2 thg 6, 2009

SUY NGẪM

Suy ngẫm

Hạn chế tự do báo chí là lăng mạ toàn thể quốc dân

Hạn chế tự do báo chí tức là lăng mạ toàn thể quốc dân. Cấm đoán những cuốn sách này nọ chẳng khác nào tuyên bố rằng nhân dân hoặc là ngu si hoặc chỉ là một bầy nô lệ.

— Claude Audrien Helvétius (1715–1771)

Dân chủ và xã hội dân sự

Tổ chức bầu cử chỉ cần 6 tháng, lập nên một nền kinh tế thị trường thì một năm, còn muốn tạo ra một xã hội dân sự phải cả một thế hệ. Mà không có xã hội dân sự thì không thể có dân chủ.

— Ralf Dahrendorf

Khác biệt giữa báo Đảng và báo Sài Gòn cũ

Thời chế độ cũ, báo chí Sài Gòn phần lớn là đối lập. chính bản thân tôi thường vẽ tranh châm biếm ông Thiệu và gọi ông ta là Sáu Thẹo mà họ cứ cười. Bây giờ tất cả các báo đều của Đảng. Nhà báo chúng tôi ai cũng theo Đảng, nịnh Đảng muốn chết vậy mà hở một chút là phê bình kiểm điểm. Các anh thật quá đáng!

Lương ít lậu nhiều... để tạo sự trung thành

Để duy trì được sự ổn định của đất nước, Nho giáo dùng mọi cách để bắt cá nhân phải lệ thuộc vào cộng đồng, bắt viên chức phải lệ thuộc vào người cầm quyền tối cao. Để làm được điều đó, nhà nước quân chủ Nho giáo đã sử dụng hai biện pháp sau: 1) Lương nhẹ bổng nặng (hay nói như ngày nay là "lương ít lậu nhiều"): Quan lại chủ yếu sống bằng bổng lộc, còn lương chỉ là tượng trưng. 2) Trọng đức khinh tài.

— Đỗ Lai Thúy (Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa)

Phản Đảng thì được

Đảng có thể kết tội tôi phản Đảng. Tội ấy tôi xin nhận.

Nhưng đừng suy diễn rằng phản Đảng là phản quốc và kết tội tôi chống lại đất nước. Đó là sự xúc phạm ghê gớm nhất đối với mỗi con người Việt Nam còn giữ trong mình lòng tự hào và sự khắc khoải chờ mong về tương lai dân tộc.

— Trương Hùng - Phản động là gì?

Lòng yêu nước của người Việt

Nó [lòng yêu nước của người Việt] không phải là một tình yêu vì người ta chỉ nhân danh tổ quốc để giết nhau chứ có bao giờ nhân danh tổ quốc để tha thứ và nhường nhịn nhau đâu.

— Nguyễn Gia Kiểng (trích Tổ Quốc Ăn Năn)

Văn hóa Việt Nam thui chột

Các nước phương Tây vượt trội bởi vì văn hóa của họ lành mạnh, tâm lý của họ đúng đắn. Nước Việt Nam đau khổ và nghèo nàn bởi vì văn hóa Việt Nam thui chột và tâm lý người Việt Nam bệnh hoạn.

— Nguyễn Gia Kiểng (trích cuốn Tổ Quốc Ăn Năn)

Con đường cá nhân

Mỗi người có cách riêng để luồn lách và tồn tại. Tất cả đều khôn, không ai chịu dại cả. Kết quả tổng hợp là đất nước vẫn tiếp tục quằn quại trong độc tài và lạc hậu. MỘT DÂN TỘC GỒM TOÀN NHỮNG NGƯỜI KHÔN LÀ MỘT DÂN TỘC RẤT ĐẦN ĐỘN. Chỉ có thể coi là yêu nước những người sẵn sàng chấp nhận một sự dại dột nào đó cho đất nước.

— Nguyễn Gia Kiểng (Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên)

Con người tự do

Nếu không xây dựng chế độ dân chủ để tự do trở thành cảm hứng cơ bản khích lệ con người tham gia một cách hiệu quả vào quá trình cạnh tranh toàn cầu thì không thể phát triển được.

— Nguyễn Trần Bạt

Quy luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ

Mức độ tự do của các quốc gia dầu mỏ tỉ lệ nghịch với giá dầu. Theo qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ thì giá dầu trung bình thế giới càng cao, tự do ngôn luận, tự do báo chí, các thiết chế về bầu cử tự do và trung thực, tinh thần thượng tôn pháp luật, sự độc lập của toà án và các đảng phái chính trị càng mờ nhạt.

Người Việt hiếu học - có thật hay không?

Nhân đây cũng xin nói ngoài lề là cái tinh thần rất nổi tiếng và thường xuyên được ca ngợi rằng, người Việt hiếu học, cha mẹ muốn con hay chữ, yêu thầy, theo tôi một phần cũng rất đáng kể xuất phát từ tinh thần yêu địa vị và trọng quyền lực. Nếu chữ nghĩa không mở ra được một triển vọng thơm tho như vậy, một người đi học thi đỗ làm quan thì cả họ được nhờ, tôi tin rằng cái sự hiếu học kia chắc chắn là giảm đi đáng kể.

— Phạm thị Hoài (Tư cách trí thức Việt Nam)

Thói xấu nào cũng do Cộng Sản?

Chẳng lẽ cái thói chạy chọt, vây cánh, cửa quan, cửa quyền, bợ đỡ... rất nổi tiếng từ thời cụ Ngô Tất Tố cũng tại cộng sản hay sao? Chẳng lẽ văn chương Việt Nam cả một thế kỷ 15 chỉ được một ông Nguyễn Trãi, cả một thế kỷ 16 hầu như cũng toàn nhạt nhẽo và trung bình cả thì cũng tại cộng sản hay sao?

— Phạm thị Hoài (Tư cách trí thức Việt Nam)

"Thằng khách quan"

"Thằng khách quan", tôi xin lỗi là phải dùng một từ như vậy, bởi vì trong tiếng Việt thì kẻ có tội rất to như thế phải bị gọi là thằng. Thằng khách quan nó có vô số hoá thân và đều được gọi tên rất rành mạch: lúc thì đó là thằng lịch sử, lúc thì đó là thằng bối cảnh, thằng hoàn cảnh, thằng tình hình chung, lúc thì đó là thằng ngoại xâm, thằng thế lực thù địch, thằng thực dân đế quốc, thằng thiên tai địch họa...

— Phạm thị Hoài (Tư cách trí thức Việt Nam)

Khai sáng là gì?

Khai sáng là bước ra khỏi tình trạng vị thành niên tự gây ra của con người. Tình trạng vị thành niên là sự không có khả năng vận dụng giác tính mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Tình trạng vị thành niên này là tự gây ra, nếu nguyên nhân của chính nó không nằm ở chỗ thiếu giác tính mà nằm ở sự thiếu cương quyết và thiếu can đảm. Sapere aude! ["hãy can đảm nhận biết"], hãy can đảm tự dùng giác tính của mình! chính là phương châm của Khai Sáng."

— Kant - Triết gia người Đức

Bốn nghi vấn của Kant

Kant đề xuất bốn nghi vấn và tìm cách giải đáp chúng: 1. "Tôi có thể biết được gì?" – Trong Nhận thức luận của ông 2. "Tôi nên làm gì?" – Trong Luân lí học của ông 3. "Tôi có thể hi vọng được gì?" – Trong Triết học tôn giáo của ông 4. "Con người là gì?" – Trong Nhân loại học của ông

— Kant - Triết gia người Đức

Bản tính triết gia

Bản tính của một triết gia chân chính nằm ở chỗ ông ta không làm gì ngoài việc vận dụng sức mạnh và khả năng tự nhiên, cụ thể là qua cách nghiên cứu điều tra sự phê phán.

— Immanuel Kant - triết gia người Đức

Tư tưởng lớn

Những tư tưởng lớn thường gặp nhau.

— Voltaire - Triết gia người Pháp

Côn đồ và vĩ nhân

"Kẻ cuồng tín mù quáng, cùng tín đồ Cơ Đốc thành thật Đều mang cùng tính cách; Họ đều can đảm, đều có cùng ham muốn. Tội ác có anh hùng của nó, sai lầm có tử sĩ của nó. Lòng nhiệt thành và vô vọng là những gì chúng ta có! Thường những kẻ côn đồ giống các vĩ nhân."

— Voltaire - Triết gia người Pháp

Quyển sách giá ba mươi xu mới thực sự đáng sợ

"Hai mươi tập sách khổ lớn không bao giờ làm nổi một cuộc cách mạng; chính những quyển sách nhỏ giá ba mươi xu mới thực sự đáng sợ. Nếu Sách Phúc Âm có giá là một ngàn hai trăm sestertius (tiền La Mã) thì Kitô giáo có lẽ sẽ không bao giờ phát triển như ngày nay."

— Voltaire - Triết gia người Phát

Tôi chỉ có một Đảng

Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam.

— Hồ Chí Minh

Độc lập - tự do

Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

— Hồ Chí Minh

Không có gì quý hơn độc lập tự do!

Không có gì quý hơn độc lập, tự do!

— Hồ Chí Minh

Chuẩn mực văn minh

Ở những xã hội còn chưa văn minh, nhà chức trách thường nhân danh trật tự công cộng và đề cao ổn định xã hội để dành cho mình độc quyền tìm hiểu mọi sự việc diễn ra trong đời sống xã hội, gọi là "thực tế khách quan", qua đó can thiệp vào các tương quan dân sự và pháp lý, bất chấp tự do cá nhân của công dân có bị xâm phạm hay không.

— Luật sư Lê Công Định

Và nếu sự cứng rắn của các anh không muốn được chớp sáng và cắt đứt, làm sao các anh có thể, một ngày kia, cùng ta - sáng tạo!

Bởi những kẻ sáng tạo đều cứng rắn. Và in dấu tay lên vách thiên thu nhẹ tựa như lên sáp ong mềm dường như phải là diễm phúc của các anh.

Diễm phúc được viết lên ý chí của thiên thu, tựa như trên đồng thau - cứng rắn hơn đồng thau, cao nhã hơn đồng thau. Chỉ kẻ cứng rắn nhất mới xứng danh là người cao nhã nhất.

— Nietzsche

Trách nhiệm trí thức

Sự có mặt đơn độc của cuốn sách trong hàng nghìn đầu sách xuất bản hàng năm về đủ các lĩnh vực cũng đặt ra cho chúng ta thấy một vấn đề lớn: Việt Nam đang rất thiếu những tác phẩm nghiên cứu quy mô, cẩn trọng và công bằng về chủ quyền, lãnh hải, lãnh thổ. Đây là trách nhiệm của giới trí thức, giới sử học đối với đất nước.

— Đoan Trang, nhân việc đọc cuốn "Hoàng Sa Trường Sa - lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế" của Nguyễn Q.Thắng

Tinh thần độc lập

Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm.

— Fukuzawa Yukichi

Mọi người đều có quyền bình đẳng

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

— Trích bản Tuyên ngôn Độc Lập đọc ngày 2/9/1945

Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Bộ trướng Ngoại Giao Mỹ

1) Ân xá toàn diện cho những dân bản xứ vốn bị lên án vì những hoạt động chính trị

2) Cải tổ nền công lý Ðông Dương bằng cách ban cho nhân dân bản xứ những bảo đảm về công lý như những người Âu Châu được hưởng, và xóa bỏ toàn bộ guồng máy tòa án đặc biệt vốn là những phương tiện để khủng bố và đàn áp những thành phần có trách nhiệm của nhân dân An Nam.

3) Tự do báo chí và ngôn luận

4) Tự do lập hội và hội họp

5) Tự do di chuyển và xu

— Tám yêu cầu của Nguyễn Ái Quốc cho nhân dân An Nam

Tự do báo chí

Tây cốt làm dân ta ngu, làm cho dân ta hèn. Ngu thì phải hèn. Ta ngu hèn thì nó dễ trị, dễ ăn hiếp, dễ bóc lột.

1) Là cách bưng mắt. Nó không cho ta tự do ra báo chí. Nên trong nước và thiên hạ có việc gì lạ cũng không biết.

2) Là cách lừa gạt.

— Hồ Chí Minh

Chính tại Cơ Chế!?!

Ở Việt Nam, ai cũng đổ tội cho CƠ CHẾ, nhưng không ai có ý định thay đổi cơ chế đó cả!

Xã hội mà công dân không có quyền sống thật

Một xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là một xã hội không có chân móng.

— Nguyễn Khải (tùy bút "Đi tìm cái tôi đã mất")

Hiểu và không hiểu

Khi tôi đọc một cuốn sách về vật lý học của Eisntein mà tôi không hiểu gì cả, thì điều đó chẳng thành vấn đề: nó sẽ khiến tôi hiểu một điều gì khác.

— Trích từ Claude Roy, “Picasso: War and Peace”, GRAPHIS No.10 (1959).

Sự phồn vinh của một quốc gia

Sự phồn vinh của một quốc gia không quyết định bởi quốc khố giàu có, không quyết định bởi thành quách phòng thủ kiên cố, cũng không quyết định bởi sự tráng lệ của những công trình công cộng, mà quyết định bởi tố chất giáo dưỡng của công dân, tức là nền giáo dục mà mọi người được tiếp thu, ở kiến thức sâu rộng và nhân cách của mọi người. Đó mới chính là sức mạnh thực sự, là nguyên khí thực sự của đất nước!

— Martin Lodo

Cay đắng thay, ta lại đúc nên chính bộ máy này

Cay đắng thay Mỉa mai thay Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt Lại đúc nên chính bộ máy này.

— Nhà thơ Bùi Minh Quốc, trong bài "Cay đắng thay”

Ác luân hồi

Những mơ xoá ác ở trên đời Ta phó thân ta với đất trời Ác xoá đi thay bằng Cực Thiện Tháng ngày biến hoá, Ác luân hồi.

— Trung Tướng Trần Độ, buồn trước sự biến chất của thể chế mà mình đã đổ máu để gây dựng

Chuyên chính vô sản

Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, ra sức nô dịch toàn bộ tinh thần cuả nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…

Nó đang làm hại cả một nòi giống.

— Trung tướng Trần Độ

Quân trị và dân trị

So sánh hai cái chủ nghĩa quân trị và dân trị, thì ta thấy chủ nghĩa dân trị hay hơn cái chủ nghĩa quân trị nhiều lắm. Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà lên trị nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn.

— Phan Chu Trinh

Công dân và chính trị

Chính những người CÔNG DÂN đã đưa thể chế chính trị và bộ máy nhà nước của chúng ta lại gần với cuộc sống, khiến cho nó có trách nhiệm và chịu trách nhiệm, và giữ cho nó trung thực. Không ai khác có thể làm được điều này...

— John Gardner

Chính phủ và thị trường

Một chính phủ có thể nhìn thấy nhiều vấn đề có nghĩa vụ phải hành động. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chính phủ ôm đồm mọi việc. Vận hành nền kinh tế thị trường có nghĩa là nhiều vấn đề sẽ do thị trường quyết định. Vì vậy, thách thức lớn của một chính phủ trong nền kinh tế thị trường là từ bỏ sự can thiệp của mình. VN đang trong con đường tìm tòi cách thức để chính phủ tập trung hơn vào nhiệm vụ hạt nhân của mình

— Klaus Rohland

Tham nhũng ở Việt Nam là feature

Tham nhũng ở đâu khác thì có thể là lỗi (bug), chứ ở Việt Nam là một đặc điểm (feature). Tham nhũng là chức năng, là kết quả đương nhiên của cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, dân làm ... dân.”

— Vũ Quí Hạo Nhiên

Dân chủ và Chủ nghĩa xã hội

Dân chủ mở rộng phạm vi của quyền tự do cá nhân, Chủ nghĩa xã hội hạn chế nó. Dân chủ duy trì các quyền con người ở mức cao nhất có thể, còn Chủ nghĩ xã hội biến mỗi người thành một đặc vụ, một con số thuần túy.

Dân chủ và Chủ nghĩa xã hội không có gì chung, trừ một từ: Bình đẳng. Nhưng hãy để ý sự khác biệt: Trong khi dân chủ tìm kiếm sự bình đẳng từ tự do cá nhân, chủ nghĩa xã hội tìm kiếm bình đẳng trong trạng thái kiềm chế và nô lệ...

— Alexis de Tocqueville

Dân chủ - hình thức chính quyền khả dĩ nhất

Dân chủ là một hình thức chính quyền tồi, nhưng các hình thức khác mà nhân loại đã từng thử nghiệm còn tồi hơn.

— Sir Winson Churchill

Bàn tay vô hình

Mỗi cá nhân đều lao động hết sức mình để làm tăng của cải vật chất trong xã hội. Anh ta thường không có ý chăm lo cho lợi ích cộng đồng, cũng như không biết rằng điều mình làm sẽ đem lại ích lợi cho cộng đồng.

— Adam Smith

Vai trò của Nhà nước

Nhà nước và các cấp chính quyền phải “phục vụ” người dân chứ không phải là “chăm lo” cho dân.

Nếu “phục vụ” không đạt thì có thể bị phạt, sẽ làm tăng tính trách nhiệm và hiệu quả của công tác quản lý (“đầy tớ” bị chủ phạt khi không hoàn thành trách nhiệm) chứ nếu “chăm lo” không đạt thì khó có động lực để cải tiến tốt hơn (cha mẹ “chăm lo” cho con không đạt thì có ai kỷ luật cha mẹ đâu?!)

Giáo dục Việt Nam xuất phát từ triết lý sai lầm!

Chúng ta [Việt Nam] đang có một nền giáo dục xuất phát từ triết lý sai. Một triết lý trái ngược với yêu cầu tối đa giải phóng năng lực cá nhân, khuyến khích sự mạo hiểm, kêu gọi tính sáng tạo. Đó là nền giáo dục buồn tẻ của việc học thuộc lòng, lấy tiêu chí lớn nhất là sự vâng lời, đồng phục và làm theo. Một nền giáo dục kiêng kỵ sự khác biệt, sợ hoài nghi và ngăn trở óc phê phán.

— Lê Quang Huy

Động cơ không tải!

Mỗi Đảng bộ là một động cơ. Thiên chức của động cơ ấy là phải đem lại sản phẩm.Trước hết là lựa chọn ra những con người trung thực, trí lực, gạt bỏ những dối trá, hèn kém. Không làm được như vậy, thì đơn giản chỉ như động cơ chạy không tải, dẫu có còn chạy.

Và điều cần nói nhất là khi một máy chạy không tải, nó vẫn ngốn nhiên liệu. Nhiên liệu cho động cơ tổ chức Đảng cơ sở là thời gian, công sức, vật chất...

— Trần Chí Hiển

Đảng làm thay tất cả!

Các lãnh đạo nhà nước và chính phủ vừa là thành viên trung ương đảng, thậm chí là thành viên ban bí thư, hay bộ chính trị, đồng thời lại là đại biểu quốc hội. Sự phân quyền rõ ràng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp không được thể hiện trong cơ chế chính trị hiện tại ở VN. Có thể nói Đảng làm thay tất cả!

— Nam Nguyên

Tăng vai trò thị trường

Tất cả các thành tích của cải cách kinh tế Trung Quốc từ 1978 có thể kết vào đúng một câu: "Giảm sự can thiệp trực tiếp của chính quyền và tăng vai trò làm chủ của thị trường"!

— Hồ Thư Lập

Xã hội hóa để chống tham nhũng!

Chống tham nhũng, điều quan trọng hơn là phải đẩy mạnh toàn bộ nền dân chủ, để cho sự kiểm soát không phải từ cơ quan chức năng mà từ rất nhiều phía khác nhau của cả xã hội.

— Lê Thành Kiên, con trai bác Lê Duẩn

Chính trị là gì?

Chính trị là tiến trình mà theo đó các nhóm đưa ra quyết định.

— Wikipedia

Thomas L. Friedman (Quy luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ)

Cái giá của thông tin

Thế kỷ 21 là thế kỷ mà nguyên liệu đem bán có giá nhất, đắt nhất không phải là sắt thép, ximăng, gạo... mà là thông tin.

— Trần Ngọc Hùng - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Tổng hội Xây dựng VN

Thoát Á luận

Vậy chúng ta phải làm gì bây giờ? Chúng ta không có thời giờ để chờ đợi sự khai sáng của các nước láng giềng, để từ đó cùng nhau hướng tới phát triển Châu Á. Tốt hơn hết là chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đứng chung vào hàng ngũ các quốc gia văn minh phương Tây. Còn về các đối xử với Trung Quốc và Triều Tiên, chúng ta không có tránh nhiệm phải làm điều gì đặc biệt cho họ chỉ bởi vì họ là hàng xóm của chúng ta.

— Fukuzawa Yukichi (trích Thoát Á Luận)

Đảng xưa và đảng nay

Đảng ngày xưa vì nước vì dân, Đảng ngày nay vì quyền lợi cá nhân của "giai cấp mới", tầng lớp tư bản đỏ.

Một vị anh hùng thắng trận trở về quay ra cướp của giết người, đàn áp dân lành, liệu chúng ta có nên tiếp tục tôn vinh thờ phụng anh ta?

Công bằng là gì?

Trước hết cần xác định thế nào là công bằng? Công bằng xã hội về phương diện kinh tế không có nghĩa là thành quả phát triển của xã hội được chia đồng đều cho mọi người.

— Giáo Sư Trần Văn Thọ

Độc tài Đảng trị

Có thể đi đến một kết luận là: Hệ thống chính trị của chúng ta đang bộc lộ ngày càng nhiều những bất cập trong việc giải quyết những vấn đề lâu dài, cơ bản, cấp bách của dân tộc và của đất nước...

Nhược điểm lớn nhất của thể chế chính trị của chúng ta là gì? Là chế độ đảng trị, chuyên chế và mất dân chủ rất nặng nề.

— Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Hệ thống chính trị nhìn vào thấy đảng dày đặc!

Hệ thống chính trị của chúng ta nhìn vào thấy là đảng dày đặc. Chính phủ có bộ nào, cục ban nào, Đảng có hết tất cả thứ ấy. Lại thêm bộ máy gọi là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng... nhưng thực sự là cánh tay nối dài và là cái loa của Đảng...

— Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thuyết trình trước Bộ Chính Trị

Quyền lực và sự tha hóa

Quyền lực có xu hướng tha hóa; quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối.

— Lord Acton

Khai sáng là gì?

Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người gây ra. Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác.

— Immanuel Kant

Tuyên truyền và độc tài

Đằng sau một bộ máy tuyên truyền một chiều bao giờ cũng là khuôn mặt của một kẻ độc tài...

Độc quyền thông tin và dối trá

Độc quyền thông tin có nghĩa là độc quyền dối trá.

Tự do và an toàn

Những người đồng ý từ bỏ một chút tự do để tìm kiếm sự an toàn thì không xứng đáng được hưởng tự do và an toàn, và họ sẽ mất cả hai thứ đó...

— Benjamin Franklin

Tự do trong công ước quốc tế

Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ...

— Công ước Quốc tế về quyền con người - Nhà xuất bản Sự Thật, 1992

Tự do và bình đẳng trong Tuyên ngôn Độc lập

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...

— Tuyên ngôn Độc Lập, 1945

Tự do và sự hiểu biết

Càng hiểu biết, con người càng tự do.

— Voltaire

Thay đổi để tiến lên

Thay đổi định kiến trong từng cá nhân đã khó, thay đổi quan niệm và lối sống của cả một xã hội còn khó hơn nhiều lần. Nhưng nếu mỗi cá nhân không tự vận động để thay đổi mình và giúp xã hội thay đổi, thì đến bao giờ đất nước ta mới có thể tiến lên được?

— Nguyễn Tiến Trung - Tập hợp Thanh niên Dân chủ

Độc lập - một khái niệm hẹp!

Nếu xét một quốc gia hay một dân tộc, như một tập hợp về lãnh thổ về con người, thì có thể thấy, không có nước nào độc lập cả! Hành động của những người ở một nơi xa chúng ta hàng vạn dặm có thể ảnh hưởng đến chính đời sống hàng ngày của chúng ta. Và trong bối cảnh đó sự phụ thuộc lẫn nhau, sự nương tựa vào nhau là những khái niệm càng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

— Nguyễn Quang A

Hãy cho tôi bình đẳng về lòng yêu nước

Tôi không nói những người lãnh đạo bây giờ bất tài và vô trách nhiệm với dân chúng. Nhưng giá như họ biết lắng nghe ý kiến, họ để người dân được tự do phát biểu ý kiến của mình thì đất nước sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa. Nội lực một đất nước không phải ở những đồng xu lẻ nằm trong túi dân chúng.

— Nghệ sĩ Nhân dân Trần Văn Thuỷ

Xã hội không có tự do ý kiến là xã hội chết!

Một xã hội không cho mọi người tự do trình bày ý kiến của mình là một xã hội chết rồi. Trong quá khứ, chúng ta mắc quá nhiều sai lầm bởi không ai cho chúng ta được tự do trình bày ý kiến riêng của mình, trong tất cả các lĩnh vực, từ lớn đến bé, từ quân sự đến kinh tế. Không phải không biết mà không dám nói, nhiều người biết nhưng không dám trình bày.

— Nghệ sĩ Nhân dân Trần Văn Thuỷ

Thông tin và kinh tế tri thức

Làm thế nào để có kinh tế tri thức? Không có tự do thông tin làm gì có kinh tế tri thức?

Làm thế nào để có tác phẩm hay? Không có tự do tư tưởng làm gì có tác phẩm hay?

— Nhà thơ Hoàng Hưng

Bàng quan và thờ ơ

Rồi phẩm chất của mỗi công dân VN chúng ta, ngay kể cả các công chức nhà nước cũng cần phải có những điều cần xem lại.

— Nghệ sĩ Phó Đức Phương

Lưu trữ Blog

Người theo dõi