sau khi thành công trong việc vận động UNESCO không thi hành việc vinh danh Hồ Chí Minh, cộng đồng người Việt hải ngoại và Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh không trình thuật toàn bộ nội vụ và kết quả, thật rõ ràng và thật rộng rãi trên khắp thế giới, để tránh việc tuyên truyền mờ ám và đánh lận con đen của CSVN. Như thế, tổ chức UNESCO chưa bao giờ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới. Đó là sự thật của câu chuyện được các người tham dự tại chỗ kể lại. Nếu ai chưa tin, thì có thể liên lạc thẳng với những người trong cuộc, đã từng chứng kiến tại chỗ việc nầy, hiện còn sống ở Paris để hỏi cho rõ. Ngoài ra, hồ sơ của UNESCO vẫn còn đó, rộng mở cho tất cả những nhà nghiên cứu, kể cả những nhà nghiên cứu của CHXHCNVN. Thời đại nầy là thời đại khoa học kỹ thuật thông tin tiến bộ, mọi dữ kiện đều được ghi nhận cụ thể, nên mọi người có thể sưu tra dễ dàng trong các văn khố, nhất là những nguồn tin không thuộc loại bí mật quốc gia như việc vinh danh một nhà hoạt động chính trị, chẳng cần gì phải để thời hạn lâu ngày mới công bố. Nói thêm cho rõ: Nếu UNESCO quả thật có vinh danh ông Hồ Chí Minh, thì phải có văn bản vinh danh cụ thể, chứ không phải bằng lời nói suông. Trong trường hợp đó, chắc chắn nhà nước CHXHCNVN sẽ tổ chức lễ tiếp nhận văn bản nầy rất long trọng, chứ không im tiếng như lâu nay, và chắc chắn nhà cầm quyền CHXHCNVN sẽ làm ảnh sao (photocopy) văn bản nầy, công bố lên khắp mạng lưới thông tin toàn cầu để thu phục lòng người khắp trên thế giới. Hơn nữa, ảnh sao nầy sẽ được treo khắp hang cùng ngõ hẻm tại Việt Nam , kể cả bắt treo kèm với hình ông Hồ tại nhà của mỗi người dân. Người Việt Nam còn nhớ rõ, mỗi khi một di tích ở Việt Nam được UNESCO thừa nhận là di sản văn hóa thế giới như Mỹ Sơn (Quảng Nam), cổ thành Huế, Vịnh Hạ Long..., nhà nước CHXHCNVN đã làm lễ đón nhận sắc bằng của UNESCO ồn ào cờ trống suốt cả tháng trời, quảng cáo khắp thế giới, huống gì là chuyện ông Hồ. TRẦN GIA PHỤNG ( Toronto , Canada ) Nguồn trích :banconong.com

Lưu trữ Blog

Người theo dõi