16 thg 6, 2009

Danh bất chính ắt ngôn bất thuận


HCM 1938 Hồ Chí Minh, trăm mặt nghìn tên Tác giả: Nguyễn Thái Hoàng Tài liệu 1. Hồ Chí Minh, trăm mặt nghìn tên Ai cũng biết chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều tên, cũng rất nhiều nghề và cũng nhiều đảng phái. Chỉ riêng ngày mất của ông cũng đã đặc biệt hơn người. Không bíêt cố tình hay vô ý mà trời lại bắt ông đi đúng vào ngày 2/9. Ngày mà 24 năm trước ông khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Coi như một điềm gở, khai sinh biến thành khai tử, Đảng đã bắt ông phải "sống như chết - anh hùng vĩ đại" thêm một ngày nữa, tức ngày 3/9 mới công bố cho toàn dân biết. Từ đó ông được "sống" trong cái ngày trọng đại ấy tròn ba giáp . Không hiểu vì lý do gì mà đến năm 2005 này Đảng lại quyết định đổi mới tư duy, "cởi trói" cho ông , dù muộn còn hơn không, cho phép ông được chết theo đúng ngày mà trời bắt ông đi, nghĩa là sớm hơn một ngày so với ngày "Đảng trị". Còn ngày sinh - để đảm bảo sinh mệnh chính trị, nên trong suốt chặng đường "Kách mệnh" từ 1911 đến 1969, tự ông đẻ ra cả tá ngày sinh tháng đẻ cho mình. Và Đảng ta - dù có trăm mắt nghìn tay , thần thánh mau lẹ cũng không xoá nổi điều vô lý ấy, khiến trăm năm sau thực tế bày ra , không biết đâu mà lần. Người viết bài này nhờ "75 năm đời ta có Đảng"( 1930 -2005) chịu sự "tối mật" của Đảng, trở thành "tối mò" như hũ nút, bao nhiêu năm qua cũng "mò" được từ trong lòng hũ - lòng Đảng ít nhất là dăm ngày sinh , tháng đẻ của người. Nếu không phải cảnh sống trong lòng hũ, "đêm giữa ban ngày" thì chắc hẳn còn nhặt được cả tá ngày sinh tháng đẻ của ông, như nhiều nhân vật tiền bối trên thế giới sống cùng thời với ông phải lắc đầu lè lưỡi nhận xét đầy thán phục: Thật là một nhân vật nghìn tên trăm mặt, xuất quỷ nhập thần, không biết nó là ai, không biết ai là Người? người đến từ đâu và nơi nào người ở lại ? v.v và v.v Đầu tiên là: ngày 19-5-1890, ngày mà tất cả báo chí tuyên truyền của Đảng nhắc tới, dù đằng sau nó không ít lời xì xào, bàn tán. Người bảo: Sở dĩ ông thay trời hành đạo, tự đẻ ra ngày ấy cho riêng mình vì một lý do chính trị đặc biệt. Đó là ngày mà viên Cao ủy Pháp ở Đông Dương, D''Argenlieu mò đến Hà Nội, vì chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới thành lập, nên ông Hồ ở thế hạ phong, buộc phải đón tiếp. Để giữ thể diện cho chính phủ mình, đảo ngược thế đứng, từ hạ phong thành thượng phong ông yêu cầu " các chú" cận vệ thân cận đốc thúc việc làm cổng chào, treo cờ, kết hoa rực rỡ, song lại nhờ các chú loan tin "mật:" hôm nay là ngày sinh nhật bác. Thế là vì phép lịch sự tối thiểu trong lĩnh vực ngoại giao mà viên cao uỷ buộc phải làm "thấp" uỷ , đích thân lăn như "viên" đến chúc thọ ông. Thế là, cái việc cung kính, đón rước, ca hát, chúc mừng là giành cho vị chủ tịch chính phủ đứng đầu nhà nước, chứ không phải đón tiếp phái đoàn Pháp do ông Cao ủy cầm đầu. Thế là một mũi tên xuyên hai mục đích. Đảng ta, nhân cơ hội này, vội "đỡ" luôn cái ngày "giời ơi đất hỡi" ấy làm ngày sinh nhật cho cha hờ của mình. Giới sử học trong nước lại cho rằng ngày ấy là ngày thành lập mặt trận Việt Minh(19/5/1941) . Ông Hồ là cha đẻ của cái mặt trận này nên quyết định lấy ngày sinh của mặt trận làm ngày sinh của mình, chứ còn bản thân ông, mẹ mất sớm (1901) cha lang thang phiêu bạt, sống nhờ bà ngoại được dăm năm, sau khi bà ngoại mất lại lang thang kiếm ăn như bố, có biết được ngày sinh tháng đẻ của mình đâu? Ngay cả anh chị ruột ông là Nguyễn Sinh Khiêm ( 1888- 1950 ) và Nguyễn thị Thanh (1884-1954) khi được lãnh đạo, phóng viên báo chỉ hỏi han, ghi chép đưa vào trang sử vàng của nước nhà cũng có nhớ nổi năm sinh của em mình đâu, huống hồ ngày, tháng?... Trong đơn xin vào học trường Thuộc địa của Pháp, ngày 15/9/1911 với cái tên Paul Thành ông khai là "Sinh năm 1892, tại thành phố Vinh, Việt Nam ''. Khi khai ở sở cảnh sát Paris , ngày 2-9-1920, dưới tên Nguyễn Ái Quốc, ông lại ghi :"Sinh ngày 15-1-1894". Ba năm sau tại tòa đại sứ Liên Sô, ở Berlin (tháng 6 -1923) ông đổi thành Cheng Vang và nhân tiện đổi luôn cả ngày sinh tháng đẻ của mình, là ngày 15/2/1895. Nghĩa là trong vòng 25 năm, bản thân ông có tới ba ngày sinh: 15/1,15/2 và 19/5. Còn năm sinh thì rôm rả hơn. Trước tiên theo các nguồn tin dặc biệt tin cậy là hương chức ở quê ông thuộc làng Kim Liên xã Nam Liên huyện Nam đàn tỉnh nghệ An, thì ông sinh tháng 4-1894. Sổ sách ghi rõ:Tháng 3 năm Thành Thái thứ 6 ( âm lịch). Trong khi anh ruột ông là Nguyễn Sinh Khiêm lại khai ông sinh năm 1891. Chị ông, Nguyễn Thị Thanh - khai ông sinh năm 1893.Bản thân ông tự khai trong khi hoạt động Kách Mệnh thì lúc sinh 1890, lúc lại 1982, khi là 1895 v.v... Nghĩa là đến trời cũng lắc, có đích thân lên tận ban nghiên cứu lịch sử Đảng, tận trung ương, gặp những nhân vật chuyên viết về lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, hẳn họ cũng..ngắc ngứ, cho dù cầu hồn để gọi mẹ đẻ ông là bà Hoàng Thị Loan lên mà hỏi cho rõ ràng chắc bà cũng tắc. Trong dân chúng có nhiều giai thoại đồn đại về năm sinh của ông. Người bảo tướng ông là tướng ngụỵ diên, chẳng phải công tước khanh hầu gì, giảo hoạt hơn cả Tào Tháo, mưu đồ hơn cả Thành Cát Tư hãn, đánh văn nhân giai phẩm tàn bạo hơn cả Tần Thuỷ Hoàng , độc tài hơn cả Stalin, bạo chúa hơn tất cả các bạo chúa trên thế gian cộng lại, giết vợ và người tình như ngoé. Người như vậy chỉ có thể sinh vào năm 1892 tức là năm Nhâm Dần thôi. Ông là vua Hổ nên mới ăn thịt tất cả các loài thú lớn nhỏ trong rừng như vậy, bất kể đảng phái nào, hễ không theo chính đảng của ông, không thần, phục ông, lại tài giỏi hơn ông, ra mặt chế nhạo ông dù chỉ là chuyện gái gú, trăng hoa, cũng bị ông "đào thải" ngay tắp lự. Học Trần Thủ Độ thoán ngôi đoạt quyền từ tay nhà Lý, cho giật đổ Trần, chôn sống cả 200 quan tài, tướng giỏi ngay trong ngày lễ tổ của họ, thì ông - dù có giết nhầm cũng đâu đến được con số ấy, cho dù có tính cả nhân vật gần cận cao cấp như Phan Bội Châu, Lê Duy Điếm, Lâm Đức Thụ, Nguyễn Thế truyền, Huỳnh Thúc Kháng, Đỗ thị Lạc, Nông thị Xuân, Nông thị Vàng đi chăng nữa? Còn mạng dân vốn đã là con sâu, cái kiến, với ông nào có đáng kể gì. "Thịt" họ là bản năng, nghĩa vụ làm vua của ông.kia mà. Nếu không làm sao có cuộc "thủ ti cở cải" “chỉnh cán rèn cơ" giảm tô giảm tức ...ức hiếp lẫn nhau ...khiến hàng triệu người phải bỏ mạng, bỏ xứ mà đi ? Nhiều người khẳng định ông sinh năm 1985 vì trong cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" dưới bút danh Trần Dân Tiên, viết năm 1946, ông khai là sinh ngày 19/5/1895. Một người tự viết về mình ắt không thể khai sai tới hai lần. (Lần đầu tại tòa đại sứ Liên Xô, ở Berlin, trước đó 23 năm (1923) ông cũng khai sinh 1925, chỉ khác ngày sinh là 15/2..). Còn đám "dân ngu cu đen" ở làng lại khẳng định ông không thể nào kém bà chị ông- cả chục tuổi như vậy. Bằng chứng là bà Thanh sinh năm 1884, mất năm 1954, thọ 60 tuổi, ông sinh năm 1890, kém chị chừng 6 tuổi, kém anh trai sát ông 2 tuổi là đúng. Hơn nữa cuối đời ông chịu cảnh "Canh cô mậu quả" bị quả báo đến cô độc, cô quả, chết trong mòn mỏi, kiệt quệ có khác gì bị đày trong lãnh cung đâu? Ngay cả nơi sinh cũng vậy, lúc sinh ở thành Vinh ( Đơn xin học trường thuộc địa Pháp) lúc đẻ ở làng Sen (quê nội), lúc đầu thai tại làng Chùa (quê ngoại) nơi ông gắn bó cả tuổi thơ v.v Cái tên cha sinh mẹ đẻ của ông cũng được dân làng gọi ngược là "Không Cơm" với lý do anh cả tên tục là Nguyễn Sinh Khơm, còn ông là Nguyễn Sinh Côông, “Khơm Côông” nói lái theo kiểu người Nghệ là không cơm, tức là nhà nghèo không có cơm ăn. Còn Khiêm với Cung chỉ là phiên âm theo chữ Hán, cho ra vẻ một lãnh tụ đại tài của dân tộc mà thôi! Quả là gia cảnh ông nghèo thật. Xưa nay khúc ruột miền trung bao giờ cũng nổi tiếng nheo nhóc nghèo khó nhất nước, cho dù 75 năm đời ta có Đảng vẫn cảnh "Khoai độn cơm đã nhiều năm rồi, quê ta chẳng đổi thay gì", “Ta nghe trong ấy ăn cơm là chuyện lạ”, nữa là khi ấy Đảng vẫn còn nằm trong bụng cụ Nguyễn Sinh Sắc( 1863- 1929) chưa kịp sang bụng bà Hoàng Thị Loan để tạo ra tổ chức cách mạng đầu tiên của Đảng là Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Đảng lao Động Việt Nam do ông cầm đầu ? Từ khi đi học ông được đổi thành Nguyễn Tất Thành, theo tên cha là Nguyễn Tất Sắc, và anh cả là Nguyễn Tất Đạt . Cái tên này theo ông khoảng chừng 10 năm, từ 1901 khi bố đỗ chức phó bảng được bổ đi làm quan và ông theo cha vào học tại trường tiểu học Pháp Việt còn gọi là trường Tiểu học Đông Ba- Huế Khi con đường quan lộ của người cha bị dìm trong rượu loãng cũng là lúc sự nghiệp học hành của ông bị rượu làm cho tắt ngấm. Rời khỏi trường quốc học Huế ( 5-1908), ông lang thang kiếm sống và sẵn vốc chữ vừa nhặt được, dừng lại ở Phan Thiết dạy học. Song học trò tỉnh lẻ đếm trên đầu ngón tay, phần ông ít tuổi, ít chữ, chỉ có thể đảm nhiệm lớp đồng ấu , nên thu nhập càng còm cõi khó khăn hơn. Năm 1910 ông tìm vào Sài gòn rồi lên tàu làm bồi bếp với cái tên đặc An Nam là Lê văn Ba. 6 tháng sau (15/9/1911 ) bằng trí óc phong phú, mẫn tiệp ông lại tự đẻ thêm cho mình một cái tên mới, nửa Việt, nửa Pháp: Paul Thành. Tiếc con đường học hành dang dở, hay vì quyết tâm ra đi "tìm đường cứu nước"... Pháp (!) mà trong một thời gian ngắn ông viết liền hai lá đơn xin tổng thống Pháp và bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp, ban ơn cho ông được vào học đặc cách. Thư ông bộc lộ rõ lòng yêu nước Pháp đến mức nồng nàn quằn quại : ''Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Tôi hiện đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis (trên tàu Amiral Latouche-Tréville) để sinh sống. Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nhà nước đại Pháp ,cũng là hữu ích đối với đồng bào tôi, bằng cách làm cho họ được hưởng ích lợi của nền học vấn Pháp...”. Khi không được chấp thuận vì bản thân không đáp ứng đúng tiêu chuẩn của trường, ông quay sang năn nỉ viên khâm sứ Pháp tại Huế "đèn giời soi xét, ban cho cha ông một đặc ân là giao chút việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo để người cha nát rượu của ông có chút tiền còm sinh sống. vất vưởng , độ nhật qua ngày. Ba keo mèo không chịu mở mắt, ông bỏ mộng ôm chân Pháp tự tìm đường kiếm ăn và bắt đầu một chặng đường “Kách mệng” mới, làm tay sai cho Trung Quốc và Liên Xô, đưa cả dân tộc vào những cơn chấn thương lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước... Thời kỳ từ 1912 đến 1940 khi ông trở thành Hồ Chí Minh, ông còn có hàng chục tên khác nhau. Đó là Nguyễn Ái Quốc (1917) Lin (1920) Lý Thuỵ (1924). Tống văn Sơ (1930) Vương chí Sơn(1937) Hồ Chí minh (1940 ) v.v. Quãng đời bôn ba hải ngoại của ông theo tư liệu từ kho lưu trữ Quốc gia Liên bang xô viết cung cấp từ 1992 đến nay khá rõ, song thời gian trước khi trở thành bồi bàn, bồi tàu hẳn ít người biết đến cho nên đám đệ tử con cháu sau này mới tha hồ được thể tâng bốc ông lên tận mây xanh: nào là từ lúc còn để chỏm, đã biết đối đáp thơ văn với các bậc túc nho, tiền bối trong làng, nào là sớm có ý thức căm thù giặc nên trở thành liên lạc viên của đảng Cần Vương, vì vậy khi phong trào chống sưu cao thuế nặng tại miền Trung nổ ra 4/1908 Nguyễn tất Thành đã tự giác tham gia rồi bị đuổi 5/1908 và trở thành giáo viên truờng Dục Thanh Phan Thiết 9/1908 v.v. Sự thật qua việc suy xét phán đoán từ nguồn gốc tiểu sử của Nguyễn Sinh Côông có thể biết được sự học hành thuở nhỏ rất lem nhem, dang dở, được chăng hay chớ. Cha không phải người của họ Nguyễn mà là đứa con hoang của họ Hồ, nên khi bố hờ là Nguyễn Sinh Nhâm chết vì già cả đau ốm buồn phiền, và mẹ đẻ là Hà thị Hy cũng chết theo. Nguyễn Sinh Huy lúc bấy giờ vừa lên 4, phải sống trong nhà anh trai và chị(dâu) con ông Nguyễn Sinh Nhâm và bị đối xử rất tệ bạc , khi được ông đồ họ Hoàng trong làng nhận về nuôi rồi gả con gái là Hoàng thị Loan cho, ông phải đi bôn ba khắp nơi kiếm sống...Để lại ba đứa con trong cảnh bần hàn lam lũ, luôn đói cơm và đói chữ. Kể cả khi đã tốt nghiệp trường tiểu học, thì vốn học thức của cả hai anh em nhà "không cơm" cũng không được bao lăm. Cho dù biết cả hai thứ tiếng Hán và Pháp, cũng không đủ vốn liếng để viết nổi một lá thư cho nên cả ba lá đơn ông viết để xin học, hay xin việc cho cha đều bị chính phủ Pháp vứt vào sọt rác vì sai văn phạm, câu cú, cũng như mắc quá nhiều lỗi chính tả . Cũng do mặc cảm dốt nát thất học, nên sau này dù sống lâu năm trên đất Pháp, nói tiếng Pháp khá hơn nhưng về viết ông vẫn phải nhờ hai bậc cao niên là luật sư Phan văn Trường và Kỹ sư Nguyễn Thế Truyền viết hộ. Ngay cả tiếng mẹ đẻ cũng vậy, ông viết lẫn lộn i với y, c với k, ph với f, d với z. v.v. nhiều người cho là ông "làm dáng" nên khi nước nhà nêu khẩu hiệu "sống và làm viêc theo gương Bác Hồ vĩ đại" , đã cố tình học đòi theo kiểu "voi đú chuột chù cũng đú"... Xét cho cùng, sự làm dáng ấy chứng tỏ vốn học thức cũng như sự hiểu biết của ông quá thấp kém mà thôi. Người có bản lĩnh, hiểu biết không đè ngửa chữ nghĩa của cha ông ra mà hãm hiếp như vậy. Về chuyện này chính nhà văn nguyễn Tuân phải buồn rầu và ngao ngán thốt lên rằng: "Đáng thương thay cho chữ nghĩa của cha ông, vốn nhỏ bé, yếu ớt và mảnh mai như một cô gái đồng trinh mà lại bị một gã lực điền dốt nát cậy khoẻ đè ngửa ra mà cưỡng bức..." Còn về chuyện đảng phái, trong thư đề ngày 27/2 /1930, gửi Đảng cộng Sản Pháp , ông cũng thổ lộ: "Hiện tại tôi không biết mình là ai, Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hay Đảng viên Quốc tế Cộng sản , hay Đảng viên Đảng Cộng sản Liên xô tại Đông phương bộ" ? Nghĩa là cùng một lúc ông tham gia tất cả các đảng trên đến nỗi tự bản thân không biết nổi mình là ai? Thật là nhân vật trăm mặt, nghìn tên! Phan Thiết 26/9/2005 (Biên tập: Lưu Vũ)


Last edited by Nguyên Thạch; 10-26-2008 at 06:08 AM. Lý do: Kiểu chữ

Reply With Quote

Nguyên Thạch

View Public Profile

Gởi lời nhắn riêng tới Nguyên Thạch

Tìm tất cả các bài bởi Nguyên Thạch

#8

Cũ10-04-2008, 12:22 AM

Sĩ Quan Cấp Tá

Ngày Gia Nhập: Jun 2008

Số Bài: 208

Gởi lời cảm ơn: 21

Được cảm ơn: 2 lần, trong 2 bài viết

DefaultHCM :Tên Cướp - Cướp danh.Cướp Vợ . Cướp Tự Do Và Cướp cả Văn Thơ


1. Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký Huyễn Thoại hay Huyền Thoại : (Hội Văn Hóa Việt phỏng vấn Gs Lê Hữu Mục về HCM) Tinh Vệ (Diệu Tần) 22 Jun 2003 - Ghi chú thêm 10 Jan 2007 Nhân chuyến Hoa Kỳ Du, học giả Lê Hữu Mục có dành cho chương trình phát thanh của Hội Văn Hóa Việt một cuộc phỏng vấn tại San Jose, California. Bài phỏng vấn này do Gs Trần Công Thiện, đồng nghiệp của Gs Lê Hữu Mục tại Ðại học Sư phạm Sài Gòn, và Ls Ðỗ Doãn Quế thực hiện ngày 8.6.2003, phát thanh sáng và chiều chủ nhật, đồng thời đưa lên Internet, website của Ðài Quê Hương. Chúng tôi dựa theo những câu trả lời của GS Mục, sắp xếp lại, bàn thêm, viết thành bài này. Học giả Lê Hữu Mục là Gs Ðại học Văn khoa và Sư phạm, Tiến sĩ thủ khoa Văn chương Việt Nam dành cho các Gs đại học 1970. Ông còn là nhà biên khảo, phê bình văn học, nghiên cứu triết học và tôn giáo và là nhạc sĩ nữa. Ngoài khoảng trên 20 tựa sách, những bài diễn văn, bài báo, ông đã viết cuốn "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký" (1989-90) gây nhức nhối cho Cộng sản Việt Nam (CSVN). Cuốn sách này ông ra sức tập trung ý chí và khả năng hoàn thành chỉ trong một tháng. Sở dĩ ông phải viết nhanh như vậy để kịp phá vỡ huyền thoại HCM, "Nhân vật Văn hóa Quốc tế mà Tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) dự định tôn vinh. Ðây là chuyện cũ, nhưng cho đến bây giờ vẫn là mới cần nhắc lại để dẹp cái phao xẹp "Tư tưởng Hồ Chí Minh" mà nhóm bạo quyền cố bám vào để tàn Dân hại Nước. Với phương pháp dùng textology (văn bản học), hệ thống hóa lại, tìm ra những mâu thuẫn và sai lầm rất vững vàng, tác giả đã minh chứng rằng : HCM là kẻ đạo văn (đạo : ăn cắp, ăn cắp văn người khác). Chúng ta đã biết người CS dùng bất cứ phương tiện nào dù xấu xa, vô nhân, vô đạo, vô luân nhất để đạt đến mục tiêu. Mượn đầu heo nấu cháo, lợi dụng xương máu Dân lành để nhận công của đảng mình chưa đủ, họ còn muốn làm Anh hùng Văn hóa Quốc tế nữa. Nhóm bồi bút Viện Văn Học Hà Nội dựa trên sự mạo nhận của HCM, ăn cắp văn của người khác, để thổi phồng tập thơ nhật ký lên một cách lố bịch và trơ trẽn. Mở đầu cuộc phỏng vấn ông Mục cho biết sau ngày 30.4.1975 ông tìm đường đào thoát mấy lần nhưng đều thất bại. Trong những Gs ÐH Sư Phạm bị kẹt lại có ông Khoa trưởng Trần Văn Tấn, Gs Trần Kim Nơ. Những người chủ mới của Trường Sư Phạm miền Nam, ngoài miệng thì nói những câu : đoàn kết, xóa bỏ hận thù, hòa giải Bắc Nam, nhưng trên thực tế chỉ là những lời giả dối, xảo trá. Họ hứa hẹn nhiều, nhưng chẳng thực hiện được gì. Họ ở trong tư thế chờ đợi chỉ thị của Bộ Chính Trị. Họ xa cách, lạnh lùng với các GS còn kẹt lại. Các Gs ngơ ngác, đúng cảnh "hàng thần lơ láo" của Nguyễn Du, tuy bị bắt buộc phải thua cuộc. Vẫn vỏ ngoài, qua những cuộc tiếp xúc, họ giả vờ tìm cách ve vãn, mời mọc, nhưng "nói zậy nhưng không phải zậy". Các GS miền Nam đúng ngồi không yên, không biết phải làm gì, không biết đi đâu, hoang mang, chán nản. Ðiều xúc phạm đầu tiên là cách xưng hô "anh chị" kỳ cục. Trước kia có tôn ti trật tự, là thầy, là Gs, là ông, bà. Giờ đây là anh chị cá mè một lứa. Thậm chí ông Mục còn khôi hài nói "trường sở vốn là của mình, nơi mình làm việc dạy học bao nhiêu năm, bây giờ không biết là sẽ đi tiểu ở đâu ?" Hà Nội lộ mặt thật qua vụ ông Lê Trí Viễn vào Nam "lên lớp" các thầy miền Nam . Ông cán bộ giáo dục này tấn công nền sư phạm miền Nam nặng nề. Ông ta chê là miền Nam không có một giáo trình quy củ, đàng hòang, không có cuốn sách nào là sách giáo khoa chính thức, không có một tác phẩm nào tiêu biểu cho sư phạm của một nền đại học. (Ông Lê Trí Viễn đã dùng nền giáo dục một chiều, chật chội của chế độ, để so sánh với chủ trương nền dục khai phóng ở miền Nam ). Ông ta dùng những lời đả kích mạnh mẽ, vì ông ta ở thế thượng phong, thế của kẻ thắng. Gs Mục là Trưởng Ban Việt-Hán đại diện cho nhóm sư phạm bại trận (trong nhóm có Gs Trương Văn Chình là Gs ngôn ngữ học nổi tiếng). Mở đầu ông Mục cũng nói vài lời khiêm tốn, nhưng càng về sau, càng bực bội, nên hơi mất bình tĩnh, tấn công trở lại nhóm Gs miền Bắc. Ông cho biết ông đã đọc hết tài liệu giảng dạy dành cho giáo sinh miền Bắc và đánh giá rằng những tài liệu đó cũng không có giá trị cao, chỉ đáng quay ronéo phát cho giáo sinh làm tài liệu nội bộ thôi. Ông cũng phản pháo lại, cho biết là ngoài ấy cũng không có tác phẩm giáo khoa nào xứng đáng. Một chuyện khác diễn ra để chúng ta thấy cái máy móc, một chiều của Hà Nội. Ông Hoàng Xuân Nhị được coi là một Gs gạo cội, từng đi du học bên Pháp và Liên Xô, vào Sài Gòn thuyết trình về thơ của HCM. Ông ta nói dài dòng về cuốn Ngục Trung Nhật Ký trước cử tọa cũng coi như các học viên, là các Gs đại học, trong đó có các Gs Phạm Xuân Quảng, Lý Công Cần... Sau bài thuyết trình, họ buộc các Gs phải thảo luận về nội dung cuốn sách. Mọi người ngỡ ngàng, vì chưa ai đọc cuốn nhật ký xa lạ này cả, làm sao có đủ dữ kiện để thảo luận, thu hoạch? Các Gs bán cái, đùn đẩy cho ông Mục "vì ông rành chữ Hán" lên tiếng. Ông Mục tuy chỉ là lần đầu tiên nghe nói về Ngục Trung Nhật Ký, nhưng với phản ứng mau lẹ và với kinh nghiệm giảng dạy văn chương lâu năm, ông bắt ngay được những khuyết điểm của cuốn sách. Ông cho biết cuốn thơ đó có bốn khuyết điểm (Vì không đủ thì giờ phát thanh, ông Mục chỉ nêu lên hai khuyết điểm). · Thứ nhất thể thơ trong đó phần lớn là thơ bảy chữ bốn câu, thất ngôn tứ tuyệt. Thơ bảy chữ là thơ trang trọng, nghiêm túc, còn thơ lục bát là thơ dân tộc, bình dân, nhưng dịch thất ngôn sang lục bát dễ bị loãng, câu thừa, câu thiếu, tại sao lại dịch như thế. Diễn giả họ Hoàng ngẫm nghĩ rồi trả lời: "Ðể thỉnh thị ý kiến ở "trên" sẽ trả lời sau". Thấy cái lúng túng, e ngại, tránh né của diễn giả là các Gs miền Nam hiểu ngay được số kiếp văn nô miền Bắc đồng thời hiểu được tương lai của mình. · Câu hỏi và là thắc mắc thứ hai: Trong bài thơ Thụy Bất Trước (Không Ngủ Được) có câu: "Mộng hồn hoàn nhiễm ngũ tiêm tinh" phải dịch là Sao năm cánh nhọn mộng hồn quanh, tại sao lại dịch là : Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ? Kể ra ông Mục đã uống thuốc liều, đã dám mó vào dái ngựa, dám đụng đến lá đảng kỳ của họ. Tất nhiên là Hòang Xuân Nhị phải vội vàng tránh né ngay, nói như vẹt là "sẽ trả lời sau khi thỉnh thị ý kiến ở trên”. Ðám văn nô, văn thi sĩ cung đình biết là dịch gượng, sai và ẩu, nhưng cố nhét sao vàng vào đó để ca tụng là Bác tuy bị tù nhưng lúc nào cũng nghĩ đến Non sông Đất nước. Ðó là do câu thành ngữ Trung Quốc "ngũ tinh liên châu" hàm ý diễn tả chuyện lành báo trước, chuyện sum họp vui vẻ giữa vợ chồng. Ðáp câu hỏi, giới văn học giáo dục miền Nam có thường gặp giới giáo dục, văn học miền Bắc không, GS Mục cho biết phần nhiều là "họ đến gặp tôi, tôi ít khi tìm gặp họ". Trong số đó có nói chuyện với ông Hồ Lê, Nguyễn Ðổng Chi, Trần Văn Giàu. Riêng ông Nguyễn Công Bình nhiều lần mời cộng tác, nhưng tôi tìm mọi cách để từ chối. Cuộc tiếp xúc với Gs Nguyễn Ðổng Chi, bạn với tôi hồi còn ở Hà Nội trước 1945 là đáng ghi nhớ nhất. Gs Nguyễn Ðổng Chi là một học giả nổi tiếng, tác giả cuốn "Cổ Văn Học sử", đã từng là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội. Ông Chi mời ông Mục đến nói chuyện ở Trung tâm Ngôn ngữ, trong một phòng dành riêng cho Gs. Sau nửa giờ nói chuyện, ôn chuyện cũ, bàn chuyện ngày nay, ông Mục hơi ngạc nhiên thấy ông Chi khóc, nước mắt tràn xuống hai gò má. Ông Chi vừa khóc vừa bảo bạn : - Nếu không, anh cũng sẽ phải đóng kịch với họ như tôi thôi. Trong bao nhiêu năm nay, tôi đã phải đóng kịch với họ mãi rồi ! Còn gì đau khổ cho bằng một trí thức, một kẻ sĩ không dám sống thật với mình, với người, luôn luôn phải giả dối để sinh tồn. Ông Chi đã chí tình khuyên ông Mục, vì tay ông đã bị nhúng chàm, ông đã lỡ, phải theo lao luôn. Ông Mục cũng gặp nhà thơ Xuân Diệu, ông Mục hỏi ông Xuân Diệu : - Sao anh không còn sáng tác như xưa nữa ? - Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa. - Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa! - Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ. Họ có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là tinh hoa của tôi được. - Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không ? Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói : - Việc gì phải tin. Cần gì phải tin !!! Qua cách trả lời của Xuân Diệu, chúng ta thấy ông ta vẫn còn tự kiêu, vẫn nuối tiếc thủơ xa xưa, đồng thời cũng vẫn sợ mất lập trường, tiêu thẻ đảng. Một nhà thơ công thần của chế độ phát biểu là không tin những tín điều mình truyền bá ra cho quần chúng, sẽ được đảng đối xử ra sao? Ông Mục cũng tiếp Trần Văn Giàu khi tay lý thuyết gia cổ thụ này mò đến dụ dổ. Sau cơn địa chấn 30-4, ông Mục cũng như các Gs đại học khác bị cướp mất nhà dành riêng cho các Gs đường Duy Tân, ông phải thuê một căn phòng ọp ẹp ở khu lao động. Không hiểu lấy đâu ra tin tức, ông Giàu lò mò kiếm được nhà. Ông vừa đến trước cửa nhà thì bị vấp ngã xuống, ông Mục chạy ra nâng ông ta dậy. Năm đó ông Mục ngòai 60, còn ông Giàu cỡ ngoài 70, tóc bạc phơ, vừa vào đến nhà, ông Giàu nói ngay : - Ông nên ở lại Việt Nam làm việc cho Đất nước với chúng tôi. - Tại sao cụ lại để ý đến tôi thế ? Tôi cũng chỉ là một người dạy học bình thường như mọi người khác thôi. - Tôi đã đọc sách của ông. Ông viết rất đạt. Ông khác người ta chứ, ông có đủ ba điều kiện để làm một nhà nghiên cứu, giảng dạy. Một là phải thông hiểu Hán và Nôm mới đi vào văn hóa Việt Nam được, ưu điểm hai là biết hai sinh ngữ Pháp, Anh để hiểu phương pháp luận và nghiên cứu rộng rãi hơn. Ba là phải có tài viết văn. Nhiều người nói và dạy học thì được, nhưng không viết được. - Tôi sang Canada vì được gia đình bảo lãnh qua. Rất tiếc tôi không ở lại làm việc chung với cụ và các ông được. Tôi thấy có Gs Nguyễn Văn Trung và Gs Linh mục Thanh Lãng dạy học rất giỏi. Ông Trần Văn Giàu lắc đầu : - Ông Trung chưa phải là nhà nghiên cứu văn học, ông ấy chỉ là một ký giả khá thôi. Còn ông Thanh Lãng thì chỉ nên giảng đạo trong nhà thờ hơn là giảng ở trường đại học. Sau đó ít lâu họ có mời Gs Thanh Lãng tiếp tục giảng dạy. Ông Mục nói: "Nghĩ cũng tức cười, một người thì giục đi đi, một người thì kèo nài nên ở lại". Sau đó ông có dịp đọc những tài liệu do ông Thanh Lãng viết, giảng, nói chuyện sau này và nói: "Tôi thấy tội nghiệp, ái ngại cho ông ta quá. Ông Thanh Lãng đã phải nói, phải viết những gì về Tôn giáo, văn học và ngôn ngữ học mà chế độ muốn ông viết". Nghe nói sau này khi tỉnh ngộ, ông tỏ ý chống đối và bị họ đánh thuốc độc chết (?). ® Ðể trả lời Gs Trần Công Thiện hỏi là do động cơ nào thúc đẩy mà Gs Lê Hữu Mục đã viết cuốn "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký", tác giả cho biết : "Chính là do bài thuyết trình của ông Hoàng Xuân Nhị, sơ khởi đã khiến tôi chú ý đến cuốn thơ nhật ký đó. Không phải là do văn chương trác tuyệt và tư tưởng cao siêu gì mà là tôi đặt nhiều nghi vấn. Những cán bộ thơ văn, phê bình, khảo cứu gì đó của Viện Văn Học đã dùng cái chổi phù thủy thổi phồng lên, lừa dối chính họ, lừa dối dân chúng và nịnh bợ lãnh tụ kiếm chút cơm thừa canh cặn. Ðúng như nhà thơ, nhà văn Vi Khuê ở Washington DC đã nhận xét: "Chẳng có giá trị gì để chúng ta phải chú ý tới nó". "Sau nữa là khi tôi bị tù về tội vượt biên, trong trại tù lập một tủ sách, có cuốn nhật ký đó, tôi mượn về đọc vì có in chữ Hán trong đó. Những bạn tù người Hoa (Trung Quốc) đọc xong và họ ngạc nhiên lắm. Họ nói giọng văn thơ này là của người Tàu, không phải lối viết, lối nói của người Việt, chúng tôi thấy quen thuộc lắm. Họ nói đúng ý tôi làm tôi càng chú tâm phải đọc kỹ. Rõ ràng trong sách có tên ông già Lý người Tàu, ai cũng để ý đến ông già này. Phải chăng chính ông già không rõ lý lịch này mới là tác giả đích thực của tập thơ ? "Kịp đến khi tôi sang đến Canada, gặp lúc Văn Bút Việt Nam đang thời kỳ tái lập ở Hải ngoạị Anh em Văn Bút lúc đó hoạt động hăng lắm, có nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, có nhà văn Trà Lũ, tức Gs Trần Trung Lương đồng nghiệp với tôi. Anh em giục giã tôi viết để nói lên sự thật. Viết lên không phải để chê về mặt văn chương và tư tưởng, phải lên tiếng vì sự mập mờ đánh lận con đen, chuyện nhận vơ, chuyện Hồ Chí Minh đạo văn. Anh em ở hải ngoại bảo nhau phải tìm mọi cách để xóa bỏ cái huyền thoại Hồ Chí Minh, chuyện Hồ Chí Minh sẽ được tôn vinh là nhà văn hóa lớn quốc tế do UNESCO công nhận. Dạo đó có phong trào "No HO" nổi lên đòi hủy bỏ vụ tuyên dương vô lý này. Tôi cố gắng viết, chỉ nội trong một tháng là xong. Tôi gửi loạt bài này đăng trên tạp chí Làng Văn của nhà báo, nhà thơ Cung Vũ Nguyễn Hữu Nghĩa và nhà báo Nguyên Hương. "Tôi viết chưa xong thì ông Gs tiến sĩ Nguyễn Văn Trần bên Paris biết được, ông bay qua Montréal gặp tôi ngay. Tuy viết chưa xong ông cũng lấy một phần rồi cùng với bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, nhà hoạt động tôn giáo xã hội Võ Văn Ái dịch sang Pháp văn. Các ông ấy họat động tích cực lắm. Vì trụ sở UNESCO ở Âu Châu nên tranh đấu rất thuận tiện. Thấy có tài liệu chứng minh phủ nhận sự nghiệp văn hóa ma, UNESCO sáng suốt và mau chóng hủy bỏ vụ tôn vinh. Vì HCM không biết làm thơ, cũng chẳng phải là nhà văn học, văn hóa gì cả. Ông ta chỉ là kẻ ăn cắp thơ. "Cũng chuyện ma giáo, lừa bịp tương tự thời còn ở Pháp. Theo Ls Phan Văn Trường thì Hồ Chí Minh mánh khóe, khôn vặt lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Trong khi đó những nhà cách mạng miền Nam giỏi Pháp văn khi viết báo chống thực dân Pháp, ngay trên đất Pháp, đều ký bút hiệu là Nguyễn Ái Quấc, đánh vần theo miền Nam. Ðó là một bút hiệu chung của nhiều tác giả các bài báo. Họ Hồ lấy tên như vậy, nếu nội dung bài báo có giá trị thì người ta tưởng lầm với bút hiệu Nguyễn Ái Quấc. Còn bài dở thì ông ta sẽ cãi là tôi ký tên là Quốc chứ có lấy bút hiệu Quấc của các ông đâu! "Khi cuốn sách của tôi ra mắt độc giả, chắc chắn là giới văn nô cộng sản bên kia đại dương cũng đọc. Họ bồn chồn, nhức nhối phải tìm cách đối phó lại sự thật qua những lụận lý vững chắc, hợp lẽ phải. Họ tập trung chất xám lại ra một cuốn sách dày gấp bốn sách của tôi để tìm cách chứng minh là Bác của họ cũng biết làm thơ. Nhưng trước sau gì cũng giấu đầu hở đuôi. "Họ đánh lừa độc giả trong nước là cuốn sách của tôi ra sau tập sách của họ. Họ nói sách tôi ra năm 1990, còn sách họ ra năm 1989. Sự thật là các bài viết của tôi đã đăng từng kỳ trên tạp chí "Làng Văn" từ năm 1989, đến năm 1990 mới in thành sách. Còn sách của họ phát hành năm 1990, nhưng đề lui năm lại là 1989 ! "Lại nữa, đề sách đã là lời thú nhận: "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký". Tại sao lại phải suy nghĩ lại, có vấn đề mới phải suy nghĩ lại. Họ xác nhận là trong thời chiến họ phải dùng những lời dao to búa lớn để tuyên truyền, họ thú nhận là đã "cường điệu", mà cường điệu là exagerate, là lớn lối, bịa đặt thêm. Họ bảo phải làm thế để tạo một quan niệm sáng tác gương mẫu, là phải theo hướng sáng tác như thơ của bác, bình dân và trong thơ phải có thép (chiến đấu tính). "Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM úp mở nhận là thơ của mình. Ðám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là ngoài bìa sách ghi năm tác giả bị tù là 29-8-1932 đến 10-9-1933. Trong khi HCM đã bị Quốc Dân Ðảng bắt và cầm tù ở bên Tầu sau gần 10 năm, vào năm 1942 - 1943 thôi. Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507 có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ ràng có sự che giấu, khuất tất. (1) "Ngay Gs Ðặng Thái Mai, bố vợ Võ Nguyên Giáp cũng thắc mắc về soạn niên cuốn nhật ký. Ông là nhà giáo nổi tiếng, một học giả, lúc đó đang nhận nhiệm vụ hiệu đính lại cuốn thơ. Ông đặt câu hỏi thẳng với Hồ Chí Minh là ai dám đề năm tháng kỳ quặc là năm 1932 - 1933, đây lại là tác phẩm của lãnh tụ cao nhất nước ? HCM không trả lời. Sau này bí thế quá, ViệnVăn Học trả lời vắn tắt rằng: Ðề năm 1932 - 33 là sai, phải là năm 1942 - 43 mới đúng. Rằng HCM ghi như thế để đánh lừa quân cai ngục của Tàu. Cách trả lời rất vắn tắt, gượng ép, không có lời giải thích minh bạch, thỏa đáng. (1) "Nói chung tập "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký" có đến sáu phần mười đồng ý với tôi, phần còn lại họ chưa đồng ý. Cuốn sách không dám phản bác lại từng điểm, chỉ có ý xác nhận là bác có biết làm thơ chữ Hán, lờ chuyện đạo văn đi. Ở Việt Nam không ai dám nói tới cuốn sách vạch mặt của tôi nữa. Tuy nhiên các thày cô giáo rất khó trả lời trong giờ ngữ văn, nếu có học sinh hỏi : Sao nghe nói thơ đó không phải là thơ của bác ? (1) "Cũng nhờ vậy, sau vụ tôn vinh hụt, Hà Nội đã chùn lại, không dám tâng bốc quá đáng thơ thẩn của HCM nữa" (Ban Biên tập : Vụ tôn vinh hụt nầy đến năm 2005 thì hoàn toàn bị lật tẩy với các chứng cứ hoàn toàn xác thực. Hiện nay Hà Nội rất lúng túng chuyện trơ trẽn nầy, nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục lừa gạt sinh viên, nhất là học sinh nhỏ tuổi. Xem “Lật Tẩy mạo danh UNESCO lừa gạt 84 triệu Dân VN & Quốc tế” ở Tư liệu Phụ lục 5, 2005) Họ ở thế bị động, phải đấu dịu với Gs Lê Hữu Mục. Ông nói: "Tôi thuộc lòng câu kết tập sách dày cộm của họ : Người ta nói : Bỏ gươm xuống thì thành Phật. Thánh Phaolô khi cầm gươm là kẻ thù của Thiên Chúa giáo. Bỏ gươm xuống là bạn của Thiên Chúa giáo. Tác phẩm của ông Lê Hữu Mục, thực chất là hành động giơ dao lên. Chúng tôi không biết ông sẽ làm gì với con dao đó. Chúng tôi đề nghị ông nên hạ dao xuống thì hơn". Gs Mục cũng không hiểu họ muốn nói điều gì. Giáo sư kết thúc bằng một câu đủ gói ghém câu chuyện khi được hỏi là : Ông nghĩ gì về cái gọi là Tư tưởng HCM, họ thường rêu rao ? - "Tôi không thể nào cho rằng HCM có một tư tưởng. Một tư tưởng lớn đáng bàn đến phải có một hệ thống triết lý, hơn nữa phải có một chương trình hành động sát lý thuyết, sát triết thuyết đó. HCM không có cả hai điều kiện ấy, không thể gọi là tư tưởng được. Chính HCM không nhận mình là một nhà tư tưởng, một nhà thơ. Ông ta thú thực với một nhà báo Pháp là ông ta chỉ là một ký giả thôi. Họ gán cho tôi là tác giả các bài thơ, tôi có làm được nhiều thơ thế đâu!" Thực đúng như nhiều người đã khẳng định: HCM không có tư tưởng, chỉ có khẩu hiệu thôi. Mấy khẩu hiệu đó ai cũng có thể nói được, chế ra được : Ðoàn kết là sống, chia rẽ là chết; Không có gì quý hơn độc lập tự do; Ta nhất định thắng, địch nhất định thua thì đứa con nít lên 5 tuổi cũng nói được. HCM còn "đỡ nhẹ" câu "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" của Tầu ngày xưa. Như thế hiển nhiên là không thể khoác cho HCM chiếc áo huyền thoại được, chỉ đáng gọi là Huyễn Thoại HCM thôi. @ Tinh Vệ (Diệu Tần) (1) Tất cả các cuốn Tiểu sử của HCM do CSVN xuất bản đều ghi tương tự rằng:“HCM bị Chính quyền Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch (TGT) bắt giam 14 tháng khoảng từ 28.8.1942 đến cuối tháng 10.1943, tại 18 nhà lao thuộc 13 huyện, thị trấn, thuộc vùng Quế Lâm, Liễu Châu, Trung Quốc, với những điều kiện giam nhốt cực kỳ khắc nghiệt thối tha, sức khỏe rất yếu, lại phải mang vác đồ đạc để chuyển trại giam liên miên đến 17 lần, tổng cộng phải đi bộ đến hàng ngàn cây số”. Thế mà HCM quá “siêu giỏi” làm được đến 134 bài thơ tuyệt tác bằng chữ Hán, mỗi tháng hơn 10 bài, rồi giả ghi ngoài bìa là từ 29.8.1931 – 10.9.1933 để qua mặt bọn TGT ! Một điều rất quái dị là tất cả quan quân TGT hoặc “quá văn minh lịch sự và quá khờ khạo chưa hề có trên thế giới”, hoặc HCM có phép thần thông “thôi miên mà (che hoặc làm hoa mắt) mắt” bọn quan quân cai ngục TGT cho chúng như mù hết, nên cả một tập thơ khá dày chửi rủa chế độ nhà tù TGT đến như thế, dễ thấy đến như thế mà bọn họ cũng đành bất lực để yên cho “bác” mang vào ra nhà tù như vào ra thư viện đến những 18 lần xuất nhập 18 trại giam! Thật y như Tề Thiên Đại Thánh ! Người mạn phép tác giả viết thêm chú thích nầy đã kinh qua các nhà tù 04 lần (08 trại giam) 01 lần thời Đệ nhị Cộng hòa, 03 lần dưới chế độ Cộng sản sau 1975, thấy rõ : cho dù các CA CSVN hiện nay đã “văn minh độ lượng” đến thế, thì một cái kim, một tờ giấy các tù nhân cũng không sao mang lén vào phòng giam lọt (trừ ra khi được cố ý lờ đi), thì làm sao vào thời TGT rất “gian ác tàn bạo” mà “bác vĩ đại của Dân tộc VN” lại có thể đủ giấy bút mực kim chỉ để làm đến 134 bài thơ, đóng gọn thành một tập khá đẹp, chưa kể hoặc không cần nháp, ngoài bìa còn vẽ hình minh họa hẵn hoi ! Nguyên một chi tiết “khó tin còn hơn chạy bộ lên trời” như thế mà bao nhiêu năm, bao thế hệ “trí thức” miền Bắc (và cả một số học giả ngoại quốc nữa) vẫn cứ “bị bịt mắt” lại mà nghiền ngẫm và ca tụng những “vần thơ trác tuyệt” của “nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại" đại bịp HCM ! Gần đây Ông Lê Văn Ấn đã viết : “Trong tập thơ Ngục Trung Nhật Ký mà Hồ Chí Minh hí hửng giao cho thuộc hạ dịch ra thơ nôm, cho in cả 2 triệu cuốn, phổ biến cho Nhân dân “học tập thơ Bác” có lộ ra bài “Thế Lộ Nan III : Trung thành, ngã bản vô tâm cứu Khước bị hiềm nghi tố Hán gian Xử thế nguyên lai phi dị dị Nhi kim xử thế cánh nan nan ! Giáo sư Lê Hữu Mục dịch : Trung thành, ta vốn lòng không thẹn Lại bị hiềm nghi làm Hán gian Vốn biết là đời không dễ xử Ðến nay càng khó xử muôn vàn ! Bài thơ này là chứng cớ Hồ Chí Minh ăn cắp thơ của một người Hán, vì Hồ Chí Minh là người Việt – nên chỉ làm được Việt gian, làm sao có thể làm được Hán gian !” Thật quá tội nghiệp cho biết bao học sinh và sinh viên VN “thời đại HCM” này đã bị buộc phải nhai nhét bao vần thơ đạo chích ấy!!! Nếu HCM không ăn cắp tập thơ nầy của người khác, thì cũng là ngụy tạo, chắc chắn rõ ràng không thể khác được; cũng chỉ là tuồng một duộc như “Đại tác phẩm dỏm” tự tạo nên hình ảnh “Cha già Dân tộc rất mực thánh thiện”, tự ca tụng mình trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Trần Zân Tiên là “soạn giả” nhưng đích thị chính HCM đại bợm mới là “soạn thật”, đã là “sách gối đầu giường” của bao thế hệ “đoàn thanh niên CS–HCM” và “trí thức” của cả một chế độ CSVN “cực kỳ tối tăm và quá buồn cười” đến độ nhiều học giả gọi là “đống phân tư tưởng HCM...” như Giác Thư của Trần Nhu gửi các Tướng lãnh & Binh sĩ QĐNDVN ngày 01-01-2006.. . Nguồn : Sưu tầm


Last edited by Nguyên Thạch; 10-26-2008 at 06:10 AM.

Reply With Quote

Nguyên Thạch

View Public Profile

Gởi lời nhắn riêng tới Nguyên Thạch

Tìm tất cả các bài bởi Nguyên Thạch

#9

Cũ10-05-2008, 08:55 PM

Sĩ Quan Cấp Tá

Ngày Gia Nhập: Jun 2008

Số Bài: 208

Gởi lời cảm ơn: 21

Được cảm ơn: 2 lần, trong 2 bài viết

DefaultHCM và những chuyện tình ái


Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh Hoanh Thanh Toàn văn bài này, Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh, đã đăng trên số tháng 11-2001 của tạp chí Ðông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Ðông Nam Á), xuất bản tại Nam Ninh. Tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) là nhà sử học, viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, tác giả cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Nhà xuất bản Tân Tinh, Nam Ninh 1990). Bản dịch của Minh Thắng. Theo thông tin từ Hà Nội, một tạp chí sử học có ý đăng bài này, nhưng đã bị chặn lại. Xin xem tiếp ở dưới Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống độc thân suốt thời gian dài lâu nhưng hoàn toàn không phải Hồ chí Minh suốt đời không lấy vợ. Thực ra, Hồ Chí Minh từng có một giai đoạn sống trong hôn nhân chính thức. Ðó là vào thời kỳ những năm 20 đầu thế kỷ XX khi người tiến hành công tác cách mạng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Nói cụ thể là vào tháng 10 năm 1926, Hồ Chí Minh từng lấy cô gái Quảng Châu Tăng Tuyết Minh làm vợ, đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không thể gặp lại nữa. Từ đó, đôi tình nhân ấy, người không bao giờ đi bước nữa, người không một lần nào nữa cưới vợ, mỗi người một phương trời, đều sống độc thân cho đến khi từ biệt cõi đời này." "Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh, quê ở huyện Mai tỉnh Quảng Ðông, sinh tháng 10 năm 1905 ở thành phố Quảng Châu. Thân phụ của Tuyết Minh là Tăng Khai Hoa, thời trẻ một mình đến Ðàn Hương Sơn (Hono-lulu) lúc đầu làm công, sau buôn bán ; khi tích luỹ được ít vốn liếng, trở về nước tiếp tục buôn bán, gia cảnh khấm khá, vui vẻ. Người vợ đầu của ông Tăng Khai Hoa họ Phan, sinh được hai trai một gái. Sau khi bà Phan bị bệnh mất, ông lấy bà vợ kế họ Lương là người huyện Thuận Ðức sinh được 7 cô con gái nữa. Tăng Tuyết Minh là con út, bởi vậy những người quen biết Tăng Tuyết Minh thường gọi cô là " cô Mười ". Khi cô 10 tuổi thì người cha qua đời, để lại một chút bất động sản. Bà Lương thị cùng Tuyết Minh sống qua ngày nhờ vào tiền thuê nhà, gia cảnh không được như trước. Năm 1918, mới 13 tuổi, Tuyết Minh đã bắt đầu theo chị là Tăng Tuyết Thanh, một y sĩ sản khoa, học việc hộ lí và đỡ đẻ. Ðầu năm 1923, người chị ấy đưa Tăng Tuyết Minh đến Phiên Ngu để học Cao đẳng tiểu học. Nửa năm sau, Tăng Tuyết Thanh chẳng may lìa đời, Tăng Tuyết Minh mất đi nguồn chu cấp, ngay tháng 7 năm ấy phải vào trường Hộ sinh Quảng Châu học tập. Tháng 6 năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường trợ sản, được ông hiệu trưởng giới thiệu đến trạm y tế La Tú Vân làm nữ hộ sinh. Chính thời gian này Tăng Tuyết Minh làm quen với Hồ Chí Minh lúc ấy đang tiến hành công tác cách mạng ở Quảng Châu." "(...) Tháng 11 năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu, lấy tên là Lý Thuỵ, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn, trú ngụ tại nhà hàng của ông Bào tại quảng trường Ðông Hiệu. Sau những giờ làm công tác phiên dịch, Hồ Chí Minh dành nhiều thì giờ và tâm sức vào công việc liên kết và tổ chức các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, sáng lập tổ chức cách mạng Việt Nam, huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam trong công tác. Trong thời gian ấy, những thanh niên cách mạng Việt Nam đến Quảng Châu trước như Hồ Tùng Mậu, Lâm Ðức Thụ đều trở thành trợ thủ đắc lực cho Người. Lâm Ðức Thụ cùng người vợ Trung Quốc của ông là Lương Huệ Quần chính là ông mối bà mối cho cuộc hôn nhân của Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh." "Lâm Ðức Thụ vốn tên là Nguyễn Công Viễn, người huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, sinh năm 1890 (cùng tuổi với Hồ Chí Minh). Hồ Chí Minh cùng với gia đình Lâm Ðức Thụ có thể nói là chỗ giao hảo nhiều đời. Hai người quen biết nhau từ thuở thiếu thời, lại cùng chí hướng. Năm 1911, Hồ Chí Minh đến châu Âu tìm chân lí cách mạng, gần như đồng thời, hưởng ứng lời hiệu triệu của nhà chí sĩ chống Pháp lão thành Phan Bội Châu, Lâm Ðức Thụ muốn Ðông du qua Nhật, nhưng khi nổ ra Cách mạng Tân Hợi, Phan Bội Châu tới Trung Quốc, sáng lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu, Lâm Ðức Thụ theo Phan Bội Châu đến Quảng Châu và gia nhập hội đó. Ðầu năm 1922, một số thanh niên nhiệt huyết trong Việt Nam Quang phục hội cảm thấy thất vọng về cánh già bảo thủ nên đã li khai Quang phục hội để lập ra một đoàn thể cấp tiến hơn là Tâm tâm xã. Sau khi đến Quảng Châu, Hồ Chí Minh rất nhanh chóng liên hệ được với Tâm tâm xã và quyết định cải tạo tổ chức này thành một tổ chức cách mạng chân chính của giai cấp vô sản Việt Nam. Hồ Chí Minh vốn quen biết Lâm Ðức Thụ từ trước nên ở Quảng Châu Người coi Lâm là cốt cán có thể tin cậy. "Lâm Ðức Thụ hoạt động ở Quảng Châu một thời gian khá lâu. Ở đây ông đã lấy cô gái Trung Quốc Lương Huệ Quần làm vợ. Mẹ của Lương Huệ Quần là một thầy thuốc đã mở tại thành phố Quảng Châu một dịch vụ y tế. Lương Huệ Quần có làm công tác y tá tại đó. Năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường Bảo sinh trợ sản, qua sự giới thiệu của ông hiệu trưởng đã tới cơ sở dịch vụ y tế của mẹ Lương Huệ Quần làm cô đỡ nên đã nhanh chóng quen biết với Lương Huệ Quần và trở nên thân thiết. Lương Huệ Quần lớn hơn Tăng Tuyết Minh 3 tuổi nên cô thường gọi là " chị Quần ", hai cô đối xử với nhau như chị em ruột. "Lâm Ðức Thụ sau năm 1927 đã từng bước phản bội, ly khai hàng ngũ cách mạng Việt Nam làm không ít điều nguy hại cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam . Nhưng tại thời điểm mấy năm Hồ Chí Minh mới đến Quảng Châu thì ông ta cũng là một thanh niên cách mạng hăng hái có triển vọng. Hồ Chí Minh chẳng những được Lâm Ðức Thụ phối hợp và chi viện trong công tác mà còn được Lâm giúp đỡ cả về mặt kinh tế. Hồ Chí Minh thậm chí đã đem cả chuyện trăm năm của mình phó thác cho Lâm Ðức Thụ. Mùa hè năm 1926, Hồ Chí Minh đề xuất với Lâm Ðức Thụ rằng do việc công quá bận rộn, anh cũng muốn tìm một cô gái Trung Quốc để tiện trong cuộc sống nơi cư trú có người chăm sóc. Lâm Ðức Thụ cùng với vợ là Lương Huệ Quần bàn bạc thấy Tăng Tuyết Minh là đối tượng thich hợp bèn giới thiệu cho Tăng Tuyết Minh và Hồ Chí Minh làm quen với nhau. Hồ Chí Minh sau khi gặp mặt Tăng Tuyết Minh đã rất có cảm tình với cô gái Quảng Châu có gương mặt trái xoan, da trắng nõn điềm đạm, đoan trang, thông minh, sáng dạ, vì vậy sau giờ làm thường hẹn gặp và trò chuyện với cô. Nơi gặp gỡ thường là nhà Lương Huệ Quần. Cảm tình của đôi bên ngày càng sâu sắc, nhanh chóng đi đến trao đổi về hôn lễ. Thời gian này Hồ Chí Minh thường đưa Tăng Tuyết Minh đến nhà hàng của ông Bào để gặp phu nhân họ Bào và tranh thủ ý kiến của bà về việc hôn nhân của họ. Phu nhân họ Bào nhiệt liệt tán thành việc kết hôn của họ. Thế nhưng bà mẹ Tăng Tuyết Minh ngay từ đầu không đồng ý cuộc hôn nhân này vì thấy Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng phiêu lưu bạt xứ, ở không định nơi, con gái lấy người như vậy rồi sẽ khổ đau một đời. Ðúng vào lúc ấy người anh hai của Tăng Tuyết Minh là Tăng Cẩm Tương, sau một thời gian sang Mỹ học tập đã trở về Quảng Châu.Anh gặp Hồ Chí Minh, dùng tiếng Anh trò chuyện, thấy Hồ Chí Minh có học vấn rất tốt, lão luyện và cẩn trọng, lại tâm huyết với sự nghiệp, vì thế anh đã thuyết phục bà mẹ đồng ý với cuộc hôn nhân này." "Hồ Chí Minh gặp Tăng Tuyết Minh luôn luôn. Một mặt, cố nhiên, anh thích tính giản dị, đoan trang, thông minh, chăm chỉ của cô gái ; mặt khác anh cũng cảm thấy cô còn non nớt, cần phải giác ngộ chân lý cách mạng hơn, hiểu đời hơn nữa và nâng cao năng lực hoạt động hơn. Vì vậy anh động viên Tuyết Minh thôi việc nữ hộ sinh ở cơ sở dịch vụ y tế và tham gia học tập ở một lớp huấn luyện vận động phụ nữ. Lúc ấy Ban phụ vận của Trung ương Quốc dân đảng Trung Quốc do Hà Hương Nghi chủ trì, đang dự định mở một cơ sở huấn luyện vận động phụ nữ tại Quảng Châu nhằm bồi dưỡng cán bộ phụ nữ trong nước. Hồ Chí Minh thông qua sự quen biết trực tiếp với các vị Chu Ân Lai, Ðặng Dĩnh Siêu, Lí Phú Xuân, Thái Sướng, xin được hai suất cho Tăng Tuyết Minh và Lương Huệ Quần cùng vào học lớp huấn luyện vận động phụ nữ. Kì ấy, lớp khai giảng ngày 16 tháng 9 năm 1926 và kết thúc vào ngày 16 tháng 3 năm 1927, thời gian học tập là nửa năm. Quảng Châu thời ấy là trung tâm của cách mạng Trung Quốc. Trong quá trình lớp huấn luyện phụ vận tiến hành, người ta chẳng những đã mời không ít các đồng chí có trách nhiệm của Ðảng cộng sản Trung Quốc đến giảng mà còn tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động xã hội. Nhờ được học tập, quả nhiên Tăng Tuyết Minh tiến bộ rất nhanh, trong khoá học, được bạn đồng học là Trịnh Phúc Như giới thiệu, cô đã gia nhập Ðoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa." "Do Hồ Chí Minh lại thúc giục nên hôn lễ của hai người đã được cử hành vào tháng 10 năm 1926. Lúc ấy Hồ Chí Minh 36 tuổi, còn Tăng Tuyết Minh 21. Ðịa điểm tổ chức hôn lễ là nhà hàng Thái Bình trước Ty Tài chính ở trung tâm thành phố. Ðó cũng là địa điểm mà một năm trước đấy Chu Ân Lai và Ðặng Dĩnh Siêu mời khách đến dự lễ kết hôn của mình. Tham dự hôn lễ có phu nhân Bào La Ðình, Thái Sướng, Ðặng Dĩnh Siêu và một bộ phận học viên khoá huấn luyện phụ vận. Phu nhân họ Bào tặng một lẵng hoa tươi. Mấy ngày đầu sau lễ cưới, Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh tạm trú trong Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội, vốn là nơi nghỉ ngơi của Hồ Chí Minh. Lúc ấy, Hồ Chí Minh đang chủ trì khoá huấn luyện chính trị đặc biệt thứ III của Việt Nam, do học viên khá đông nên địa điểm học tập đã chuyển từ Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội đến phố Nhân Hưng ở đường Ðông Cao. Mấy ngày sau Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh dọn đến trú ngụ ở quán của ông Bào, lúc đầu dùng bếp tập thể, sau tự nấu nướng. Hồ Chí Minh bận rộn công tác, mọi việc nhà đều do Tăng Tuyết Minh quán xuyến. Cô chăm sóc chu đáo mọi sự ăn uống, sinh hoạt thường ngày của Hồ Chí Minh, giúp cho anh từ tuổi 21 đã xa nhà bôn tẩu, làm " kẻ phiêu diêu " góc bể chân trời, thì nay sau 15 năm lại có được cảm giác ấm áp " ở nhà mình ". Hồ Chí Minh rất mãn nguyện về cô vợ Trung Quốc của mình. Sau ngày cưới, Hồ Chí Minh từng nhiều lần đàm đạo với Lâm Ðức Thụ, Lương Huệ Quần về vợ mình, đều nói rõ điều đó." Uyên ương chia lìa đôi ngả "Thế nhưng phúc chẳng dài lâu. Ngày 12 tháng 4 năm 1927, mới nửa năm sau khi Hồ Chí Minh với Tăng Tuyết Minh kết hôn, Tưởng Giới Thạch phản bội cách mạng, phát động cuộc chính biến phản cách mạng tại Thượng Hải, tình thế ở Quảng Châu cũng chuyển biến theo. Trước đó, chính phủ Quốc dân đã rời tới Vũ Hán. Trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên cũng rời tới Vũ Hán. Và tất nhiên, Hồ Chí Minh cũng phải chuyển đến Vũ Hán. Trung tuần tháng 5, Hồ Chí Minh lưu luyến chia tay với Tăng Tuyết Minh, trước lúc lên đường dặn đi dặn lại Tăng Tuyết Minh : "Em phải bảo trọng, đợi tin tức của anh ; ổn định nơi chốn một chút là anh đón em ngay ". Thế rồi, Hồ Chí Minh rời Quảng Châu, chuyển đến Vũ Hán, rồi lại chuyển đến Thượng Hải, đi đường Hải Sâm Uy, khoảng giữa tháng 6 năm 1927 đến Mạc Tư Khoa. Sau đó, Hồ Chí Minh lại vội vàng đến Ðức, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Italia... tạm ngừng công tác, cuối cùng, tháng 8 năm 1929, đến Thái Lan. "Do Tưởng Giới Thạch phản bội, thành Quảng Châu rơi vào giữa một cuộc khủng bố trắng. Sau khi chia tay với Hồ Chí Minh, Tăng Tuyết Minh một mình về sống với mẹ và những người thân. Trong hai năm, từ tháng 7 năm 1927 đến tháng 6 năm 1929, Tăng Tuyết Minh vào trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á học tập. Thời gian đầu, cô còn giữ được liên hệ với một số đồng chí cách mạng quen biết ở cơ sở huấn luyện phụ vận. Về sau do Quốc dân đảng ngày càng đàn áp tàn bạo các đảng viên cộng sản, các đồng chí mà Tăng Tuyết Minh quen biết đều rời Quảng Châu, mối liên hệ về tổ chức của cô với đoàn viên Ðoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa Trung Quốc cũng bị gián đoạn. Tháng 7 năm 1929, Tăng Tuyết Minh rời Quảng Châu, về quê nhà của mẹ ở Thuận Ðức, làm nữ hộ sinh tại một trạm y tế tư ở thị trấn Lặc Lưu. Ðầu năm 1930, cô lại chuyển đến làm nữ hộ sinh ở y xá Quần An của Dư Gia Viên, thị trấn Lạc Tòng, huyện Thuận Ðức. "Thời gian này, Hồ Chí Minh có hai lần nhờ người mang thư và gửi thư liên hệ với Tăng Tuyết Minh, nhưng đều không kết quả. [...] Sau khi đến Thái Lan, HCM lấy tên là Ðào Cửu, tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cách mạng trên đất Thái Lan. [...] đã hơn một năm Hồ Chí Minh ly biệt với Tăng Tuyết Minh, nhớ nhung da diết. Nơi đây cách Trung Quốc tương đối gần, nhờ người chuyển thư cũng tiện, bèn cầm bút viết thư cho Tăng Tuyết Minh. Hồ Chí Minh cũng nghĩ đến thời cuộc biến loạn, tình huống thiên biến vạn hoá, thư có đến được tay vợ hay không, thật khó dự đoán. Vì vậy, anh quyết định dùng lời lẽ ngắn gọn, hàm súc viết một bức thư ngắn, bảo cho biết mình vẫn bình an và thăm hỏi người thân. Nội dung bức thư đó như sau : "Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Anh trai vụng về, Thuỵ ". Phiên âm Dữ muội tương biệt, Chuyển thuấn niên dư, Hoài niệm tình thâm, Bất ngôn tự hiểu. Tư nhân hồng tiện, Dao ký thốn tiên, Tỷ muội an tâm, Thị ngã ngưỡng (*) vọng. Tinh thỉnh Nhạc mẫu vạn phúc. Chuyết huynh Thuỵ Cùng em xa cách Ðã hơn một năm Thương nhớ tình thâm Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió Vắn tắt vài dòng Ðể em an lòng Ấy anh ngưỡng vọng. Và xin kính chúc Nhạc mẫu vạn phúc. Anh ngu vụng : Thuỵ (Bản dịch của N.H.Thành ) Thư của Nguyễn ái Quốc (Lý Thuỵ) gửi Tăng Tuyết Minh, bị Mật thám Ðông Dương chặn được ngày 14.8.1928, hiện tàng trữ tại C.A.O.M. (Aix en Pro-vence). Xuất xứ : Daniel Hémery, HOCHIMINH De L'Indochine au Vietnam , Gallimard, Paris 1990, tr.145. *) Sau khi do dự giữa sở và ngưỡng, ông Nguyễn Hữu Thành đã chọn phiên âm là ngưỡng. Ba nhà Hán học khác thì cả quyết là sở và cho biết đó là tự dạng cổ. Bất luận thế nào, sở vọng hay ngưỡng vọng ở đây đều nói lên ý ước mong. "[...] Không rõ người mang thư sơ suất, hay là anh ta vốn dĩ không thể tin cậy, mà bức thư đó đã nhanh chóng lọt vào tay cơ quan mật thám Pháp ở Ðông Dương, cuối cùng thành vật lưu trữ tại Cục hồ sơ can án quốc gia của nước Pháp. Năm 1990, trong dịp kỷ niệm 100 năm sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Gallimard ở Pháp đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - từ Ðông Dương đến Việt Nam, giữa tranh ảnh minh hoạ trong sách có bản in chụp bức thư bằng Trung văn nói trên của Hồ Chí Minh gửi cho vợ, với những dòng thuyết minh : “Thư của Nguyễn ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) viết cho vợ. Chuyển tới cơ quan đặc vụ Ðông Dương ngày 14 tháng 8 năm 1928 ”. [...] Một tác giả tên là Bùi Ðình Kế trên báo Nhân Dân của Việt Nam, số ra ngày 19 tháng 5 năm 1991 đã dẫn lại bức thư đó trong bài nhan đề "Về một tài liệu liên quan sinh hoạt cá nhân của Nguyễn Ái Quốc." Bài báo đã phân tích và phỏng đoán bức thư đó liệu có phải của Hồ Chí Minh hay không. Tuy nhiên, đã không đưa ra được kết luận rõ ràng. Thực ra, bức thư đó chính xác là do Hồ Chí Minh viết. Một là, đối chiếu với những thư cảo Trung văn của Hồ Chí Minh thì bức thư đó hoàn toàn ăn khớp với bút tích của HCM. Hai là, lúc Hồ Chí Minh viết bức thư đó cách thời điểm chia tay với Tăng Tuyết Minh đúng là hơn một năm như nói ở trong thư. Ba là, tên ký dưới thư Thuỵ đúng là bí danh Hồ Chí Minh dùng trong thời gian ở Quảng Châu. Bốn là, Tăng Tuyết Minh từ nhỏ mất cha, chỉ có mẹ lúc ấy còn sống, và Hồ Chí Minh nắm rõ điều đó, nên trong thư chỉ vấn an nhạc mẫu. Căn cứ những điều trên, bức thư đó do Hồ Chí Minh viết, không còn nghi ngờ gì nữa. Thư viết xong đã rơi vào tay mật thám Pháp, đó là điều Hồ Chí Minh đã không thể lường trước được. "Lúc ấy, Hồ Chí Minh công tác ở Thái Lan đến tận tháng 11 năm 1929. Sau đó, Người được Quốc tế Cộng sản cử đến Hương Cảng, triệu tập hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản. " Hội nghị thống nhất " đã khai mạc tại Hương Cảng ngày 3 tháng 2 năm 1930, chính thức tuyên bố thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam. Sau hội nghị, tháng 3 năm đó Hồ Chí Minh trở lại Thái Lan, tháng 4 lại đến Hương Cảng. Sau, nhiều lần lại từ Hương Cảng đến Thượng Hải, tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cách mạng trong Việt kiều tại tô giới Pháp ở Thượng Hải. Lúc ấy, các đảng viên cộng sản Việt Nam Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng... cũng đang hoạt động trong Việt kiều ở Thượng Hải. Ðầu tháng 5 năm 1930, Hồ Chí Minh lại viết một bức thư nữa từ Thượng Hải gửi Tăng Tuyết Minh. Bức thư này gửi qua Quảng Châu cho Tăng Tuyết Minh lúc ấy đang làm nữ hộ sinh ở cơ sở dịch vụ y tế tại Gia Dư Viên, thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Ðức. Nội dung yêu cầu Tăng Tuyết Minh mau mau đến Thượng Hải đoàn tụ. Trong thư có hẹn kỳ hạn và nói rõ nếu quá hạn đó mà Tăng Tuyết Minh không đến sẽ đành một mình xuất ngoại. Thế nhưng, với cả bức thư này nữa, cũng đã xảy ra chuyện ngoài ý muốn, Tăng Tuyết Minh cũng không sao nhận được. Tài liệu hồi ức do Tăng Tuyết Minh viết cũng như lời kể lại của bà qua thư từ trao đổi với tác giả bài này đều nói tới hoàn cảnh của sự cố này. "Hoá ra, tháng 7 năm 1929 Tăng Tuyết Minh sau khi đã rời Quảng Châu, làm nữ hộ sinh ở trạm y tế của bác sĩ Dư Bác Văn mới mở ra ở thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Ðức, đến cuối năm. Ðầu năm sau, cô lại chuyển đến làm nữ hộ sinh tại y xá Quần An của Sa Khiếu ở thị trấn Lạc Tòng cũng huyện Thuận Ðức. Bức thư của Hồ Chí Minh chuyển đến cho trạm y tế của Dư Bác Văn ở thị trấn Lặc Lưu thì lúc ấy Tăng Tuyết Minh đã rời đi rồi. Trưởng trạm y tế Dư Bác Văn chẳng những không kịp thời chuyển thư đến Tăng Tuyết Minh mà ngược lại còn tự ý mở thư trước mặt vợ mình, lại còn gọi thêm cả nữ y sĩ Hoàng Nhã Hồng, xem trộm nội dung thư, sau đó đem đốt đi. Nửa năm sau khi xảy ra chuyện đó, Tăng Tuyết Minh trở lại Quảng Châu thăm mẹ và nhận lời mời đến dự lễ khai trương cơ sở y tế tại nhà một bạn đồng học cũ. Tại đây cô bất ngờ gặp laại nữ y sĩ HoàngNhã Hồng, người đã từng làm việc cùng tại thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Ðức. Nữ y sĩ đó đã đem toàn bộ sự việc tuôn ra hết ngọn ngành. Lúc ấy so với thời hạn Hồ Chí Minh hẹn gặp nhau ở Thượng Hải thì đã qua nửa năm. Tăng Tuyết Minh chỉ còn biết kêu khổ khôn nguôi, nuốt nước mắt vào lòng. Như vậy con người kia đã gieo tại hoạ khiến Tăng Tuyết Minh mất đi cơ hội được trở lại bên chồng, cũng gây cho cô một bi kịch suốt đời trong tương lai. "Ðến cuối năm 1931, rốt cuộc Tăng Tuyết Minh cũng có được một cơ hội gặp Hồ Chí Minh nhưng lại là tại toà án của nhà đương cục Anh ở Hương Cảng xét xử Hồ Chí Minh. Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy Hồ Chí Minh từ rất xa, còn Hồ Chí Minh thì hoàn toàn không biết vợ mình có mặt tại toà. Cuối những năm 20 - đầu 30 hoàn cảnh của các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tại Hương Cảng rất tồi tệ. Trong hàng ngũ cách mạng có kẻ phản bội, các cơ sở bí mật bị phá hoại, chính quyền thực dân Pháp và nhà đương cục Anh ở Hương Cảng cấu kết với nhau bắt bớ các chiến sĩ cách mạng. Hồ Tùng Mậu bị các nhà đương cục Anh bắt rồi giao cho mật thám Pháp " dẫn độ " về Việt Nam giam cầm. Hồ Chí Minh cũng bị các nhà đương cục Anh bắt ngày 5-6-1931, lí do là làm tay sai cho hội Lao Liên, âm mưu tiến hành hoạt động phá hoại tại Hương Cảng. Sau khi Hồ Chí Minh bị bắt, Quốc tế Cộng sản thông qua hội Chữ thập đỏ quốc tế kêu gọi cứu giúp. Tổ chức đó lại mời một luật sư tiến bộ người Anh ở Hương Cảng là ông Loseby bào chữa cho Hồ Chí Minh. Sau vài tháng bị giam giữ, Hồ Chí Minh bị đưa ra xét xử. Lần này đến Hương Cảng, Người lấy bí danh là Tống Văn Sơ. Nhưng sau khi bị bắt nhà đương cục Anh đã phát hiện đó chính là Lý Thuỵ, cũng tức là Nguyễn Ái Quốc. Lúc ấy rất nhiều báo Hương Cảng đưa tin. Cùng thời gian này, thân mẫu Tăng Tuyết Minh đang bị bệnh. Cô cùng mẹ đến Hương Cảng trú tại cơ sở chữa bệnh của anh cả là Tăng Cẩm Nguyên. Ðọc được tin toà sẽ xét xử chồng mình là Lý Thuỵ liền nhờ bạn bè cũ cùng đến toà. Người đến dự thính xét xử rất đông. Tăng Tuyết Minh phải ngồi nghe cách xa phòng xử án. Nhìn thấy hình dáng tiều tuỵ của người chồng xa cách đã năm năm mà lòng khôn ngăn trăm mối ngổn ngang. Nhưng do khoảng cach khá xa, lại giữa toà ánm vợ chồng chẳng những vô phương trò chuyện mà Hồ Chí Minh thậm chí chắc chắn không hề biết Tăng Tuyết Minh đang ở trước mắt mình. Tăng Tuyết Minh muốn đến thăm nom nhưng có lời truyền ra rằng đây là một trọng phạm chính trị không được phép thăm hỏi, gặp gỡ. Tăng Tuyết Minh hỏi dò nhiều nơi và biết được rằng hội Hồng thập tự quốc tế và luật sư Loseby đang tìm cách cứu Hồ Chí Minh, tình cảnh có lẽ cũng sẽ chuyển biến, đành cùng thân mẫu trở về Quảng Châu, lòng hoang mang không biết làm sao. "Tháng 2 năm 1932, thân mẫu Lương thị của Tăng Tuyết Minh bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Tăng Tuyết Minh chuyển đến công tác ở y xá Quần An ở huyện Ðông Hoàn, vốn là cơ cấu phân chi của y xá Quần An huyện Thuận Ðức, vẫn làm nữ hộ sinh. Lúc này, cha mẹ cô đều đã mất, anh em đông nhưng người thì đi xa, người thì chết sớm, Tăng Tuyết Minh côi cút độc thân, thật là buồn khổ. Năm 1943, sau tiết xuân, thầy giáo cũ là Trương Tố Hoa mở tại đường Long Tân ở Quảng Châu một phòng chẩn trị, có lời mời Tăng Tuyết Minh đến giúp sức. Cô bèn xin thôi việc ở Ðông Hoàn, đến phòng chẩn trị của Trương Tố Hoa làm nữ hộ sinh và làm việc ở đó cho đến tận ngày (Trung Quốc) giải phóng. Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, chính phủ tiến hành cải tạo và chỉnh đốn các cơ sở kinh tế tư nhân, thành lập các trạm vệ sinh bảo vệ sức khoẻ tại các khu. Tăng Tuyết Minh hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ, đã đến công tác tại trạm số 8 ở khu vực phía Tây. Về sau trạm này đổi gọi là Viện Vệ sinh Kim Hoa (nay là Viện Y học Trung y khu Lệ Loan). Tăng Tuyết Minh công tác ở đó, hành nghề nữ hộ sinh đến tận năm 1977 khi về hưu." Thế là từ sau lần trông thoáng thấy chồng ở Hương Cảng, không bao giờ Tăng Tuyết Minh gặp lại Nguyễn Ái Quốc nữa. Theo tác giả Hoàng Tranh, tháng 5-1950, thấy hình Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Nhân dân Nhật báo cùng với tóm tắt tiểu sử, bà tin chắc Hồ Chí Minh chính là chồng mình, nhất là sau khi tìm mua được cuốn Truyện Hồ Chí Minh (nhà xuất bản Tân Hoa). Bà đã "báo cáo với tổ chức", đồng thời gửi mấy bức thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan. Những bức thư ấy "đều như đá chìm biển khơi (...) thậm chí chúng có được gửi ra khỏi Quảng Châu hay không là điều còn đáng hoài nghi ". Tuy nhiên, một cán bộ lãnh đạo Quảng Châu đã tới gặp Tăng Tuyết Minh, trao cho bà lá thư của bà Thái Sướng (một trong những người đã tới dự tiệc cưới năm 1926 cùng với bà Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai) " chứng thực Hồ Chí Minh chính là Lý Thuỵ cũng tức là chồng Tăng Tuyết Minh ". Cán bộ này cũng " giải thích (...) lý do tại sao không tiện liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, hy vọng Tăng Tuyết Minh hiểu và lượng thứ việc này, yên tâm công tác ". Vẫn theo sử gia Hoàng Tranh thì về phần mình, Hồ Chí Minh đã "từng thông qua Tổng lãnh sự ViệtNam tại Quảng Châu dò tìm tăm tích của Tăng Tuyết Minh, năm 1960 lại nhờ Bí thư Trung Nam cục Ðào Chú dò tìm dấu vết của bà" song "việc trên đương nhiên không thể có bất kỳ kết quả gì " vì "điều này vào thời ấy hoàn toàn không kỳ lạ ". Bà Tăng Tuyết Minh đã "yên tâm công tác ” cho đến năm 1977 mới về hưu, sau 52 năm tận tuỵ với nghề nữ hộ sinh. Theo Hoàng Tranh, gia đình bà theo đạo Công giáo từ đời ông nội, và bà "thường xuyên đi lễ ở giáo đường". Bà "có thói quen ăn uống đạm bạc, không dùng cá thịt", cuộc sống "vô cùng giản dị", "luôn vui vẻ giúp người "... "11 giờ 15 phút ngày 14 tháng 11 năm 1991, sau 86 năm trải qua con đường đầy lận đận long đong, tại nơi cư ngụ [687 đường Long Tân Ðông, Quảng Châu], cụ bà Tăng Tuyết Minh đã bình yên nhắm mắt, thanh thản trút hơi thở cuối cùng". Hoanh Thanh Ghi chú: Bài này là do phe "cộng sản" đăng tải và chuyển dịch .. chứ chẳng phải từ phía "tự do" ... Nguồn : Sưu tầm


Default


HCM - 1938 HỒ CHÍ MINH và cuộc sống thánh thiện Từ khoảng mùa hè 1946, trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang tiếp diễn tại Nam Bộ, hầu như khắp các thôn xã miền Bắc thường xuyên có những buổi tập họp dân chúng vào ban đêm để liên hoan văn nghệ hoặc sinh hoạt chính trị mà Võ Nguyên Giáp đã mô tả: “Từ thành thị đến làng quê, đâu đâu cũng cờ mở trống giong, ngày mít tinh, đêm khai hội. Vùng nông thôn Việt Nam lâu đời yên tĩnh chưa bao giờ sôi nổi, rộn ràng như vậy.” (1) Những buổi tập họp bao giờ cũng mở đầu bằng màn trình diễn có tên “Suy tôn Bác Hồ”. Sau lời hô ra lệnh, đèn sân khấu vụt tắt và hai thanh niên để mình trần, đầu chít khăn quì gối giơ cao hai ngọn đuốc trước chân dung Hồ Chí Minh trên bàn thờ Tổ Quốc. Trong ánh đuốc bập bùng, một giọng hùng tráng cất lên kể công ơn lãnh tụ với những lời cuối cùng vang dội: “Hồ Chí Minh, Người là ông Thánh Sống!” Nối theo tức khắc là bản đồng ca quen thuộc: “Đúc gươm thiêng vung cho nước nhà, Dắt dân Việt đi tới đích xa, Hồ Chí Minh, anh hùng bao năm luôn tranh đấu, Thắng gian nguy, tranh công đầu ... Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!…” Màn suy tôn được lập lại không ngừng đêm này qua đêm khác, năm này qua năm khác, thôn này qua thôn khác… đã tạo trong trí tưởng đa số dân quê một hình tượng lãnh tụ phi phàm sánh ngang thần thánh. Hình tượng này còn được liên tục tô chuốt mỗi ngày bằng những chuyện kể về “sự dị thường của Bác” với cặp mắt có hai con ngươi, với tình thương bao la như trời biển chỉ nghĩ tới nhân dân, với cuộc sống hy sinh trọn vẹn mọi sinh thú bản thân để dồn hết tâm lực cho đất nước… và đã xuất hiện nơi không ít tác phẩm viết về Hồ Chí Minh cho tới nay. Với Duiker, “ông Hồ đã chiếm được một chỗ trong ngôi đền thờ những anh hùng cách mạng từng đấu tranh mạnh mẽ để những người cùng khổ trên thế giới có được tiếng nói đích thực của họ” Với Halberstam, “Hồ Chí Minh là anh hùng số một, anh hùng duy nhất của Việt Nam … là hiện thân cuộc cách mạng của dân tộc ông đối với dân tộc ông và cả đối với thế giới… là nhà ái quốc vĩ đại nhất Việt Nam ở thế kỷ 20”. Với Douglas Pike, “Hồ Chí Minh có tài về tổ chức, tận tụy hy sinh, chí công vô tư, lo trước dân, hưởng sau dân ...”. Với nữ ký giả Hélène Tourmaire:“Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong dáng dấp rất tự nhiên”. Với Phạm Văn Đồng: “Một con người phi thường và xuất chúng, năng động và linh hoạt trong mọi ứng biến, minh khiết và thanh thản trong tâm hồn và phong độ, người của chủ nghĩa nhân đạo trong ý nghĩa đầy đủ nhất, nhà chiến lược, nhà lãnh đạo, nhà tổ chức, đồng thời là nhà văn hóa, nhà báo, nhà thơ lớn.” Bùi Tín xác định kỹ hơn: “Cá nhân tôi kính trọng ông Hồ Chí Minh…Đây chính là con người thẳng thắn lương thiện (honnête), sống rất giản dị, yêu thích trẻ con và dễ gần gụi với những người hèn mọn nhất (humbles)... Tôi cực lực bác bỏ giả thuyết cho rằng đó chỉ là cái tài đóng kịch của ông.” Nhưng, chính trong tác phẩm của Duiker, Douglas Pike, Halberstam, Bùi Tín … cuộc sống và con người Hồ Chí Minh đã được diễn tả ra sao? Duiker đã kể về đời tư Hồ Chí Minh với một loạt người tình và vợ như Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân vv... một cô ở Pháp, vài cô ở Nga và cả chuyện Hồ Chí Minh vào lúc cuối đời nhờ một cán bộ cao cấp Trung Cộng giới thiệu cho một cô gái trẻ để hưởng tuổi già... Duiker còn nêu rõ liên hệ tình cảm giữa Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Minh Khai là một bí ẩn rắc rối nhất trong đời ông Hồ do Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong. Halberstam ca ngợi Hồ Chí Minh có thủ đoạn hơn người để quét sạch các phần tử đối địch gồm hầu hết là những người yêu nước kể cả người được kính ngưỡng như Phan Bội Châu bằng cách báo cho mật thám Pháp bắt hoặc cho thủ hạ tàn sát sau khi phao vu là lưu manh, phản quốc… Douglas Pike nhắc lại những sự việc đã được Halberstam đề cập và kể thêm: “Theo các nguồn tin đáng tin cậy, ngày thế chiến II bùng nổ (1-9-1939) có kẻ trao cho mật thám Pháp ở Saigon đầy đủ danh sách của nhóm Đệ Tứ với bí danh và địa chỉ của từng người kể cả nơi cư trú địa phương trên toàn quốc. Chỉ trong vài giờ cảnh sát Pháp đã tóm hết các lãnh tụ đầy đi New Hebrides , New Caledonia , Madagascar và những thuộc địa khác của Pháp xa Đông Dương... Sau này nhiều sử gia và các chuyên gia về chính trị quả quyết chỉ có Cộng Sản Việt Nam có tài liệu và khả năng làm một việc có tính tình báo chiến thuật đó.” Và, Douglas Pike tán đồng nhận định của Halberstam với kết luận: “...Hồ luôn luôn chứng tỏ là kẻ đại tài về xảo trá và tàn bạo”. (2) Riêng Bùi Tín phát biểu: “Hồi 1945, mới 55 tuổi, ông tự nhận là cha già dân tộc và xưng Bác với đồng bào trong đó có cả cụ già 70, 80 tuổi là không ổn… Ông viết về bản thân mình, ký tên là Trần Dân Tiên và T. Lan tự khen mình là vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, tự nói về mình rằng: “Bác Hồ rất khiêm tốn, người không bao giờ muốn nói đến bản thân mình” thì thật mỉa mai đến buồn cười!” (3) Dù thành tâm ngưỡng mộ cách nào, những tác giả trên cũng không thể tô điểm cho Vị Thánh Sống của mình bằng những sự việc đã kể. Bởi tất cả những sự việc đó chỉ phản ảnh một tính cách đối nghịch cùng cực với những điều tốt đẹp. Chỉ nhìn riêng về cuộc sống tình cảm riêng tư, các tác giả đã ghi nhận hoặc không dám chối bỏ việc ngoài rất nhiều người tình, Hồ Chí Minh ít nhất đã chung sống như vợ chồng với 5 người phụ nữ: 1– Trong Từ thực dân đến cộng sản, Hoàng Văn Chí thuật theo lời kể của Nguyễn Khánh Toàn, cho biết trong thời gian học ở Liên Xô, Hồ Chí Minh cũng như Nguyễn Khánh Toàn đã được Quốc Tế Cộng Sản cấp cho một người Nga làm vợ hờ. Vì Hoàng Văn Chí chỉ nói theo Ngưyễn Khánh Toàn rằng có một cô vợ hờ, mà không nói tên, tuy cũng có người bảo Vera Vasilieva là người tình của Hồ nhưng khó tin vì cô này là cán bộ cao cấp, người từng bao che bênh vực Hồ. 2– Năm 2001, sử gia Trung Cộng, giáo sư Hoàng Tranh, viết một bài báo dài kể lại rất nhiều chi tiết về việc Hồ Chí Minh chính thức lập hôn thú với một nữ hộ sinh người Trung Hoa theo Kitô giáo tên là Tăng Tuyết Minh mới 21 tuổi. Tiệc cưới được tổ chức vào tháng 10-1926 tại nhà hàng Thái Bình ở Quảng Châu là nơi trước đó Chu Ân Lai đã làm lễ cưới với Đặng Dĩnh Siêu. Năm 1927, khi Tưởng Giới Thạch bắt đầu diệt cộng, Hồ Chí Minh phải cùng với Borodin trở về Liên Xô, không kịp liên lạc với vợ nhưng Tăng Tuyết Minh vẫn một lòng chung thủy ở vậy chờ chồng cho đến khi lâm chung vào tuổi 91. Nhiều lần bà đã gửi thư cho sứ quán Cộng Sản Việt Nam ở Trung Quốc (lúc ấy do Hoàng Văn Hoan làm đại sứ), cũng như nhờ người chuyển thư sang Hà Nội, khi biết tin chồng bà đã thành chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhưng không bao giờ có hồi âm. Theo Pierre Brocheux, người mối lái cho đám cưới này là Lý Huệ Quần, vợ Lâm Đức Thụ vì Tăng Tuyết Minh rất thân với Lý Huệ Quần. Brocheux ghi theo một tài liệu cho biết chính Lâm Đức Thụ đã kể lại như sau: “Tháng 10 năm 1926, Lý Thụy, tức Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh đã thành hôn với một nữ hộ sinh đồng môn với vợ tôi. Nguyễn Hải Thần và Lê Hồng Sơn không tán thành cuộc hôn phối này nên tìm cách chống. Nhưng Lý Thụy đã trả lời: “Tôi cứ lấy vợ, bất chấp các anh không chấp thuận, vì tôi cần một người đàn bà dậy tiếng Trung Hoa cho tôi và săn sóc việc nhà.” (4) 3– Nguyễn Thị Minh Khai, theo thông tin chính thức của Đảng, là vợ của Lê Hồng Phong, nhưng William J. Duiker và cả Bùi Tín đều nhắc các tài liệu cho biết từng có thời gian là vợ Hồ Chí Minh vào khoảng 1934-1935. Riêng nhà báo Việt Thường nói Hồ Chí Minh (khi đó còn mang tên Lin và Nguyễn Ái Quốc) đã làm hôn thú với Nguyễn Thị Minh Khai, mặc dù cô này đã hứa hôn với Lê Hồng Phong. Hồ Chí Minh đoạt vị hôn thê của đồng chí trong thời gian Minh Khai thụ huấn lớp đào tạo cán bộ do Hồ Chí Minh phụ trách ở Hồng Kông. Theo Việt Thường, cô con gái của Nguyễn Thị Minh Khai hiện sống ở Saigon và được nói là con của Lê Hồng Phong chính là con của Hồ Chí Minh. Sophie Quinn-Judge, tác giả cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh mới nhất, người đã trực tiếp nghiên cứu các tài liệu mới được giải mật ở văn khố Liên Bang Nga cũng cho biết chính Minh Khai đã khai trong lý lịch bà là vợ của Lin (bí danh Hồ lúc ấy). 4– Trong Một Cơn Gió Bụi, sử gia Trần Trọng Kim ghi: “Khoảng tháng 9-1944, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội dời về Quảng Tây và cho Hồ Chí Minh về Bách Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt. Sau đó Hội cho Hồ Chí Minh cùng 22 đảng viên phần nhiều là người trong đảng Phục Quốc về nước để khởi sự hành động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người về sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh. 5– Cô Xuân (5) là người phụ nữ thứ năm sống như vợ chồng với Hồ Chí Minh. Cô Xuân thuộc sắc tộc Nùng, người huyện Hòa An, Cao Bằng, đầu năm 1955, được tuyển “đưa về Hà Nội phục vụ Bác Hồ” và được bố trí sống tại ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm. Liên hệ giữa Hồ Chí Minh và cô Xuân gần như không ai biết, ngoại trừ Trần Quốc Hoàn lúc đó là Bộ Trưởng Công An, có nhiệm vụ đưa đón cô Xuân ra vào Phủ Chủ Tịch. Năm 1956, cô Xuân sinh con trai, được Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Tất Trung, nhưng Hồ Chí Minh không đồng ý cho cô Xuân vào sống tại Phủ Chủ Tịch như vợ chính thức. Khoảng hơn 3 tháng sau, đầu năm 1957, người ta tìm thấy một xác chết ở dốc Cổ Ngư, đưa về bệnh viện Việt Đức nhận dạng là xác cô Xuân và được chôn cất vội vã theo lệnh của Trần Quốc Hoàn. Chuyện cô Xuân được Nguyễn Minh Cần và Vũ Thư Hiên ghi lại với nhiều tình tiết và nêu tên nhiều người liên hệ. Nguyễn Minh Cần lúc đó là Phó Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chính Hà Nội đã kể: “Hôm đó, vào mùa xuân năm 1957, tôi đang thường trực thì anh Nguyễn Quốc Hùng, thành ủy viên, tới báo cáo có vụ xe cán chết người trên đường Nhật Tân, công an báo cáo người bị cán đã là một xác chết. Anh em công an nói chiếc xe mang biển số của Phủ Chủ Tịch. Mấy hôm sau tôi có hỏi anh Trần Danh Tuyên, bí thư thành ủy, về vụ này thì anh ta nói “Vụ đó giải quyết xong rồi”. Trong Đêm giữa ban ngày, Vũ Thư Hiên kể: “Tôi nhớ một buổi chiều thu 1964, cha tôi đột nhiên bảo tôi: – Con lấy xe đưa bố đi một lát…. Cha tôi sai tôi chở ông lên đường Cổ Ngư cũ về phía Chèm. Tới dốc lên đê, ông bảo tôi dừng xe. Châm một điếu thuốc, ông chọn chỗ cỏ sạch để ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên ông… – Con nhớ lấy chỗ này, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ xuống – cha tôi chỉ tay về phía trước – Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch mà rồi đây con phải tìm hiểu để mà viết. Nó là tấn thảm kịch có tính chất tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nền đạo đức và rộng ra, của cả một thời đại. Mắt cha tôi mờ đi. Giọng ông đứt quãng. – Con không hiểu bố muốn nói gì. – Lúc này con không hiểu cũng được. Hiểu bây giờ vừa sớm vừa nguy hiểm. Việc của bố là đánh động trí nhớ của con, bắt nó ghi lại một lời nói không rõ ràng để đừng quên sau này … Ông Nguyễn Tạo (6) đã giải đáp cho tôi câu hỏi đó, nhiều năm về sau: – Bố anh không muốn kể vì vào thời kỳ câu chuyện xẩy ra bố anh không còn làm việc với Bác Hồ nữa, bố anh e mình không nắm rõ, không trực tiếp biết sự việc, không biết chi tiết, kể sẽ không đầy đủ, không khách quan. Hoặc giả, bố anh sợ anh biết câu chuyện quá sớm thì hại cho anh … Nhưng bố anh muốn anh biết để có lúc anh sẽ phải viết ra. Bố anh bảo tôi kể cho anh nghe cũng không ngoài ý đó… – Vậy chuyện gì đã xảy ra ở dốc Chèm, thưa bác? – Một vụ án mạng oan khuất. – Ở chính nơi bố cháu chỉ cho cháu? – Ở đó. Có một người đàn bà bị xe cán chết, hay nói cho đúng hơn, cán xác của người đó. – Một hiện trường giả? – Chính là như vậy…Người đàn bà này bố anh cũng biết, tên là Xuân, quê ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng. Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa, được Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Trung Ương tuyển vào trông nom sức khỏe cho Bác Hồ… – Thời gian nào, thưa bác? – Sau khi hòa bình lập lại, khoảng năm 1955…Cùng được tuyển với cô Xuân còn có hai người em gái cô ta, một em ruột, một em họ cũng là con cái gia đình gốc gác cách mạng cả. Họ được bố trí ở trong một ngôi nhà ở phố hàng Bông Thợ Nhộm, sát đường Quang Trung. Thông thường, Trần Quốc Hoàn tự thân đưa cô Xuân vào gặp Bác rồi đưa về… – Mỗi lần như vậy bà ta ở lại bao lâu? – Không chừng. Có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm. Cô Xuân rất được lòng Bác. Họ có với nhau một con trai, được đặt tên Trung, Nguyễn Tất Trung. Về sau, trước khi Bác mất Bác ủy thác thằng Trung cho Vũ Kỳ chăm sóc, coi như con nuôi… Tôi sững sờ. Lại thêm một bí mật tôi được biết trong những bí mật cung đình được giữ rất kín. – Như vậy, có thể coi bà Xuân là bà hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ? – Có thể coi là như vậy. Và là bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt Nam . Bất hạnh vì không một ngày được thừa nhận là hoàng hậu, vì đẻ ra đứa con không được gọi cha ruột của nó bằng cha… Tất cả diễn ra trong sự lén lút nhục nhã… – Ai đã giết bà Xuân? – … Ta hãy ghi nhận sự việc này: Vào một buổi sáng mùa Xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ mà bị chôn cất vội vã theo lệnh của Trần Quốc Hoàn… – Rồi sau thì sao? – Chưa hết. Sau, em ruột cô Xuân bị điều đi học một lớp y tá ở Thái Nguyên rồi bị đưa về Cao Bằng điều trị bệnh… thần kinh. Ít lâu sau, xác cô nổi lên ở một cây cầu trên sông Bằng Giang…Cô em gái họ cũng biến mất. Như vậy cùng một thời gian, cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng…” (7) Theo Nguyễn Minh Cần, Trần Quốc Hoàn nhiều lần đến nhà cô Xuân để hãm hiếp cô từ ngày 6-2-1957 tới ngày 11-2-1957 thì giết cô bằng cách đánh búa vào đỉnh đầu rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngư dàn cảnh xe cán. Nguyễn Minh Cần cho rằng sự việc có thể xuất phát từ chính Hồ Chí Minh hoặc Bộ Chính Trị đã quyết định thanh toán cô Xuân do cô muốn công khai hóa mối liên hệ và đòi chính thức nhìn nhận đứa con. Trần Quốc Hoàn được giao cho thi hành nên mới dám ngang nhiên hãm hiếp cô Xuân trước khi hạ sát và sau đó giết luôn hai người em cô Xuân vì biết rõ sự việc. (8) Theo Vũ Thư Hiên, một thương binh nhận là chồng của cô Vàng, cuối năm 1983, đã gửi thư lên Văn Phòng Chủ Tịch Quốc Hội ghi lại nhiều chi tiết của sự việc qua lời kể của cô Vàng trước khi bị thủ tiêu. Lá thư dài ghi viết tại Cao Bằng ngày 29 tháng 7 năm 1983 kính gửi ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, mở đầu với lời tự giới thiệu như sau: “Tôi là một thương binh đã 25 năm nay vô cùng đau khổ, không dám hé răng với ai. Không phải chỉ vì vết thương bom đạn, chiến tranh mà là một vết thương lòng vô cùng nhức nhối. Nay tôi sắp được từ giã cái xã hội vô cùng đen tối này đi sang thế giới khác, tôi phải chạy vạy rất khó khăn mới viết được bức thư này lên Chủ Tịch hy vọng ông còn lương tri, lương tâm đem ra ánh sáng một vụ bê bối vô cùng nghiêm trọng tàn ác mà người vợ chưa cưới của tôi là nạn nhân…” Thư trình bày tiếp sự việc cho biết từ năm 1954, người viết thư có người yêu tên Nguyễn Thị Vàng, 22 tuổi quê làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Cô Vàng có người chị họ là Nguyễn Thị Xuân, tên gọi trong gia đình là cô Sang tức Minh Xuân. Cuối năm 1952, cô Vàng và cô Xuân tình nguyện vào công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Mấy tháng sau, Trần Đăng Ninh, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hậu Cần mấy lần đến gặp cô Xuân và đầu năm 1955 thì đem xe tới đón về Hà Nội, nói là để phục vụ Bác Hồ. Được mấy tháng sau thì cô Xuân cũng xin cho cô Vàng về Hà Nội ở trên gác căn nhà số 66 Hàng Bông Thợ Nhuộm với cô Xuân và cô Nguyệt là con gái ông Hoàng Văn Đệ, cậu ruột cô Xuân. Thư viết tiếp: Đã luôn hai năm, tôi chỉ được tiếp thư chứ không được gặp cô Vàng, người yêu của tôi. Nhưng khoảng tháng 10 năm 1957, tôi bị thương nhẹ được đưa về điều trị tại bệnh viện huyện Hòa An. Chúng tôi vô cùng sung sướng lại được gặp nhau. Trong một tuần lễ, cô Vàng kể lại mọi nỗi đau xót cô đã gặp phải cho tôi nghe. Tôi xin ghi lại tỉ mỉ những lời cô Vàng tâm sự với tôi mà không bao giờ tôi có thể lãng quên được.” Thư ghi lại nhiều chi tiết theo lời kể của cô Vàng cho biết khoảng đêm 6 hoặc 7 tháng 2 năm 1957, sau khi cô Xuân sinh con hơn 3 tháng, Trần Quốc Hoàn tới nhà ngang nhiên trói cô Xuân hãm hiếp ngay trước mắt hai cô Vàng và Nguyệt. Sau sự việc này, cô Xuân đã kể với các em: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin Bác cho mẹ con ra công khai”. Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được”. Do đó, cô Xuân đành phải im lặng chờ đợi cho tới khi sự việc xẩy ra theo cô Vàng kể với người tình: "Khoảng một tuần sau, lúc 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau 12 tháng 2, một nhân viên Công An Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn…Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi…Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công An, một Kiểm Sát Viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô… Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt… Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh giữa đầu… Ít lâu sau một cán bộ Công An đến bế cháu Trung đi, chúng em không được biết đi đâu (9). Rồi em thì được đi học một lớp y tá của khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên. Chị Nguyệt không biết họ cho đi đâu sống chết thế nào. Học mấy tháng thì em được chuyển về bệnh viện Cao Bằng, em khóc luôn, họ cho là em bị thần kinh nên cho về đây điều trị. May lại được gặp anh kể hết mọi chuyện cho anh nghe… Em chắc chắn sẽ bị chúng giết vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết… Tôi chỉ được gặp Vàng em tôi có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957, cô Vàng đi về thăm ông cậu Hoàng Văn Đệ. Hung thủ đi theo rồi giết chết em tôi quăng xác xuống sông Bằng Giang đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ. Tôi được tin sửng sốt chạy về cầu Hoàng Bồ thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồi. Nghe dư luận xôn xao bị đánh vỡ sọ…Tôi đâm bổ về Hà Nội liên lạc được với một cậu bạn cùng học làm việc ở Tòa Án Hà Nội. Tôi kể vụ án em tôi bị giết thì bạn tôi sao cho tôi một bản Công Văn Viện Kiểm Sát hỏi tòa án về vụ em tôi và cô Xuân bị giết. Tôi xin sao bản văn đó trình ông để tiện việc điều tra. Vụ này nhiều người bị giết. Cô Xuân, vợ cụ Hồ Chí Minh, cô Vàng, vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở Trường Y Tá Thái Nguyên nghe chuyện Vàng kể đi nói chuyện lại cũng bị giết lây”... Cuối thư ký tên vợ chồng Nguyễn Thị Vàng sau khi cho biết người lái xe tới đón cô Xuân đi giết là Tạ Quang Chiến vào năm 1983 đang giữ chức Tổng Cục Phó Tổng Cục Thể Dục Thể Thao và ghi lời cầu xin: “Tôi, một thương binh sắp đi qua thế giới khác, máu hòa nước mắt viết thư này nhờ một người bạn chí tình, thành tâm bảo vệ lẽ phải, đánh máy bức thư gửi tới trình ông”. (10) Trước phát giác về cuộc sống tình cảm phức tạp của Hồ Chí Minh, Bùi Tín phát biểu: “Ở trong nước, việc đánh giá lại ông Hồ Chí Minh là điều cấm kỵ một cách tuyệt đối. Vì ông là chỗ dựa cuối cùng để những người lãnh đạo duy trì con đường “xã hội chủ nghĩa”, “giữ vững ổn định chính trị” có nghĩa là họ không mất quyền lãnh đạo… Nhà báo Kim Hạnh chỉ giới thiệu về cuốn sách của giáo sư sử học Daniel Hemery nói rằng hồi trẻ ông Hồ có thể có vợ ở Trung Quốc đã lập tức bị mất chức tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Ông Bùi Đình Kế, cục trưởng cục lưu trữ quốc gia viết một bài tương tự trên báo Nhân Dân Chủ Nhật cũng bị khiển trách rồi “cho về hưu”. Lập luận của Ban Văn Hóa và Tư Tưởng là tất cả những chuyện kể trên đều là bịa đặt bậy bạ với ý đồ xấu xa phá hoại đất nước”. Theo Bùi Tín, “nếu quả thật ông có người yêu, có vợ khi còn trẻ thì có gì là xấu? Nếu có cô Brière (Pháp), cô Tuyết Cần (Trung Hoa), cô Véra Vasiliera (Nga) … là bạn, người yêu, là vợ thì cũng là tự nhiên, bình thường, có thể là nét đẹp nữa, vì ông cũng có trái tim như mọi người chứ. Chỉ có kẻ đạo đức giả mới muốn coi ông là thánh”. (11) Quả thật không có gì xấu trong cuộc sống tình cảm tự nhiên của con người. Nhưng, vấn đề được đặt ra không bởi sự việc Hồ Chí Minh từng viết thư tán tỉnh phụ nữ, từng có người yêu. Vấn đề được đặt ra cũng không bởi sự việc Hồ Chí Minh đã nhiều lần có vợ và bỏ vợ. Vấn đề được đặt ra chỉ bởi cách đối xử của Hồ Chí Minh với những người vợ, những đứa con của mình và quan trọng hơn là sự cố tình bịa đặt một cuộc sống tình cảm không có thực để dối gạt dư luận. Những năm trước 1945, việc quần chúng không hiểu rõ cuộc sống riêng của Hồ Chí Minh có thể viện dẫn tình trạng hoạt động bí mật không cho phép nói rõ về bản thân. Tuy nhiên từ 1945 về sau, mọi tài liệu sách báo đều không ngừng nói về cuộc sống độc thân của Hồ Chí Minh như chứng cớ cụ thể nhất biểu hiện tinh thần vì nước quên mình, hy sinh hạnh phúc cá nhân để phục vụ nhân dân. Hết thẩy sách báo đều mô tả Hồ Chí Minh từ tuổi thiếu niên không ngừng băn khoăn tìm đường cứu nước, trọn đời sống khổ hạnh như một bậc chân tu không biết đến niềm vui riêng nào, luôn dồn hết tâm lực cho việc đấu tranh giải phóng dân tộc và cán bộ tuyên truyền khắp nước đã dựng lên màn suy tôn Thánh Sống Hồ Chí Minh cho quần chúng. Trong khi đó, gần như không lúc nào Hồ Chí Minh không nghĩ đến đàn bà và gần như không lúc nào Hồ Chí Minh không có đàn bà ở bên cạnh. Thời gian theo Phan Chu Trinh học nghề thợ ảnh tại Paris, Hồ Chí Minh đeo theo tán tỉnh một cô gái Pháp có tên Bourdon, viết những lá thư tình dài dặc mà sau này Gaspard Thu Trang thu góp in trong cuốn Hồ Chí Minh à Paris. Những ngày nối sau, khi là đảng viên Xã Hội Pháp, Hồ Chí Minh đã có một người tình cũng là đồng chí, có tên Marie Brière được sử gia Daniel Héméry ghi lại trong cuốn Hồ Chí Minh, de l’Indochine au Việt Nam. (Còn tiếp) Ghi chú: Bài viết này (chương 49) trích trong cuốn "Hồ Chí Mính - Nhận Định Tổng Hợp của nhà biên khảo Minh Võ Nguồn ; Sưu tầm

Last edited by Nguyên Thạch; 10-26-2008 at 06:11 AM. Lý do: Kiểu chữ

Reply With Quote

Nguyên Thạch

View Public Profile

Gởi lời nhắn riêng tới Nguyên Thạch

Tìm tất cả các bài bởi Nguyên Thạch

#10

Cũ10-07-2008, 06:57 PM

Sĩ Quan Cấp Tá

Ngày Gia Nhập: Jun 2008

Số Bài: 208

Lưu trữ Blog

Người theo dõi